[Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh KHÔNG TỔ CHỨC HỌC VÀ THI CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN, bài viết dưới đây chỉ đưa tin liên quan để người đọc tham khảo. Nếu bạn muốn học và làm về nghiệp vụ khai báo hải quan thực tế trên Ecus/Vnaccs, bạn có thể tham khảo thông tin khóa học tại: Khóa học khai báo hải quan]

Căn cứ pháp lý về thủ tục thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan

Thủ tục thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được quy định theo các văn bản pháp lý dưới đây:

- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 31/01/2015 của Bộ Tài chính về thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.

- Thông tư số 22/2019/TT-BTC ngày 16/04/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 31/01/2015 của Bộ Tài chính về thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.

- Quyết định 1325/QĐ-BTC ngày 05/08/2019 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Quy trình thủ tục thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan

Thí sinh muốn thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, cần thực hiện theo quy trình, thủ tục dưới đây:

- Bước 1: Đăng ký dự thi và nộp hồ sơ:

Đầu tiên, bạn đăng ký trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan và nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Sau đó, bạn nộp lệ phí theo quy định tại nơi nộp hồ sơ mà bạn đăng ký dự thi.

Bộ hồ sơ đăng ký thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan bao gồm:

2. Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật

3. Hai (02) ảnh màu 3x4cm chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi

4. Văn bản ghi kết quả học tập trong trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện chuyên ngành đáp ứng điều kiện miễn thi theo quy định

5. Văn bản xác nhận của trường đại học, cao đẳng mà người đăng ký dự thi công tác trước khi thôi làm giảng viên theo quy định trong trường hợp người dự thi thuộc đối tượng miễn thi

2.  Hai (02) ảnh màu 3x4cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi

Tải mẫu dự thi tại đây: Mẫu dự thi

- Bước 2: Tham gia thi tại địa điểm tổ chức theo quy định

Kết quả thi được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, báo Hải quan điện tử và niêm yết tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ dự thi.

Trường hợp không đồng ý với kết quả thi do Hội đồng thi thông báo, người dự thi nộp đơn đề nghị phúc khảo môn thi.

- Bước 4: Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan :

+ Trường hợp người dự thi có môn thi không đạt yêu cầu, thì kết quả các môn thi đạt yêu cầu được tự động bảo lưu trong thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan; hoặc bảo lưu kết quả cho đến khi kết thúc kỳ thi Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo liền kề trong trường hợp quá thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan mà kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan chưa được tổ chức.

+ Người dự thi có 03 môn thi đạt yêu cầu theo quy định (mỗi môn đạt điểm từ 50 điểm trở lên chấm theo thang điểm 100) , thì được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 và không gửi Giấy chứng nhận điểm thi.

- Điều kiện đối với trường hợp miễn các môn thi được thể hiện dưới đây:

+ Miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan đối với trường hợp sau:

Người tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;

Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉhưu hoặc nghỉ việc.

+ Miễn thi môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương đối với trường hợp sau:

Người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ngoại thương, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;

Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế hoặc kinh tế đối ngoại hoặc kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.

Ngoài việc chuẩn bị tốt kiến thức về ngoại ngữ, tiếng Anh, nắm vững môn thi về chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, bạn có thể tham gia các khóa học khai báo hải quan chuyên sâu để có thể có kiến thức nghiệp vụ, vừa có kinh nghiệm như đi làm thực tế, nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề.

Hy vọng Nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích trong ngành Xuất nhập khẩu, logistics.

Cùng phân biệt Customs declaration (khai báo hải quan) và customs clearance (thông quan hải quan) nhé! - Customs declaration (khai báo hải quan) là quá trình thông báo cho cơ quan hải quan về hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Trong quá trình này, các thông tin về hàng hóa được cung cấp, bao gồm số lượng (quantity), giá trị (value) và xuất xứ (place of origin) của hàng hóa, để đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan và thuế. - Customs clearance (thông quan hải quan) là quá trình xử lý hải quan để cho phép hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩu thông qua cửa khẩu. Trong quá trình này, các chứng từ và thông tin khác được kiểm tra và xác nhận, bao gồm chứng từ về xuất xứ (certificate of origin), giấy chứng nhận kiểm dịch (certificate of inspection), và hóa đơn thương mại (commercial invoice). Sau khi hoàn thành quá trình giải quyết hải quan, hàng hóa mới được phép thông quan và đi tiếp đến đích đến.

CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ TƯ VẤN DU HỌC

(Theo Thông tư số 01/2022/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương trình nghiệp vụ tư vấn du học là căn cứ để các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học xây dựng chương trình chi tiết, biên soạn tài liệu, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định.

Đối tượng dự thi và tổ chức thi:

Đối tượng dự thi: Mọi công dân đủ điều kiện theo quy định.

THỜI GIAN – HỌC PHÍ – CHỨNG CHỈ

Học phí: 3.500.000/học viên (đã bao gồm học phí, tài liệu, chứng chỉ,… không phát sinh bất cứ khoản phí nào khác trong quá trình học)

Chứng chỉ: sau khi hoàn thành khóa học, học viên đạt kế quả được cấp chứng chỉ “ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ TƯ VẤN DU HỌC” theo đúng quy định của Bộ GD. Chứng chỉ tư vấn du học có giá trị trên toàn quốc.

Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính cho phép DN có thể khai báo hàng ở một nơi và nhận hàng tại các cửa khẩu khác trên toàn quốc. Doanh nghiệp đã thực hiện khai báo tại TP.HCM cho các lô hàng tại cửa khẩu cảng Hải Phòng. Trường hợp hệ thống của hải quan phân luồng đỏ (kiểm hóa), chúng tôi xin công văn nhờ hải quan Hải Phòng kiểm hộ. Tuy nhiên, Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định việc kiểm hóa hộ chỉ áp dụng cho hàng xá, hàng rời, hàng NK gia công, SXXK. Trường hợp này, Doanh nghiệp phải nên làm gì để khai báo tại Hải quan TP.HCM?

Khoản 9 Điều 29 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan: Việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản này chỉ áp dụng đối với hàng xá, hàng rời và hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất.

Trường hợp vướng mắc về việc kiểm hộ, Cục Hải quan TP.HCM đã có công văn báo cáo Tổng cục Hải quan nhưng chưa có văn bản trả lời. Đề nghị Doanh nghiệp thực hiện theo quy định.

Công ty mẹ ở Nhật Bản giao laptop cho nhân viên người Việt sử dụng. Các nhân viên  người Việt về lại Việt Nam không khai báo và không đóng thuế cho các laptop này. Công ty mẹ xuất hóa đơn thu tiền số laptop này cho công ty con ở Việt Nam. Tuy nhiên công ty con ở Việt Nam không có các chứng từ chứng minh việc nhập khẩu cho số laptop này. Đề nghị Cục HQ TP.HCM hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu cho số laptop đang sử dụng này.

Về chính sách mặt hàng: Căn cứ Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông thì mặt hàng có mã HS 8471.30.20 “Máy tính xách tay, kể cả notebook, subnotebook, tablet PC” đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Trường hợp máy tính xách tay đã qua sử dụng là hành lý xách tay của cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam thì được nhập miễn thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Trường hợp cá nhân đem hàng hóa về hộ công ty thì phải thực hiện khai báo và kèm các chứng từ, hồ sơ, tài liệu liên quan để làm thủ tục theo quy định khi nhập cảnh.

Đề nghị DN liên hệ trực tiếp cơ quan Hải quan để kiểm tra lại thông tin, các chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa và có hướng dẫn cụ thể.

Ở Nhật có thể kiểm tra hàng hóa trước khi đến hoặc trước khi khai báo hải quan, doanh nghiệp sẽ nộp chứng từ và có thể tiến hành khai hải quan sớm. Ở Việt Nam có hệ thống tương tự như vậy không?

