[ThaiHaBooks] Hầu hết mọi người cho rằng sỏi mật chỉ có trong túi mật. Đây là nhận thức phổ biến, nhưng sai lầm. Thực ra phần lớn sỏi mật được hình thành ở gan, chỉ có một số được tạo ra ở túi mật. Bạn có thể dễ dàng xác minh điều này bằng cách tự tẩy sỏi mật, bất kể bạn là người chẳng có chuyên môn y khoa, hay là bác sĩ, nhà khoa học, hay thậm chí là người đã cắt bỏ túi mật và do vậy được coi là không còn sỏi mật.

Vì sao nên loại bỏ sỏi tuyến nước bọt?

Dù sỏi tuyến nước bọt kích thước nhỏ và không có triệu chứng cũng cần được theo dõi và loại bỏ theo nhiều cách thích hợp như: dùng thuốc, massage tuyến hoặc phẫu thuật nội soi lấy sỏi…

Khi sỏi tuyến nước bọt biểu hiện triệu chứng, vấn đề loại bỏ sỏi càng cần thiết vì các lý do sau: tránh cản trở lưu thông nước bọt (do sỏi làm tắc nghẽn dẫn đến ứ đọng nước bọt trong tuyến gây đau đớn đặc biệt là khi ăn uống); tránh trường hợp tuyến nước bọt phình to gây biến dạng mất thẩm mỹ vùng mặt; việc ứ đọng ngược dòng nước bọt dai dẳng và tái đi tái lại sẽ dẫn đến viêm tuyến nước bọt mạn tính, giãn ống tuyến; gây biến chứng nhiễm trùng nặng như áp xe tuyến nước bọt, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể dẫn đến tử vong.

Sau phẫu thuật sỏi tuyến nước bọt lên ăn gì, kiêng gì?

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị đau vết mổ và khoảng 2 tuần sau mới hồi phục. Điều quan trọng là bạn cần ăn thức ăn mềm và uống thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình phục hồi.

Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Sỏi tuyến nước bọt là một bệnh lý lành tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, liệu pháp massage tuyến nước bọt hoặc phẫu thuật trong các trường hợp sỏi phức tạp. Khi có các triệu chứng nghi ngờ sỏi tuyến nước bọt, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm.

Tẩy lông giúp vùng kín sạch sẽ, hạn chế mùi hôi và nguy cơ viêm nhiễm, song cần tẩy và chăm sóc đúng cách để không gây ngứa, viêm, kích ứng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nguyễn Thị Kiều Trang, Khoa Da liễu Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.

Lông có chức năng bảo vệ và giữ ấm cho vùng bikini. Tẩy lông sai cách có thể dẫn đến một số rủi ro sức khỏe.

- Giúp vùng kín khô thoáng trong ngày nắng nóng, hạn chế mùi hôi.

- Giảm nguy cơ viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa.

- Tạo cảm giác mới lạ cho bạn tình và mặc đồ đẹp hơn.

- Làn da vùng này vốn nhạy cảm, dễ nổi mẩn đỏ. Tẩy không đúng cách hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy lông chứa chất hoạt động mạnh khiến da kích ứng.

- Nguy cơ viêm nhiễm, ngứa, viêm da tiếp xúc, nhất là khi da bị trầy xước hoặc nhiễm khuẩn trong quá trình tẩy lông.

- Nguy cơ bị sẹo do sử dụng dao cạo để tẩy lông. Do đó, bạn không cạo quá sâu và nên cạo theo chiều lông mọc, sử dụng lưỡi dao cạo sắc.

- Tăng sinh lông sau khi tẩy, khiến lông mọc lại dày và đen hơn, gây mất thẩm mỹ.

Phương pháp tẩy, triệt lông an toàn:

- Dao cạo: Đây là phương pháp đơn giản nhất và cũng nhanh chóng nhất. Dụng cụ chỉ gồm một con dao cạo cùng với kem hoặc gel chuyên dụng. Bạn cần khử trùng dao cạo để đảm bảo vệ sinh và sự an toàn trong quá trình dọn dẹp. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc dòng gel cạo lông chuyên dụng. Thao tác cạo từ từ, thật nhẹ nhàng xuôi theo chiều lông mọc.

