Theo dự thảo, Trung tâm Y tế cấp huyện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức Trung tâm Y tế cấp huyện

Theo dự thảo, Trung tâm Y tế cấp huyện có Giám đốc và các Phó Giám đốc theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Y tế cấp huyện có 5 phòng chức năng: 1- Phòng Tổ chức - Hành chính; 2- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ (bao gồm cả lĩnh vực quản lý chất lượng, công tác xã hội); 3- Phòng Dân số - Truyền thông và Giáo dục sức khỏe; 4- Phòng Điều dưỡng; 5- Phòng Tài chính - Kế toán.

Các Khoa chuyên môn thuộc Trung tâm Y tế cấp huyện gồm: 1- Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS; 2- Khoa Y tế công cộng; 3- Khoa An toàn thực phẩm; 4- Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản; 5- Khoa Khám bệnh; 6- Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc; 7- Khoa Nội; 8- Khoa Ngoại; 9-Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức; 10- Khoa Nhi; 11- Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng; 12- Khoa Răng hàm mặt - Mắt - Tai mũi họng; 13- Khoa Xét nghiệm; 14- Khoa Chẩn đoán hình ảnh; 15- Khoa Truyền nhiễm; 16- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; 17- Khoa Dược - Vật tư, thiết bị y tế; 18- Khoa Dinh dưỡng; 19- Khoa Tư vấn và điều trị nghiện chất.

Dự thảo nêu rõ, các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế cấp huyện gồm: 1- Trạm y tế xã, phường, thị trấn: Chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế; 2- Phòng khám công lập (nếu có): Chức năng, nhiệm vụ của Phòng khám công lập do cấp có thẩm quyền quy định trên cơ sở nhu cầu, điều kiện thực tế tại địa phương và theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.