Theo Điều 26 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC:

Hiện nay, việc tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan được quy định như sau: Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Tờ khai sẽ được phân luồng dựa trên cơ sở quản lý rủi ro, gồm có 03 luồng: luồng 1, luồng 2 và luồng 3.

– Luồng 1: chấp nhận thông tin khai báo ngay sau khi Hệ thống xử lý.

– Luồng 2: kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

– Luồng 3: Kiểm tra kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Công ty chúng tôi là DNCX thực hiện gia công cho thương nhân nước ngoài. Công ty chúng tôi có nhập từ nước ngoài một số nguyên phụ liệu để gia công và xuất hàng hóa ra nước ngoài nhưng có một số nguyên liệu chúng tôi không thể xác định được định mức chính xác cho nên khi báo cáo quyết toán – thanh khoản luôn có chênh lệch giữa số liệu báo cáo và thực tế dẫn đến chúng tôi bị đóng thuế và bị phạt vi phạm hành chính. Xin cơ quan hải quan hướng dẫn cho chúng tôi trường hợp này.

Căn cứ Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, quy định định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu thì:

– Doanh nghiệp phải xác định được định mức thực tế trước khi thực hiện sản xuất. Định mức thực tế là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

– Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì DN xây dựng lại định mức và chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này.

Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức thực tế).

– Vật tư không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho của vật tư này.

– Tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan sử dụng định mức thực tế sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn thuế, không thu thuế hoặc là cơ sở để cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.

Công ty chúng tôi là công ty EPE chuyên sản xuất các sản phẩm kim loại. Hiện nay, công ty chúng tôi muốn mở rộng ngành nghề để phục vụ nhu cầu khách hàng và hạng mục này là cung cấp dịch vụ: bảo trì bảo dưỡng, lắp đặt máy móc, hỗ trợ vận hành… cho khách hàng trong nước.

Vậy công ty chúng tôi phải làm thế nào? Có phải phân chia khu vực trong công ty hay không? Việc nộp thuế thế nào?

Hoạt động dịch vụ theo trình bày của công ty không thuộc đối tượng quản lý của cơ quan hải quan. Đề nghị Doanh nghiệp liên hệ Ban quản lý KCX & KCN để được hướng dẫn.

Theo khoản 1c Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định:

Vậy DNCX lựa chọn không làm thủ tục HQ thì có đúng không khi mua hàng để thực hiện quyền xuất khẩu?

Tại khoản 1 Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan;

Trường hợp DNCX mua hàng để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thì thực hiện theo quy định tại Điều 77 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Đề nghị DN nghiên cứu kỹ các quy định trên để thực hiện.

DNCX mua nguyên liệu, vật tư, thiết bị có tham gia hoạt động sản xuất và cấu thành sản phẩm xuất khẩu từ nội địa có đóng đầy đủ thuế thì không cần khai báo Hải quan, đúng hay sai? Có phải đưa vào báo cáo quyết toán không?

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì:

Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất.

Nếu mua nguyên liệu, vật tư, thiết bị để tham gia phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan và phải báo cáo quyết toán.

Hàng NK theo loại hình A12 là khí Gas cho lò sấy, linh kiện, thiết bị thay thế cho máy móc, dụng cụ nhà xưởng thì DNCX có đưa vào báo cáo quyết toán hay không?

Căn cứ Công văn số: 2765/TCHQ-GSQL ngày 01 tháng 04 năm 2015 về mã loại hình XNK trên Hệ thống VNACCS quy định loại hình A12 như sau:

Nhập kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu), sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần; nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan); hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; doanh nghiệp nội địa nhập kinh doanh hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập kinh doanh tại chỗ.

Như vậy nếu DNCX nhập khẩu các hàng hóa trên theo loại hình A12 thì không phù hợp mục đích nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài/nội địa để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của DNCX nên không đưa vào báo cáo quyết toán (chỉ báo cáo quyết quyết toán đối với nguyên liệu, vật tư sản xuất; sản phẩm xuất khẩu theo quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC)

Doanh nghiệp chế xuất nhập nguyên liệu để SXXK, tuy nhiên lâu ngày nên lượng nguyên liệu này bị giảm chất lượng không thể đưa vào sản xuất. DNCX xin tiêu hủy lượng nguyên liệu này thì có phải đóng thuế nhập khẩu, VAT không?

Căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ;

Căn cứ Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này;

Căn cứ khoản 20 Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT;

Đối chiếu theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 8127/TCHQ-TXNK ngày 13/12/2017, công văn số 569/TCHQ-TXNK ngày 29/01/2018, thuế NK, thuế GTGT trong trường hợp này thực hiện như sau:

Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn nhu cầu sử dụng buộc phải tiêu hủy; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã được đưa vào sản xuất ra bán thành phẩm, thành phẩm nhưng bị hư hỏng buộc phải tiêu hủy hoàn toàn thì phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT đối với trường hợp hàng hóa bị tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng và được tiêu dùng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Doanh nghiệp đã scan hồ sơ và ký bằng chữ ký số thì có cần thiết phải lưu hồ sơ giấy bản chính không?

Hồ sơ hải quan người khai hải quan phải lưu giữ được quy định tại Điều 16a Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Người khai hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ bản chính các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 5 năm và xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra sau thông quan, thanh tra. Bản chính có thể được thể hiện dưới dạng chứng từ điện tử hoặc chứng từ giấy.

Vì vậy, mặc dù DN đã scan hồ sơ và ký bằng chữ ký số thì vẫn phải lưu hồ sơ giấy theo quy định trên.

Phế liệu, chất thải nguy hại và rác thải công nghiệp thu được trong quá trình SX. Khi tiến hành thu gom, DNCX phải làm công văn báo Hải quan giám sát hay không? Vì có liên quan đến tỷ lệ tiêu hao trong định mức?

Căn cứ khoản 4, khoản 5, khoản 7 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì việc xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX được thực hiện như sau:

Là Doanh nghiệp, tại khoản 2 Điều 54 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu, hàng chế xuất bao gồm “Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm”. Theo đó, có thể hiểu vật tư tiêu hao nhập khẩu dùng cho nhà xưởng, máy móc được sử dụng vào quá trình sản xuất, gia công hàng xuất khẩu nhưng không cấu thành sản phẩm cũng thực hiện báo cáo quyết toán đúng không? (Trước giờ phần này không thực hiện báo cáo quyết toán đối với Doanh nghiệp chế xuất). Nếu có thì sử dụng mẫu báo cáo số mấy?

Tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định về báo cáo quyết toán như sau:

Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống.

Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này.

1/ Trường hợp tờ khai đã thông quan, Doanh nghiệp muốn khai bổ sung về trị giá thì thực hiện khai bổ sung theo lệnh AMA trên hệ thống VNACCS. Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

2/ Quy định về báo cáo quyết toán nguyên phụ liệu SXXK hiện nay thực hiện theo Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Theo đó, quy định Doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán theo năm tài chính.

Theo quy định hiện nay, người khai hải quan chỉ nộp xuất trình hồ sơ hải quan đối với trường hợp hàng hoá thuộc luồng vàng, luồng đỏ nhưng khi khai bổ sung sau phân luồng tờ khai luồng xanh thì cán bộ hải quan từ chối xác nhận vì đã không xuất trình hồ sơ hải quan để đóng dấu xác nhận của hải quan lên tờ khai luồng xanh (khai bổ sung mã sản phẩm hàng hoá). Điều này đúng hay sai? Công ty em bán hàng cho một công ty EPE nên khai cùng chi cục hải quan với công ty nhập.

Theo quy định hiện nay, việc khai bổ sung cả 03 luồng xanh, vàng, đỏ đều phải nộp hồ sơ gồm các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai.

Việc khai bổ sung hồ sơ hải quan được quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Cụ thể:

Khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.

Trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau:

a.1) Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;

a.2) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;

a.3) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:

b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trừ các trường hợp khai bổ sung quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này, thủ tục khai bổ sung thực hiện như sau:

a.1) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 hoặc mẫu số 04 hoặc mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống. Trường hợp khai bổ sung trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.

Khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan đối với trường hợp khai bổ sung theo quy định tại điểm a.3 khoản 1 Điều này;

a.2) Trường hợp hàng hóa chưa được thông quan nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều này. Nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì phải hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;

a.3) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu người khai hải quan có yêu cầu thay đổi cửa khẩu xuất; cảng xếp hàng, đồng thời thay đổi tên phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan phải nộp văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng theo mẫu số 32/TĐCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất mới để cập nhật trên Hệ thống. Công chức hải quan giám sát tại cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất xác nhận trên văn bản thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất và thực hiện việc giám sát hàng hóa vận chuyển đến cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất mới để xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 52b Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp văn bản thông báo cho cơ quan hải quan, người khai hải quan phải thực hiện khai bổ sung thông tin tờ khai hải quan theo quy định.

Trường hợp chủ phương tiện vận tải xuất cảnh thay đổi tên phương tiện vận tải nhưng không thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất thì trước khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải xuất cảnh phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 33/TĐPTVT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan trong đó nêu rõ hàng hóa thuộc các tờ khai hải quan xuất khẩu sẽ được thay đổi tên phương tiện vận tải xuất cảnh tương ứng. Trường hợp chủ phương tiện vận tải xuất cảnh thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất thì phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 52b Thông tư này để vận chuyển hàng hóa đến cảng xếp hàng mới;

a.4) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất theo mẫu số 34/TĐCXCK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa được vận chuyển đến đã khai báo để thực hiện việc chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp văn bản thông báo cho cơ quan hải quan, người khai hải quan phải thực hiện khai bổ sung thông tin tờ khai theo quy định;

a.5) Khi đưa hàng qua khu vực giám sát, nếu có sự không chính xác về số hiệu container so với nội dung khai trên tờ khai hải quan thì người khai hải quan xuất trình chứng từ giao nhận hàng hóa nhập khẩu cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu nhập hoặc nộp Bản kê số hiệu container xuất khẩu theo mẫu số 31/BKCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này kèm chứng từ của hãng vận chuyển cấp về việc thay đổi số hiệu container cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu. Công chức hải quan giám sát kiểm tra và cập nhật số container chính xác vào Hệ thống để thực hiện các thủ tục tiếp theo.

Người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa đưa qua khu vực giám sát hải quan;

a.6) Tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu có phương thức vận chuyển là hàng rời, hàng xá (trừ phương thức vận chuyển qua đường hàng không) đã đủ điều kiện qua khu vực giám sát, trường hợp có sự sai lệch về số lượng, trọng lượng so với khai báo trên tờ khai hải quan thì người khai hải quan xuất trình Phiếu cân hàng của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng hoặc Biên bản nhận hàng có đại diện người bán ký xác nhận hoặc Biên bản ghi nhận tại hiện trường giám định về số lượng, trọng lượng cho công chức hải quan giám sát. Công chức hải quan giám sát kiểm tra, xác nhận trên Phiếu cân hàng của cảng hoặc Biên bản nhận hàng có đại diện người bán ký xác nhận hoặc Biên bản ghi nhận tại hiện trường giám định về số lượng, trọng lượng để xử lý như sau:

a.6.1) Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép: công chức hải quan giám sát chỉ xác nhận cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát trên Hệ thống đúng số lượng, trọng lượng hàng hóa trên giấy phép, bao gồm cả số lượng, trọng lượng hàng hóa có nằm trong dung sai trên giấy phép nếu giấy phép có ghi dung sai;

a.6.2) Trường hợp hàng hóa không thuộc diện phải có giấy phép và là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thỏa thuận mua, bán nguyên lô, nguyên tàu (thường gọi là mua xá, mua xô, bán xá, bán xô) và có thỏa thuận về dung sai về số lượng và cấp độ thương mại của hàng hóa (cùng một loại hàng hóa nhưng có kích cỡ khác nhau dẫn đến giá trị khác nhau): căn cứ 01 bản chụp Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể hiện nội dung thỏa thuận về việc chấp nhận sự sai lệch về số lượng, chủng loại và cách thức quyết toán số tiền thanh toán theo thực tế tương ứng và hình thức thanh toán do người khai hải quan nộp, công chức hải quan giám sát xác nhận lượng hàng thực tế của toàn bộ lô hàng sẽ qua khu vực giám sát trên Hệ thống. Người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 3 Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được đưa toàn bộ qua khu vực giám sát hải quan;

a.6.3) Trường hợp lượng hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu có sai lệch so với khai báo trên tờ khai hải quan, kết quả kiểm tra chuyên ngành (trừ trường hợp đã quy định tại điểm a.6.2 khoản này), người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; trường hợp không khai bổ sung thì lượng hàng thừa so với khai hải quan không được đưa qua khu vực giám sát.

b.1) Đối với khai bổ sung trong thông quan:

b.1.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung trên Hệ thống;

b.1.2) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung, công chức hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan và thông báo kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống, trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung thì phải nêu rõ lý do từ chối.

b.1.3) Xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có).

b.2) Đối với khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:

b.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung trên Hệ thống;

b.2.2) Xử lý kết quả kiểm tra và phản hồi cho người khai hải quan trong thời hạn sau đây:

b.2.2.1) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung, công chức hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và thông báo kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống;

b.2.2.2) Trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan lý do từ chối thông qua Hệ thống.

b.2.3) Xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có).

b.3) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, khi thực hiện các công việc tại điểm b khoản này, công chức hải quan phải ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản đề nghị khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản văn bản đề nghị khai bổ sung có xác nhận của cơ quan hải quan.

Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống, cụ thể như sau:

a.1) Phiếu cân hàng của cảng (đối với hàng rời, hàng xá) hoặc Chứng từ kiểm kiện của cảng hoặc Biên bản ghi nhận tại hiện trường giám định về số lượng, trọng lượng của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hoặc Kết quả giám định số lượng, chủng loại của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định: 01 bản chụp;

a.2) Phiếu nhập kho của người nhập khẩu đối với tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc Phiếu xuất kho của người xuất khẩu đối với tờ khai hải quan xuất khẩu: 01 bản chụp;

a.3) Biên bản nhận hàng có đại diện người bán ký xác nhận hoặc Bảng quyết toán có xác nhận của người mua và người bán về số lượng, kết quả phân loại cấp độ thương mại của hàng hóa và số tiền thanh toán theo thực tế: 01 bản chụp.

Trường hợp Bảng quyết toán không có đủ xác nhận của người mua và người bán thì phải có xác nhận của người khai hải quan trên chứng từ;

a.4) Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể hiện nội dung thỏa thuận về việc chấp nhận sự sai lệch về số lượng, chủng loại và cách thức quyết toán số tiền thanh toán theo thực tế tương ứng và hình thức thanh toán: 01 bản chụp;

a.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;

a.6) Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép: 01 bản chính. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp chứng từ này.