- Nhíp: Phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn và yêu cầu sự tỉ mỉ, có thể gây đau hơn so với dao cạo, song tạo được hình dáng theo ý muốn. Bạn cần làm sạch nhíp và sử dụng nước ấm hoặc thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da. Thao tác nhẹ nhàng, nhổ từng sợi xuôi theo chiều của lông mọc.

- Kéo cắt tỉa: Cách làm này vừa tiết kiệm thời gian lại giúp tạo hình theo ý thích, ít rủi ro.

- Chất tẩy lông chuyên dụng: Depilatories là một dạng chất tẩy hóa học có khả năng khiến cho các sợi lông dễ rụng hơn. Phương pháp này an toàn nhưng có thể gây dị ứng hoặc kích ứng.

- Triệt lông bằng laser: Phương pháp này đảm bảo vệ sinh, an toàn đồng thời ngăn lông mọc hiệu quả. Các bác sĩ sẽ chiếu tia laser vào vùng có lông nhằm truyền ánh sáng xuống các nang lông. Nhiệt độ từ các tia làm yếu dần và có thể phá hủy các nang lông không cho chúng mọc lại. Phương pháp này chống chỉ định với người bị viêm nhiễm, dị ứng kích ứng với các loại kem thoa tẩy lông hoặc gel tẩy lông.

- Giữ sạch vùng kín, tránh tiếp xúc với nước trong 4 giờ đầu tiên sau khi triệt lông.

- Tuyệt đối không mặc quần lót quá chật sau triệt do có thể gây ra vết xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, xuất hiện mụn nhọt và mùi hôi.

- Không dùng sữa tắm, xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh chứa hương liệu hoặc cách hoạt chất tẩy rửa mạnh để làm sạch vùng vừa triệt lông. Nên vệ sinh bằng nước mát, sau đó lau khô bằng khăn mềm hoặc sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ dành cho vùng da nhạy cảm.

- Không xông hơi và tắm nước nóng sau ba ngày triệt lông do có thể khiến lỗ chân lông giãn nở gây bỏng rát.

- Tránh ánh nắng mặt trời khoảng một tuần sau khi triệt lông. Không bơi lội hay vận động mạnh trong những ngày đầu.

- Ngoài ra, bạn có thể thoa nhẹ nhàng dầu dừa, dầu oliu hoặc kem dưỡng ẩm để làm dịu và phục hồi da sau triệt lông.

Sỏi tuyến nước bọt có nguy hiểm không?

Sỏi tuyến nước bọt là một bệnh lý lành tính, có thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh vấn đề về đau, nhất là đau khi ăn uống và thẩm mỹ, biến chứng nặng tuy ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh lý này bao gồm mức áp xe tuyến nước bọt, nặng hơn gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và dẫn đến tử vong.

Trẻ em có bị sỏi tuyến nước bọt không?

Sỏi tuyến nước bọt có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và mọi giới tính. Nhưng hầu hết trường hợp thường gặp ở tuổi trung niên, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Trẻ em hiếm khi có sỏi tuyến nước bọt.

Nguyên nhân gây sỏi tuyến nước bọt

Hầu hết sỏi nước bọt bao gồm canxi photphat với một lượng nhỏ magiê và cacbonat.

Các cơ chất có trong nước bọt có thể tạo thành một tinh thể cứng gây tắc nghẽn các ống dẫn nước bọt. Khi nước bọt không thể thoát ra khỏi một ống dẫn bị tắc, nó sẽ chảy ngược vào trong tuyến.

Tình trạng ứ đọng xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc chứng suy nhược, mất nước, giảm lượng thức ăn ăn vào hoặc dùng thuốc kháng cholinergic. Sỏi dai dẳng hoặc tái phát dẫn đến nhiễm trùng tuyến liên quan. (1)

Sỏi tắc nghẽn gây sưng tuyến và đau, nhất là sau khi ăn, kích thích tiết nước bọt. Các triệu chứng có thể giảm dần sau vài giờ. Một số trường hợp sỏi chỉ gây ra triệu chứng gián đoạn từng đợt hoặc không có triệu chứng. Nếu sỏi nằm ở ống tuyến hoặc ngoại vi của tuyến, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy nó ở đầu ra của ống dẫn.

