Đường sắt Hà Nội – Lào Cai là một tuyến đường sắt liên vận quốc tế nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi Tây Bắc. Tuyến này có từ thời thực dân Pháp cai trị Việt Nam.[1]

Nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc)

Ngày 6 tháng 10 năm 2021, UBND tỉnh Lào Cai và Bộ Giao thông Vận tải đã có buổi làm việc, nghiên cứu các phương án đề xuất về việc đầu tư đoạn đường sắt đấu nối Lào Cai – Hà Khẩu. Các đại biểu nghiêng về phương án 3 – nối ray bằng khổ đường lồng 1.435 và 1.000mm tại vị trí cầu Hồ Kiều mới (cách cầu cũ 2,5 km về phía thượng lưu). Dự án cho phép chuyển tải giữa 2 khổ đường ngay tại ga Lào Cai thay vì chỉ thực hiện tại Hà Khẩu như trước và tận dụng được cho dự án đường sắt mới khổ 1.435mm Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.[15]

Số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 2.200 tỷ đồng, từ vốn ngân sách Nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021–2025.[16]

Dự án cải tạo đường sắt Yên Viên – Lào Cai

Đầu năm 2008, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã quyết định sẽ cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai trong một thời kỳ 5 năm (2008–2012). Chi phí cho dự án dự kiến khoảng 160 triệu đô la Mỹ trong đó 139 triệu đô la là nguồn vay ưu đãi và 21 triệu dollar là nguồn đối ứng trong nước. Dự án sẽ tập trung nâng cấp, cải tạo 71 cầu yếu, nhà ga, bãi hàng ở các ga; gia cố nền đường và các điểm sụt trượt xung yếu trên tuyến; mở thêm ga mới.[5][10]

Năm 2015, dự án này hoàn thành.[11] Tổng mức đầu tư tăng lên 3.479 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Trung ương là gần 345 tỷ đồng, vốn vay gần 150 triệu USD. Tuy nhiên dự án đã bị thanh tra bộ Giao thông Vận tải phát hiện nhiều sai phạm và không đạt mục tiêu kì vọng.[12][13][14]

Đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng mới

Năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Đây là đường sắt đường đôi (2 chiều đường riêng biệt), khổ 1,435m điện khí hóa. Tổng mức đầu tư toàn tuyến lên đến 100 nghìn tỷ đồng. Chi phí nghiên cứu quy hoạch do Trung Quốc tài trợ.[17]

Theo tiến sĩ Phạm Chi Lan, xây thêm tuyến đường sắt mới với vốn đầu tư lên đến 100.000 tỷ đồng, trong khi đã có đường cao tốc là lãng phí và vô lý. Trong khi đó, miền Nam lại được đầu tư rất ít, rất chậm.[17] Việc hưởng lợi của Việt Nam từ dự án này thấp hơn nhiều Trung Quốc.[18]

Leo núi Lảo Thẩn, đến bản Choản Thèn thăm cây Hạnh phúc, ngắm hoàng hôn đỏ rực rỡ một góc trời... là những trải nghiệm nhiều du khách lựa chọn.

Nếu đã quá quen với những nơi check-in như đỉnh Fansipan, chợ tình Sa Pa, các điểm du lịch dưới đây có thể là một gợi ý lý tưởng cho chuyến đi ba ngày tới Lào Cai, với chi phí chỉ khoảng 4 triệu đồng một người.

Chinh phục núi Lảo Thẩn, ngắm hoàng hôn dưới tán cây Hạnh phúc

Du khách xuất phát từ Hà Nội chiều tối hôm trước, nghỉ qua đêm ở khách sạn thành phố Lào Cai, lấy sức cho chuyến leo núi. Giá phòng dao động mỗi đêm 300.000 đến 600.000 đồng.

5h sáng hôm sau, bạn đến chân núi Lảo Thẩn ở Y Tý. Thời gian di chuyển từ thành phố Lào Cai khoảng ba tiếng. Du khách có thể đi xe máy, thuê xe hoặc đi ôtô tự lái. Chân núi Lảo Thẩn có chỗ đỗ xe rộng rãi.

Đường lên núi Lảo Thẩn. Ảnh: Phương Anh

Bạn nên thuê porter bản địa dẫn đường, giá từ 250.000 đồng một ngày. Các porter đều rất thân thiện và nhiệt tình giúp khách, gồm cả chụp ảnh "sống ảo". Một trong những porter nổi tiếng của tuyến này là A Hờ, 35 tuổi. A Hờ cũng có một nhà nghỉ homestay để phục vụ khách qua đêm, ăn uống.