Quá 30 ngày kể từ ngày thông quan mà người khai hải quan không được cơ quan quản lý nhà nước cho phép điều chỉnh giấy phép hoặc cấp giấy phép bổ sung với lượng hàng hóa chênh lệch thì phải tái xuất lượng hàng nằm ngoài giấy phép.

b.1) Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ khai bổ sung;

b.2) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung, công chức hải quan hoàn thành việc xử lý và thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung thông qua Hệ thống, trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung thì phải nêu rõ lý do từ chối.

a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

Người khai hải quan thực hiện, việc khai bổ sung theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều này và nộp bổ sung những chứng từ sau:

a.1.1) Văn bản xác nhận gửi thừa hàng, nhầm hàng của người gửi hàng: 01 bản chụp;

a.1.2) Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;

a.1.3) Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp;

a.1.4) Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp đối với hàng hóa nhập khẩu có vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương;

a.1.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;

a.1.6) Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép và thực hiện khai bổ sung trong thông quan: 01 bản chính;

a.1.7) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành đã điều chỉnh về số lượng nếu trên Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành có ghi nhận số lượng: 01 bản chính.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi chứng từ quy định tại điểm a.1.6, điểm a.1.7 khoản này dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp chứng từ này.

a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung;

a.2.2) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đang trong địa bàn giám sát hải quan (bao gồm cả trường hợp hàng hóa đang trong thời gian đưa hàng về bảo quản). Trường hợp hàng hóa đã đưa ra khỏi địa bàn giám sát hải quan thì người khai hải quan phải có văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng;

a.2.3) Kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra:

a.2.3.1) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả kiểm tra chứng từ khai bổ sung phù hợp: chấp nhận nội dung khai bổ sung, xử lý vi phạm hành chính về hải quan và giải quyết tiếp thủ tục theo quy định. Thời gian kiểm tra thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan;

a.2.3.2) Trường hợp không đủ cơ sở để xác định tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung hoặc có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan hải quan thực hiện xác minh với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan trong nước khác có liên quan (hãng tàu, công ty giao nhận, ngân hàng, công ty bảo hiểm) trong thời gian không quá 10 ngày làm việc. Căn cứ kết quả xác minh, nếu nội dung khai bổ sung phù hợp thì giải quyết tiếp thủ tục theo quy định; trường hợp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung không phù hợp thì không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật;

a.2.3.3) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả kiểm tra chứng từ khai bổ sung không phù hợp: không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật.

b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: thực hiện như hướng dẫn tại điểm a.1 khoản này;

b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

Thực hiện như hướng dẫn tại điểm a.2 khoản này. Trong trường hợp thông tin xác minh với các cơ quan có liên quan trong nước không đủ cơ sở để xác định tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung mà cần phải xác minh với các cơ quan có liên quan ở nước ngoài: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi thông tin để Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung với các cơ quan có liên quan ở nước ngoài (hải quan nước xuất khẩu, hãng tàu, đại lý hãng tàu nước xuất khẩu, người xuất khẩu, tham tán hải quan ở nước ngoài) trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của các cơ quan có liên quan ở trong nước. Trường hợp việc kiểm tra, xác minh ở những vùng lãnh thổ phức tạp thì Tổng cục Hải quan quyết định việc gia hạn thời gian tiến hành xác minh tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 15 ngày làm việc.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả xác minh, công chức hải quan hoàn thành việc xử lý hồ sơ khai bổ sung. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có).

c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:

Người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều này và nộp bổ sung những chứng từ sau:

c.1.1) Văn bản xác nhận gửi nhầm hàng của người gửi hàng trong đó nêu rõ lý do gửi nhầm hàng: 01 bản chụp;

c.1.2) Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;

c.1.3) Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp;

c.1.4) Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp;

c.1.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;

c.1.6) Văn bản giải trình lý do chấp nhận việc gửi nhầm hàng của người khai hải quan: 01 bản chính.

c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung;

c.2.2) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đang trong khu vực giám sát hải quan (bao gồm cả trường hợp hàng hóa đang trong thời gian đưa hàng về bảo quản). Thời gian kiểm tra thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.

Trường hợp hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan thì người khai hải quan phải có văn bản xác nhận của đơn vị giám định hàng hóa về số lượng, chủng loại hàng hóa thực tế của lô hàng;

c.2.3) Kiểm tra, xác minh tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi thông tin để Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung với các cơ quan có liên quan ở nước ngoài (hải quan nước xuất khẩu, hãng tàu, đại lý hãng tàu nước xuất khẩu, người xuất khẩu, tham tán hải quan ở nước ngoài) trong thời gian tối đa không quá 45 ngày làm việc. Trường hợp việc kiểm tra, xác minh ở những vùng lãnh thổ phức tạp thì Tổng cục Hải quan quyết định việc gia hạn thời gian tiến hành xác minh tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 45 ngày làm việc.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả xác minh, công chức hải quan hoàn thành việc xử lý hồ sơ khai bổ sung. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có).

c.2.4.1) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả xác minh phù hợp hoặc quá thời hạn xác minh mà không có kết quả: chấp nhận nội dung khai bổ sung, xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện các thủ tục tiếp theo;

c.2.4.2) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả kiểm tra, xác minh chứng từ khai bổ sung không phù hợp: không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật.

Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống, cụ thể như sau:

a.1) Văn bản xác nhận gửi thiếu hàng của người gửi hàng: 01 bản chụp;

a.2) Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;

a.3) Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp;

a.4) Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng Container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp;

a.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;

a.6) Kết quả giám định về số lượng hàng nhập khẩu thực tế của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.

b.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung;

b.2) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đang trong khu vực giám sát hải quan (bao gồm cả trường hợp hàng hóa đang trong thời gian đưa hàng về bảo quản). Thời gian kiểm tra thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan;

b.3.1) Trường hợp hồ sơ khai bổ sung phù hợp với thực tế hàng hóa còn trong khu vực giám sát hải quan và thông tin hàng hóa đã được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan: chấp nhận nội dung khai bổ sung, xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện các thủ tục tiếp theo;

b.3.2) Trường hợp không đủ cơ sở để xác định tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung hoặc có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan hải quan thực hiện xác minh với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan trong nước khác có liên quan (hãng tàu, công ty giao nhận, ngân hàng, công ty bảo hiểm) trong thời gian không quá 10 ngày làm việc. Căn cứ kết quả xác minh, nếu nội dung khai bổ sung phù hợp thì giải quyết tiếp thủ tục theo quy định; trường hợp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung không phù hợp thì không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật;

b.3.3) Trường hợp hồ sơ khai bổ sung không phù hợp với thực tế hàng hóa còn trong khu vực giám sát hải quan và thông tin hàng hóa đã được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan: không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật.”

Công ty chúng tôi là công ty chuyên lắp ráp hệ thống dây dẫn điện ô tô. Công ty có xuất bán dây điện cho khách hàng DNCX theo mã HS 8544, dạng cuộn. Khi xuất qua khách hàng, phát hiện hàng hư hỏng.

Căn cứ theo quy định tại điểm 1.b Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 thì người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì: “Hàng hoá quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến”.

Thủ tục hải quan đối với trường hợp nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ. Mã loại hình đối với trường hợp xuất khẩu hàng có nguồn gốc nhập khẩu là B13.

Trường hợp của doanh nghiệp hàng hoá bị trả về đã qua sử dụng ở nước ngoài do đó không thuộc đối tượng hoàn thuế xuất khẩu, phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định nêu trên.

Trường hợp DN muốn xuất khẩu hàng hoá để bù lại phần hàng bị lỗi thì thực hiện theo loại hình xuất kinh doanh.

Căn cứ Khoản a, b, Điều 20, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, về khai bổ sung hàng hóa XK, NK:

“ … Người khai HQ, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau khi cơ quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thù được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật tại khoản a, b, Điều 20, Thông tư số 38/2015/TT – BTC”.

“ Người khai hải quan người nộp thuế xác định sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ HQ trong thời hạn 60 ngày từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm HQ kiểm tra sau thông quan”.

Quá thời hạn 60 ngày từ ngày thông quan và trước khi cơ quan HQ quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra người khai HQ, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai HQ thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định pháp luật tại khoản a, b, Điều 20, Thông tư số 38/2015/TT – BTC.

Trên tinh thần tuân thủ pháp luật, công khai minh bạch. Trường hợp công ty kịp thời phát hiện sai sót trước khi tờ khai thông quan nhưng sau kết quả phân luồng, tại sao công ty vẫn bị xử phạt nếu chiếu theo khoản a, b, Điều 20, TT 38/2015/TT- BTC. Trong khi phát hiện sau khi thông quan trước 60 ngày báo cho HQ lại không bị xử phạt?