Ngoài ra, dấu hiệu sỏi tuyến nước bọt còn có thể biểu hiện như sau:(2)

Sỏi tuyến nước bọt được phân làm 3 loại dựa theo kích thước phổ biến của nó.

Chẩn đoán sỏi tuyến nước bọt dựa trên đánh giá lâm sàng. Nếu không thấy rõ sỏi nước bọt khi khám, bệnh nhân có thể được cho uống nước ngọt. Ví dụ nước chanh, kẹo cứng hoặc một số chất khác kích thích tiết nước bọt.

Đôi khi, cần thực hiện các chẩn đoán hình ảnh để phát hiện sỏi nếu khám lâm sàng chưa rõ, ví dụ như chụp CT, siêu âm hoặc sialography có độ nhạy cao.

Kỹ thuật này có thể được thực hiện thông qua một ống thông được đưa vào ống dẫn giúp phân biệt giữa sỏi, hẹp và khối u; đồng thời khảo sát được hệ thống ống tuyến.

Chụp cắt lớp vi tính giúp khảo sát được vị trí sỏi ở ống tuyến hay nằm trong nhu mô. Ngoài ra, CT scan giúp phát hiện những biến chứng do sỏi như viêm nhiễm hay áp-xe tuyến và các cấu trúc lân cận.

Siêu âm (cản quang và thấu quang) đang được sử dụng ngày càng nhiều và có thể phát hiện khoảng 50-95% các loại sỏi.

Độ nhạy và độ đặc hiệu của MRI khoảng >90% và MRI dường như nhạy hơn trong việc phát hiện sỏi nhỏ và sỏi ống xa so với siêu âm hoặc chụp sialography tương phản.

Sỏi tuyến nước bọt có thể điều trị bằng thuốc, kết hợp với các phương pháp tại chỗ như xoa bóp hoặc sialogogues. Những trường hợp sỏi phức tạp, người bệnh cần được phẫu thuật để loại bỏ sỏi ra khỏi tuyến nước bọt.

Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau kết hợp với hydrat hóa và xoa bóp có thể làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân bị sỏi nước bọt.

Thuốc kháng sinh chống tụ cầu: Có thể được sử dụng để ngăn ngừa viêm tuyến nước bọt cấp tính nếu bắt đầu sớm.

Sỏi có thể trôi ra ngoài một cách tự nhiên hoặc khi dòng chảy nước bọt được kích thích bằng nước bọt. Người bệnh được khuyến khích ngậm một miếng chanh hoặc kẹo chua cứ sau 2-3 giờ.

Đối với sỏi tại lỗ ống nước bọt, có thể dùng tay bóp để nặn sỏi ra.

Nếu các phương pháp trên không thể tống sỏi ra khỏi tuyến nước bọt, phẫu thuật lấy sỏi sẽ được thực hiện.

Thủ thuật xâm lấn tối thiểu là hình thức điều trị phổ biến được sử dụng để điều trị sỏi tuyến nước bọt kích thước nhỏ hoặc trung bình nhất là với các sỏi ống tuyến. Bằng phương pháp nội soi ống tuyến lấy sỏi, bệnh nhân vẫn có thể bảo tồn được tuyến nước bọt và tránh được các biến chứng khi cắt bỏ tuyến nước bọt. (3)

Sỏi vừa hoặc lớn, thường ở tuyến mang tai, có thể được phá vỡ bằng tia laser (tán sỏi).

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến chỉ được thực hiện khi không thể tiến hành thủ thuật xâm lấn tối thiểu để lấy sỏi trên bệnh nhân.

Do vị trí của chúng, sỏi tuyến nước bọt lớn hơn thường yêu cầu một quy trình phẫu thuật kết hợp với nội soi để loại bỏ chúng.

Công nghệ robot có thể giúp bác sĩ phẫu thuật có được hình ảnh rõ ràng hơn về khu vực và di chuyển xung quanh tốt hơn trong không gian chật hẹp.