Núi Lảo Thẩn còn được biết đến là nơi "mặt trời dậy sớm nhất, ngủ muộn nhất ở Y Tý". Do đó nếu muốn săn mây, ngắm bình minh và hoàng hôn, du khách có thể dành hai ngày ở đây và cắm trại ngủ trên đỉnh núi. Bạn cũng có thể leo lên và xuống trong ngày.

Tư trang lên núi nên gọn nhẹ nhất có thể. Đồ nặng du khách nên gửi porter, hoặc cất trong ôtô. Đồ mang theo ăn trưa có thể là xôi, cơm nắm hoặc đặt porter các món yêu cầu. Dưới chân núi có các quán nhỏ bán đồ ăn vặt. Du khách có thể ăn lót dạ, nghỉ ngơi tại nơi này sau khi xuống núi.

Hoàn thành chặng leo núi, hãy di chuyển đến Choản Thèn, một trong những bản nổi tiếng, hút khách du lịch nhất Y Tý. Nơi đây có độ cao trên 2.000 m, tựa dãy núi Nhìu Cồ San và có các ngôi nhà trình tường tiêu biểu của người Hà Nhì. Vào sáng sớm, du khách có thể ngắm cả Y Tý trong biển mây. Nếu đến trước hoàng hôn, bạn có thể ngắm mặt trời lặn tuyệt đẹp từ trên núi tại "công viên Y Tý". Đây là tên gọi ưu ái của những người dân địa phương và khách du lịch khi tới khoảng đất trống nằm cuối con đường xuyên qua bản Choản Thèn. Khu vực này có một điểm "check-in" tuyệt đẹp là cây Hạnh phúc, cùng một chiếc lán nhỏ do người dân dựng lên. Công viên cũng là nơi vui chơi của trẻ em trong bản, do đó du khách có thể trò chuyện, chụp ảnh cùng các em bé.

Buổi tối, du khách nghỉ đêm tại homestay của người dân địa phương. Một trong số đó là Y Tý Cloud. Tại đây có phục vụ bữa tối với món chính là lẩu cá tầm hoặc cá hồi. Giá phòng từ khoảng 50.000 đồng một người.

Cá hồi - đặc sản Sa Pa. Ảnh: Hằng Nga

Tu viện cổ Tả Phìn - tắm lá thuốc - 30 món ăn kết hợp các vị thuốc người Dao đỏ

Hôm sau, bạn có thể dành nửa ngày để lang thang khắp bản Choản Thèn, ăn sáng cháo cá tầm và dùng bữa trưa trước khi rời đến Tu viện cổ thuộc bản Tả Phìn.

Nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về phía đông là bản du lịch Tả Phìn. Tại đây, bạn nên liên hệ trước để có hướng dẫn viên du lịch là người bản địa miễn phí đi cùng. Một trong những địa điểm chụp ảnh nổi tiếng là tu viện cổ.

Theo Lý Mẩy Hạnh, hướng dẫn viên địa phương, trước thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tu viện là nơi ở của 12 vị nữ tu. Sau khi các vị nữ tu trở về Hà Nội, tu viện bị bỏ hoang. Có nhiều lời đồn đại ma quái quanh điểm du lịch nổi tiếng này, nhưng vẫn thu hút nhiều khách ghé thăm để chiêm ngưỡng, khám phá.

Tắm lá thuốc của người Dao đỏ là một trong những trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến Lào Cai. Giá mỗi lượt tắm là 100.000 đồng một người. Buổi tối, du khách thưởng thức các món ăn được chế biến từ lá thuốc, trò chuyện với người dân địa phương bên bếp lửa ngoài trời. Sau khi dùng bữa, du khách nghỉ đêm tại khách sạn.

Tham quan thị trấn Sa Pa - Vườn Vô cực

Buổi sáng, bạn có thể dạo quanh Sa Pa, ghé thăm nhà thờ, chợ thị trấn và mua đặc sản địa phương về làm quà như thịt trâu, lợn gác bếp, đào... Giá các loại thịt từ 350.000 đến 600.000 đồng một cân, tùy từng loại. Bánh hạt dẻ giá 50.000-80.000 đồng một hộp 10 chiếc. Một trong những thương hiệu bánh nổi tiếng, được nhiều du khách yêu thích là Hà Nấm. Buổi trưa, bạn có thể ghé các nhà hàng như Cầu Mây, Lan Rừng... dùng bữa trước khi trả phòng.

Một địa điểm mới tại đây là vườn Vô cực, khai trương ngày 6/4. Giá vé vào cửa 200.000 đồng một người, miễn phí trẻ dưới 1,1m. Với diện tích hơn 4,5 ha. Nơi đây được chia thành nhiều khu vực khác nhau như vườn Nhật Bản, khu cổ trang, bể bơi vô cực, khu làng văn hóa các dân tộc... Đây là một địa điểm hứa hẹn sẽ thu hút nhiều tín đồ thích chụp ảnh ghé thăm. Theo người quản lý, bạn có thể mất tới hai ngày để có thể chụp mọi ngóc ngách ở vườn.