– Căn cứ Khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan và  Khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế;

– Căn cứ Khoản 9 Điều 1 Thông 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC:

“b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:

Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:

b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật…”

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

– Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính hay không xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào hồ sơ vụ việc cụ thể, các tình tiết có liên quan để xác định yếu tố lỗi, hành vi vi phạm hành chính và chế tài xử phạt. Do đó, khi phát sinh vụ việc, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với cơ quan hải quan nơi mở tờ khai để được xem xét, giải quyết.

DN xuất máy móc thiết bị ra nước ngoài sửa chữa và khi tái nhập về có phát sinh phí sửa chữa, trường hợp này DN có được miễn thuế NK, VAT đối với chi phí sửa chữa phát sinh không?

Theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016, khoản 2 Điều 13 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 6985/TCHQ-TXNK ngày 27/10/2017 thì: Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán được miễn thuế.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì :”Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá đưa ra nước ngoài sửa chữa, khi nhập khẩu về Việt Nam thuộc đối tượng chịu thuế thì trị giá hải quan là chi phí thực trả để sửa chữa hàng hoá nhập khẩu phù hợp với các chứng từ liên quan đến việc sửa chữa hàng hoá.”

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp tạm xuất hàng để sửa chữa sau đó tái nhập không theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Trị giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

Căn cứ theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì hàng tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 9835/TCHQ-TXNK ngày 23/10/2015 và công văn số 3415/TXNK-CST ngày 07/9/2017 của Cục Thuế Xuất nhập khẩu thì “…phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị được tạm xuất ra nước ngoài để sửa chữa, thay thế sau đó tái nhập về Việt Nam… chỉ kê khai tính thuế GTGT đối với phần vật tư, phụ tùng thay thế mới, không kê khai tính thuế GTGT đối với tiền công, phí gia công sửa chữa ở nước ngoài.”

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ các quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế xuất nhập khẩu để thực hiện.

Nội dung ghi trên giấy phép đầu tư: sản xuất các sản phẩm may mặc.

Mục tiêu dịch vụ: thực hiện quyền xuất khẩu theo các qui định về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Vậy trong trường hợp không phải mua nguyên liệu để sản xuất, mà là mua hàng hóa rồi xuất bán ra nước ngoài (công ty mẹ ) thì công ty cần phải đáp ứng những yêu cầu gì. Nếu mua hàng với hóa đơn VAT 10% (không mở tờ khai nhập khẩu) thì phần thuế đó có được hoàn hay không? Hoặc trong trường hợp nhập hàng hóa (có mở tờ khai nhập khẩu) rồi xuất bán ra nước ngoài thì công ty chung tôi sẽ chịu những loại thuế gì và những loại thuế đó có được hoàn lại hay không khi xuất khẩu ra nước ngoài.

Căn cứ Điều 11 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP, thì nội dung Giấy phép kinh doanh, thời hạn kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy đinh như sau:

“1. Nội dung Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Theo các nội dung quy định trên thì các tiêu chí như: mã HS, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu không quy định trong Giấy phép kinh doanh.

Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

–  Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

– Căn cứ theo quy định tại điểm 1.c Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 thì người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì: “Hàng hoá quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến”.

Thủ tục hải quan đối với trường hợp nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.

Về việc nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu sau đó xuất bán ra nước ngoài, tuỳ theo mặt hàng nhập khẩu và loại hình tờ khai Công ty đăng ký sẽ phát sinh các loại thuế Công ty phải nộp theo quy định.

Việc khấu trừ, hoàn thuế VAT cho hàng mua hàng trong nước để xuất khẩu, hàng nhập khẩu sau đó tái xuất thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế, đề nghị DN liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn.

Thông tư liên quan đến thủ tục tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Thông tư liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa số 38/2018/TT-BTC có ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo quyết toán nguyên vật liệu?

– Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 do Bộ Tài Chính ban hành quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không ảnh hưởng đến báo cáo quyết toán nguyên vật liệu.

– Việc báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo điều 60 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 được sửa đổi tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

So với Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì Thông tư số 39/2018/TT-BTC bổ sung một số điểm mới như sau:

– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.

Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính.

Chúng tôi lo ngại rằng khi Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam được thực hiện, đề cập đến các quy tắc xuất xứ, việc nuôi cấy tế bào và / hoặc lên men sẽ không được cơ quan chức năng xem là quá trình gốc trong việc tạo nguồn.

Nội dung Hiệp định là do thỏa thuận giữa các nước thành viên EU và Việt Nam. Khi Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt nam được thực hiện, việc xác định xuất xứ của hàng hóa phải tuân thủ theo Quy tắc xuất xứ được quy định tại Hiệp định. Vì vậy, việc nuôi cấy tế bào và / hoặc lên men sẽ được hoặc không được cơ quan chức năng xem là quá trình gốc trong việc tạo nguồn phụ thuộc vào các quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa quy định trong Hiệp định.

Thủ tục thông quan nhập khẩu cho những mặt hàng cần biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất, và những mặt hàng trong danh sách phải đăng ký đủ điều kiện kinh doanh hóa chất (theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP) có khác gì với các mặt hàng khác không?

Về hàng hóa cần biện pháp phòng ngừa

Căn cứ Điều 36 Luật Hóa chất số 06/2017/QH12 quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn; định kỳ đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất cho người lao động.

Về thủ tục nhập khẩu mặt hàng hóa chất:

Việc nhập khẩu hóa chất thực hiện theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, theo đó: Đối tượng áp dụng là đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Doanh nghiệp đối chiếu thực tế hóa chất cần nhập khẩu của mình với các phụ lục kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ để xác định điều kiện kinh doanh hóa chất, tên hóa chất có thuộc diện phải xin giấy phép, khai báo hóa chất … trước khi nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp chưa rõ thì liên hệ với Cục hóa chất – Bộ công thương hoặc Cục công tác phía nam – Bộ Công thương để được hướng dẫn thực hiện.

Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Bộ chứng từ nhập khẩu yêu cầu chữ ký tay gây khó khăn cho người bán hàng ở nước ngoài

Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Các chứng từ trong hồ sơ phải có giá trị pháp lý theo quy định của thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Căn cứ Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thì: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ Điều 15 Luật thương mại số 36/2005/QH11 về nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.”

Căn cứ Điều 24 Luật Thương mại. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá được quy định như sau:

“1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, không bắt buộc các chứng từ nhập khẩu phải có chữ ký tay của người bán hàng ở nước ngoài. DN có thể sử dụng chứng từ giấy hoặc điện tử trong giao dịch thương mại theo quy định của pháp luật.

Phát hiện và ngăn chăn việc xuất nhập khẩu ủy thác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

– Luật Sở hữu Trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 ( Điều 216, 217, 218, 219);

– Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 (Điều 218);

– Luật Hải quan năm 2014 (Điều 73, 74, 75, 76);

– Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

– Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 13/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/01/2015 Quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền SHTT;

Và các văn bản pháp luật có liên quan.

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Không có quy định cho kho ngoại quan được thay mặt chủ hàng không hiện diện tại Việt Nam

Căn cứ Điều 5 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định “1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan…..”

Tại Khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý Ngoại thương quy định: “Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong pháp luật về đầu tư, thương mại, doanh nghiệp; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mại, doanh nghiệp.”

Khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý Ngoại thương quy định: “Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa trong đó có quy định về việc cấp C/O đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan (bao gồm Điều 19- Cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và Điều 20- Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng); Tuy nhiên không có quy định chủ kho ngoại quan thay mặt thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Do không thuộc thẩm quyền, cơ quan Hải quan ghi nhận vướng mắc và sẽ báo cáo Bộ Công Thương.

Xuất nhập khẩu tại chỗ giữa 2 doanh nghiệp Việt Nam (Non-EPE) theo chỉ định giao hàng của bên thứ ba (3) thì không được cấp C/O Form và không được hưởng ưu đãi ATIGA cho thuế nhập khẩu vì doanh nghiệp không nằm trong khu phi thuế quan theo quy định hiện hành.

Khoản 6 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định: “Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan, khu phi thuế quan và các khu vực hải quan riêng khác có quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu với nội địa trong trường hợp hàng hóa đó đáp ứng các quy tắc xuất xứ ưu đãi quy định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi quy định tại Chương III Nghị định này.”

Theo các Nghị định của Chính phủ về việc quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, đối với trường hợp nhập khẩu tại chỗ thì điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là “Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước” .

Hướng dẫn xử lý quá hạn lưu kho ngoại quan

Tại Khoản 4 Điều 86 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định “Trong trường hợp muốn tiêu hủy những lô hàng đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lưu kho, chủ kho ngoại quan phải có văn bản thỏa thuận với chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng về việc đồng ý tiêu hủy hàng hóa. Văn bản thỏa thuận được gửi cho Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan để theo dõi. Chủ hàng hóa hoặc chủ kho ngoại quan phải chịu trách nhiệm thực hiện và thanh toán các khoản chi phí tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật”.

Thực hiện theo quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc “ Hướng dẫn xử lý hàng tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động của hải quan”.

Các Doanh nghiệp khai báo tại Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư – Cục Hải quan TP.HCM gặp khó khăn khi giao hàng lẻ/rời với kết quả phân luồng là luồng đỏ vào các kho CFS nằm ngoài khu vực cảng biển/ ICD do Hải quan các kho CFS không được phép kiểm hộ theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

Căn cứ khoản 18 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan chỉ áp dụng đối với hàng xá, hàng rời và hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất.

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 58 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục xuất khẩu đối với hàng hóa là sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu tại Chi cục Hải quan thuận tiện.

Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh có công văn số 1923/HQHCM-GSQL ngày 18/7/2018 báo cáo Tổng cục Hải quan về những vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 39/2018/TT-BTC, trong đó có nội dung vướng mắc trên. Hiện nay, Cục Hải quan TPHCM chưa nhận được hướng dẫn từ Tổng cục Hải quan. Vì vậy, doanh nghiệp có thể đăng ký tờ khai xuất khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý CFS để làm thủ tục xuất khẩu và kiểm tra thực tế tại CFS (nếu có).

Đại lý hải quan còn hoạt động manh mún, yếu và không đồng bộ. Do vậy rất mong cơ quan hải quan hổ trợ về giải pháp, đồng hành và nâng cao vai trò của đại lý hải quan để tăng cường tính tuân thủ pháp luật, minh bạch thông tin và hoạt động của đại lý hải quan hiệu quả hơn trong tương lai.

Trong thời gian qua, cơ quan hải quan đã cố gắng xây dựng và phát triển đại lý hải quan trong việc đào tạo, tổ chức thi, cấp chứng chỉ đại lý hải quan và công nhận các đại lý hải quan. Cơ quan hải quan cũng luôn xác định đại lý hải quan là cánh tay nối dài của cơ quan hải quan trong việc làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa; giúp cơ quan hải quan nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực hải quan. Chính vì vậy cơ quan hải quan đã tạo mọi điều kiện để các đại lý hải quan phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển đại lý hải quan không chỉ do cơ quan hải quan tác động mà còn do chính các đại lý hải quan, cộng đồng doanh nghiệp và chính sách của Nhà nước tác động. Để phát triển đại lý hải quan một cách đồng bộ và vững chắc đòi hỏi Nhà nước phải có một chính sách cụ thể, phù hợp; các doanh nghiệp phải thay đổi thói quen tự làm thủ tục hoặc làm thủ tục qua các công ty dịch vụ không đảm bảo chất lượng dịch vụ và các đại lý hải quan phải chứng minh năng lực, ưu thế của bản thân mình để các doanh nghiệp, cơ quan hải quan tin tưởng, đồng hành trong việc thúc đẩy phát triển các đại lý hải quan.

Hướng dẫn Quy trình thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa.

Do câu hỏi không nêu cụ thể loại hình tạm nhập tái xuất nên cơ quan hải quan hướng dẫn như sau:

Khai báo hải quan điện tử nhưng vẫn phải in chứng từ. Đề nghị bỏ việc in chứng từ

Căn cứ Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC Quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế:

Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan hải quan căn cứ vào các thông tin trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ.

Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan không yêu cầu người khai hải quan in tờ khai hải quan và nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan nếu không có quy định phải nộp bản giấy.

Cần đẩy nhanh thời gian thông quan và kiểm hàng hoá

Theo quy định hiện nay, thời gian kiểm tra hồ sơ là không quá 02 giờ làm việc, thời gian kiểm tra thực tế là không quá 08 giờ làm việc, trừ lô hàng phức tạp, nhiều chủng loại thì thời gian kiểm tra có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 ngày làm việc. Trên thực tế, thời gian kiểm tra hồ sơ, thời gian kiểm tra thực tế ngắn hơn so với quy định. Luồng xanh hệ thống tự động tiếp nhận và thông quan khoảng 3 giây; luồng vàng thời gian kiểm tra hồ sơ khoảng 10-30 phút/ bộ hồ sơ; thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa khoảng 01-02 giờ/lô hàng.

Khi làm thủ tục hải quan, thời gian thông quan hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều đối tượng có liên quan chứ không phải chỉ có cơ quan hải quan và người khai hải quan. Hiện nay, thời gian thông quan phụ thuộc vào việc làm thủ tục hành chính, thủ tục thanh toán, giao nhận hàng hóa của các cơ quan có liên quan nhanh hay chậm. Ví dụ: cấp phép, kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành; phụ thuộc vào các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi, địa điểm trong việc xếp dỡ hàng hóa; các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong việc thu nộp chuyển khoản số tiền thuế cho cơ quan hải quan; phụ thuộc vào các công ty dịch vụ giao nhận hàng hóa; công ty vận tải; đại lý hải quan và cả người khai hải quan trong việc làm thủ tục hải quan.

Để rút ngắn thời gian thông quan, trong nhiều năm qua, cơ quan hải quan đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và đã triển khai thủ tục hải quan điện tử, phấn đấu giảm thời gian thông quan còn 90 giờ đối với hàng nhập khẩu và 70 giờ đối với hàng xuất khẩu theo Nghị quyết 19/2017 của Chính phủ. Để đảm bảo thời gian thông quan theo chỉ đạo của Chính phủ, đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan phải phối hợp đồng bộ với cơ quan hải quan trong việc thực hiện thủ tục hải quan trong thời gian tới.

Danh mục nguyên phụ liệu cần kết hợp với mã HS của mỗi nguyên liệu

Cục Hải quan TPHCM chưa rõ nội dung này nên chưa có căn cứ để trả lời doanh nghiệp.

Các điều kiện để được cấp giấy phép xuất khẩu cho DN vừa và nhỏ bao gồm yêu cầu về cơ sở sản xuất và quyền sở hữu đất đai, điều này là không phù hợp với mô hình kinh doanh của các DN công nghệ cao khi các doanh nghiệp này không nhất thiết phải sở hữu cơ sở sản xuất.

Nội dung này không thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan hải quan. Đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp chuyển cho cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép để xem xét, giải quyết.

Nên có kết nối giữa HQ và Phòng TMCN Việt Nam (VCCI) để tránh phải in lại chứng từ HQ khi xin cấp C/O

Theo khoản 9 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, việc sử dụng tờ khai hải quan điện tử được quy định như sau:

Tờ khai hải quan điện tử có giá trị sử dụng trong việc thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua Ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sử dụng tờ khai hải quan điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu người khai hải quan cung cấp tờ khai hải quan giấy.

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm cung cấp thông tin tờ khai hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm trang bị các thiết bị để tra cứu dữ liệu trên tờ khai hải quan điện tử.

Hiện nay, cơ quan hải quan đã cung cấp tài khoản cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để tra cứu thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho nên việc yêu cầu doanh nghiệp phải in tờ khai, chứng từ hải quan là thuộc trách nhiệm của cơ quan này. Đề nghị Hiệp hội phản ánh với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để thay đổi quy trình thủ tục cấp C/O./.