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Vườn Vô cực ở Sa Pa. Ảnh: Huỳnh Việt Hoàng

Bảng kí hiệu đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai

tại Hợp Hòa, Tam Dương, Vĩnh Phúc tại Phù Ninh, Phú Thọ tại Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ tại Sai Nga, Cẩm Khê, Phú Thọ tại Âu Lâu, Yên Bái, Yên Bái tại Văn Bàn, Lào Cai tại Xuân Giao, Bảo Thắng, Lào Cai

Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (ký hiệu toàn tuyến là CT.05,[1] hay còn gọi là đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai) là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam, dài 265 km và có điểm đầu tại nút giao thông Quốc lộ 18 với Quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và điểm cuối tại phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, nối với đường cao tốc Khai Viễn – Hà Khẩu (Trung Quốc) tại cửa khẩu Kim Thành. Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á (AH14) và dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng.

Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội (12 km), Vĩnh Phúc (40 km), Phú Thọ (62 km), Yên Bái (65 km) và Lào Cai (83 km).

Phần lớn đường cao tốc đi ven theo bờ sông Hồng, đoạn từ Nội Bài đến hết địa phận Thanh Ba đi ở phía tả ngạn, đoạn từ địa phận Cẩm Khê đến thành phố Lào Cai đi ở phía hữu ngạn và gần như song song với quốc lộ 70 ở bờ đối diện.

Còn theo thiết kế, tốc độ tối đa 120 km/h. VEC sẽ áp dụng cho phép xe chạy với tốc độ tối đa 120 km/h khi các điều kiện đảm bảo an toàn trên toàn tuyến được hoàn thành.

Dự án này khởi công từ quý III năm 2008 và hoàn thành vào ngày 21 tháng 9 năm 2014; chủ đầu tư là Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Theo thiết kế, đoạn Nội Bài – Yên Bái có 4 làn xe cho phép đạt vận tốc thiết kế tối đa 100 km/h; đoạn Yên Bái – Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối đa 80 km/h.

Vào ngày 21 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng thông xe toàn tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại khu dịch vụ số 5 (lý trình Km 237+000) thuộc thôn Sơn Cả, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đến ngày 19 tháng 5 năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng thông xe 20 km cuối cùng của tuyến Nội Bài – Lào Cai tại Khu kinh tế Cửa khẩu Kim Thành, tỉnh Lào Cai.

Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai do nhà thầu Hàn Quốc thi công (chiếm 6/8 gói thầu) gồm:

Hiện tại đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đang giữ kỷ lục khác của tuyến cao tốc này đó là khối lượng công việc đồ sộ nhất. Với chiều dài 265 km cao tốc, thống kê bao gồm:

Kỷ lục về chiều dài tuyến: chưa có tuyến cao tốc nào chạy liên tục 265 km với 13 trạm thu phí, 5 trạm dừng nghỉ rộng 23 ha. Qua 5 tỉnh như cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Tuyến đường từ Hà Nội qua 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái lên đến Lào Cai sẽ được các bác tài "chinh phục" chỉ sau 3,5 tiếng so với 7 tiếng trước đây.

Kỷ lục dự án có nhiều hộ dân phải di dời nhiều nhất: Diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là 2.062,38 ha; đền bù giải phóng mặt bằng cho 25.031 hộ dân bị ảnh hưởng; xây dựng 99 khu tái định cư; di dời và xây mới hàng trăm công trình công cộng; dự án áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17.000 hộ dân.

Đây cũng là dự án đi qua địa hình, địa chất phức tạp nhất: Theo VEC, dự án được xây dựng xuyên từ khu vực đồng bằng lên vùng Tây Bắc, với nhiều đồi núi, vượt qua hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô.

Cũng cần nhắc tới, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đang giữ kỷ lục về suất đầu tư hiệu quả nhất. Với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD, suất đầu tư của dự án chỉ vào khoảng 6 triệu USD/km đường cao tốc, thuộc loại thấp nhất hiện nay. Tuy nhiên đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai mới chỉ có 2 làn xe chạy theo mặt cắt ngang.

Tổng mức đầu tư của dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã được điều chỉnh tại quyết định số 3008/QĐ-BGTVT ngày 7 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải là 1,46 tỷ USD (giai đoạn 1) bao gồm vay ưu đãi ADF (ADB) 236,21 triệu USD, vay thông thường OCR (ADB) 1,03 tỷ USD và vốn đối ứng là 170,31 triệu USD cho giải phóng mặt bằng.

Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.