Doanh nghiệp vướng mắc về vấn đề kiểm tra hóa chất nhập khẩu, cụ thể là thời hạn sử dụng của các giấy chứng nhận kiểm tra

+ Nếu kiểm tra về phân tích, phân loại mã số HS thì thực hiện theo điểm g khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC, theo đó doanh nghiệp được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

+ Nếu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành thì thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Doanh nghiệp nhập khẩu motor là phụ tùng thay thế, vậy việc kiểm tra về hiệu suất năng lượng thực hiện như thế nào?

Căn cứ Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công thương thì trường hợp nhập khẩu như doanh nghiệp nêu thì không phải kiểm tra hiệu suất năng lượng đối với mặt hàng này nữa. Doanh nghiệp có thể tham khảo các văn bản liên quan đến kiểm tra chuyên ngành trên wesite của Cục Hải quan TP. HCM hoặc có thể gửi câu hỏi qua email để chúng tôi có thể giải đáp kịp thời các vướng mắc phát sinh.

Hồ sơ xuất nhập khẩu trên hệ thống điện tử

-Khó khăn: Chúng tôi đã nộp hồ sơ liên quan khi mở tờ khai hải quan xuất nhập khẩu trên hệ thống điện tử, nhưng khi làm thủ tục hải quan để nhận hàng hóa,chúng tôi vẫn phải nộp thêm chứng từ giấy (hard copy).

– Kiến nghị: Chúng tôi mong muốn hải quan chấp nhận tất cả các chứng từ đã nộp trên hệ thống điện tửđể thực hiện thông quan nhanh chóng

Hơn nữa chúng tôi mong muốn hải quan công khai kế hoạch áp dụng hải quan điện tử trong các thủ tục hải quan sẽ được triển khai.

Đặc biệt đối với hàng hóa thuộc luồng Green Line,sau khi mở tờ khai hải quan trên hệ thống điện tử, chúng tôi đề nghị không phải nộp thêm chứng từ giấy (hard copy) đối với những lô hàng này.

Theo quy định tại TT 38/2015/TT-BTC hồ sơ hải quan khi đăng ký tờ khai XK,NK sử dụng chứng tủ điện tử hay chứng từ giấy đều đươc chấp nhận. Ngoài  ra trên hệ thống E.V5 có chức năng Tiếp nhận chứng từ điện tử, hồ sơ hải quan điện tử: khuyến khích doanh nghiệp khi thực hiện khai báo chính thức tờ khai hải quan có kèm theo hồ sơ hải quan điện tử và đã được hướng dẫn cụ thể tại CV10984/TCHQ-GSQL ngày 21/11/2016.

Căn cứ Điều 23 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC:

Công chức hải quan thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa căn cứ thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống, quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa, thông tin khai hải quan, thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống và hồ sơ hải quan điện tử người khai hải quan gửi thông qua Hệ thống.

Trừ trường hợp một số giấy tờ kiểm tra chuyên ngành quy định nộp bản giấy thì người khai hải quan phải nộp bản giấy.

Về việc kiểm hoá hải quan tại cảng xuất khẩu, Đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc có nhà máy đặt tại các tỉnh, thành phố khác như Đà Nẵng, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột …, và muốn xuất khẩu sản phẩm của mình tại các cảng thuộc TP. HCM. Để xuất khẩu hàng hoá thì Hải quan phải thực hiện kiểm hoá theo quy định.

Thủ tục kiểm hoá bắt buộc thực hiện ở đâu? Tại địa phương sản xuất hay tại cảng xuất khẩu?

Khoản 9 Điều 29 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan: Vì vậy trong trường hợp này hàng xuất khẩu của DN Hàn quốc là hàng sản xuất thì DN có thể lựa chọn kiểm hóa tại Chi cục nơi đăng ký tờ khai, hoặc tại Chi cục nơi DN xuất khẩu.

Điều 11. Kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (kiểm hóa hộ)

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai không thể tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức Bước 2 đề xuất Chi cục trưởng đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa trên Hệ thống VCIS. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa, thực hiện như sau:

Phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa đối với yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa từ những Chi cục Hải quan khác và chỉ đạo hình thức, mức độ kiểm tra theo đúng yêu cầu của Chi cục Hải quan đó trên Hệ thống e-Customs.

b.1) Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và các chỉ đạo của Chi cục trưởng trên Hệ thống e-Customs. Kết quả kiểm tra hàng hóa phải xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu so với khai báo của người khai hải quan, đồng thời phải xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế;

b.2) Ghi nhận kết quả kiểm tra, ký tên, đóng dấu công chức vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo quy định đồng thời cập nhật kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa tương ứng trên Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “Nhập kết quả kiểm hóa”; lập Biên bản vi phạm và chuyển toàn bộ thông tin, hồ sơ vi phạm cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để xử lý (nếu có). Lưu bản gốc Phiếu ghi kết quả kiểm tra; đồng thời scan Phiếu ghi kết quả kiểm tra để cập nhật vào Hệ thống e-Customs để hoàn thiện bộ hồ sơ hải quan điện tử;

b.3) Hủy yêu cầu phải niêm phong hải quan đối với tờ khai nhập khẩu trên Hệ thống (nếu Hệ thống chỉ dẫn phải niêm phong);

b.4) Riêng hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp: cập nhật quyết định cho phép hàng qua khu vực giám sát trước khi thông quan hàng hóa thông qua chức năng “Chờ thông quan sau khi kiểm hóa hộ” trên Hệ thống e-Customs.

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai không thể tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức Bước 2 đề xuất Chi cục trưởng đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa trên Hệ thống VCIS. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa, thực hiện như sau:

a.1) Lập 02 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theo Mẫu số 07/PĐNKT/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC và fax ngay cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa;

a.2) Lập 02 Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu Chi cục tại tiêu chí “Ý kiến Lãnh đạo Chi cục”. Mẫu dấu Chi cục sử dụng là mẫu dấu vuông nghiệp vụ – mẫu số 2 “Tên Chi cục Hải quan” ban hành kèm theo Quyết định số 1200/2001/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan;

a.3) Niêm phong hồ sơ giao cho người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu bao gồm: 01 bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu/Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng) có xác nhận bằng dấu giáp lai của Chi cục; 01 bộ photo có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai các chứng từ đi kèm tờ khai; 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa; 02 Phiếu ghi kết quả kiểm tra;

a.4) Thực hiện các công việc sau khi có kết quả kiểm tra hàng hóa do Chi cục Hải quan cửa khẩu chuyển đến gồm:

a.4.1) Cập nhật kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào Hệ thống và thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định;

b.1) Tiếp nhận hồ sơ từ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi tới, thực hiện kiểm tra hàng hóa theo hình thức, mức độ kiểm tra và các ghi chú (nếu có) ghi nhận trên Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa và ghi nhận tại Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa. Công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện kiểm hóa, ghi nhận kết quả kiểm tra, ký tên, đóng dấu công chức vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo quy định; lập Biên bản vi phạm (nếu có);

b.2) Luân chuyển hồ sơ sau khi hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa

b.2.1) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan và thuộc diện miễn thuế hoặc không chịu thuế hay có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

b.2.1.1) Lập Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 07/DSHHG/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này; ghi rõ thông tin, ký tên, ghi ngày, tháng, năm và đóng dấu công chức trên Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan giao người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng khi đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan;

b.2.1.2) Niêm phong hồ sơ giao cho người khai hải quan chuyển trả Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, bao gồm: 01 Phiếu ghi kết quả kiểm tra; 01 Biên bản vi phạm (nếu có) đồng thời fax ngay Phiếu ghi kết quả kiểm tra, Biên bản vi phạm (nếu có) đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;

b.2.1.3) Lưu hồ sơ bao gồm: 01 bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu/Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng) có xác nhận bằng dấu giáp lai của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai; 01 bộ các chứng từ đi kèm tờ khai photo có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai; 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa; 01 Phiếu ghi kết quả kiểm tra; 01 Biên bản vi phạm (nếu có).

b.3.2) Các trường hợp còn lại, không bao gồm trường hợp thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:

b.3.2.1) Thông báo kết quả kiểm tra bằng fax cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để cập nhật kết quả vào Hệ thống ngay sau khi hoàn thành kiểm tra hoặc chậm nhất vào đầu giờ làm việc của ngày làm việc kế tiếp nếu thời gian kiểm tra kéo dài quá giờ hành chính. Bản chính của Phiếu kiểm tra thực tế hàng hóa được niêm phong giao người khai hải quan chuyển trả Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;

b.3.2.2) Thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát theo đúng quy định hiện hành.

Khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, chúng tôi chỉ nhận được thông tin qua công ty dịch vụ. Chủ lô hàng không biết chính xác lý do vì sao lô hàng của mình không được thông quan, vì thế, không nắm rõ vấn đề xảy ra ở khâu nào và không thể giải quyết nhanh chóng.

Trong trường hợp này, đề nghị chủ lô hàng cùng với Công ty dịch vụ liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai để biết rõ thông tin về lô hàng. Thông tin liên lạc của các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan TP.HCM đã được niêm yết công khai trên trang Web của Cục Hải quan TP.HCM: http://www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn/

Các quy định liên quan đến xuất, nhập khẩu và thủ tục hải quan thay đổi liên tục, vì vậy các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cập nhật, kiểm tra các quy định đang được áp dụng

– Hàng năm đơn vị đã tổ chức hơn 20 Hội nghị đối thoại doanh nghiệp cấp Cục, Chi cục theo định kỳ hoặc đột xuất để lắng nghe những vấn đề bất cập gây khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc những vấn đề có thể giải quyết trong thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị các cấp Bộ, Ngành giải quyết cho doanh nghiệp tạo niềm tin đối với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, với trên 1.000 doanh nghiệp tham dự và trả lời trên 553 câu hỏi vướng mắc,

– Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư (ITPC), Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, các Hiệp hội doanh nghiệp trong, ngoài nước và các Tổng Lãnh sự quán các nước để tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến các quy định mới về thủ tục hải quan, luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 với hơn 4.000 doanh nghiệp và hơn 6.000 lượt người tham dự.

– Năm 2017, Cục Hải quan TP.HCM đã xây dựng và thực hiện kế hoạch số 494/KH-HQHCM ngày 28/2/2017 về triển khai chương trình “Cộng đồng Doanh nghiệp và Cơ quan Hải quan là đối tác tin cậy và đồng hành cùng phát triển trong năm 2017”, trên cơ sở xác định 400 doanh nghiệp có kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và đóng góp số thu nộp NSNN lớn trong năm 2016 trong tổng số thu NSNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Cục Hải quan TP. HCM cùng với sự tham gia của Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến trực tiếp các doanh nghiệp để trao đổi, nội dung như sau:

+ Thông qua cuộc gặp gỡ, Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan TP.HCM chia sẻ và lắng nghe Doanh nghiệp trình bày kế hoạch sản xuất, kinh doanh XNK và dự báo những thuận lợi, khó khăn trong năm 2017 (tổng giá trị kim ngạch số thu nộp NSNN trong năm 2017 để tính toán và dự toán số thu NSNN hàng năm và các nội dung khác); Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ, Ngành và Thành phố tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Cục Hải quan TP.HCM tiếp thu và khắc phục những ý kiến đóng góp của Doanh nghiệp xoay quanh các nội dung cần cải tiến về tham gia góp ý để giúp cơ quan Hải quan giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho Doanh nghiệp và giải đáp các vướng mắc liên quan đến các khâu nghiệp vụ; các vướng mắc, khó khăn liên quan về kiểm tra chuyên ngành (chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch) cần tháo gỡ; Doanh nghiệp sẽ có đề xuất, hiến kế cho cơ quan Hải quan những giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Chính phủ.

Để triển khai kế hoạch này, trong thời gian qua Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động đề ra nhiều giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách; cải thiện và nâng cao mối quan hệ đối tác, hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và thu nộp ngân sách Nhà nước. Cục đã phối hợp với các Chi cục tổ chức nhiều hội nghị bàn về các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tổ chức nhiều đoàn công tác với thành phần gồm lãn đạo UBND thành phố, lãnh đạo Cục và lãnh đạo các chi cục, đến từng doanh nghiệp để tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp về hoạt động hải qua n và phản ảnh những khó khăn, vướng mắc, làm cho doanh nghiệp an tâm hơn và chia sẽ các khó khăn với cơ quan Hải quan, tích cực tham gia hoàn thành chỉ tiêu thu thuế của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh hàng năm.

Doanh nghiệp có thể nhập khẩu các mặt hàng sau đây như dụng cụ thể thao bình thường hay không? Hay sẽ phải nhập khẩu theo quy trình quản lý chuyên ngành về thiết bị y tế?

Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu Thông tư số 14/2018 ngày 15/5/2018 và phụ lục 1 Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/12/2015 của Bộ Y tế để thực hiện.

Theo phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC thay thế phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC trong mục 1.43 có đề cập thì khai mã KC trong ô phương thức thanh toán trên tờ khai cho hình thức thanh toán là TT hay các hình thức thanh toán khác. Vậy có bắt buộc phải khai thành KC hết không? Nếu như trong trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ, tờ khai xuất khai là TTR, vậy tờ khai nhập có được khai là KC khác với tờ khai xuất không? Hay phải sửa hết thành KC?

Đề nghị doanh nghiệp khai báo đúng theo hướng dẫn tại mục 1.43 Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Trong 1 lô hàng container nhập khẩu có chung 1 bill of lading. Doanh nghiệp tách thành nhiều invoice nhiều tờ khai để khai báo. Vậy trong lô hàng cont. này có 1 invoice hàng không đạt chất lượng phải xuất trả ra nước ngoài thì doanh nghiệp có được làm xuất trả 1 invoice đó thôi hay phải xuất trả cả lô hàng container này?

Doanh nghiệp chỉ xuất trả lô hàng không đạt. Hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu được thông quan theo quy định.

Doanh nghiệp là doanh nghiệp may mặc có vốn đầu tư nước ngoài, loại hình sản xuất xuất khẩu. Chúng tôi có thể đưa hàng ra cho các công ty khác gia công được không? Từ đầu 2017 chúng tôi đã đưa một phần hợp đồng ra các đơn vị ngoài gia công và chúng tôi cũng đã lập văn bản báo cáo cho Chi cục HQ Quản lý Hàng Đầu tư những đơn vị chúng tôi đưa gia công. Vậy theo điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Luật Hải quan, công ty chúng tôi có bị truy thu thuế hay không?

Theo quy định tại Điều 62 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 41 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính:

Công văn số 4202/TCHQ.GSQL ngày 17/7/2018 áp dụng cho hàng phế liệu. Vậy những lô hàng tồn đọng về VN trước 17/7/2018 sẽ thực hiện theo Thông tư 203 phải không?

Thông tư số 203/2014/TT-BTC áp dụng cho hàng hóa tồn đọng quá hạn 90 ngày. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xử lý hàng hóa là phế liệu tồn đọng thì doanh nghiệp liên hệ với doanh nghiệp kinh doanh cảng, Chi cục hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để được hướng dẫn và thực hiện theo công văn số 4202/TCHQ-PC ngày 17/7/2018, công văn số 6644/TCHQ-GSQL ngày 13/11/2018 của Tổng cục Hải quan.

Doanh nghiệp chúng tôi là doanh nghiệp EPE. Trước nay chúng tôi đều xuất tất cả sản phẩm ra nước ngoài nhưng với sự sôi động của thị trường trong nước, chúng tôi muốn bán 1 phần sản phẩm vào thị trường trong nước.

Xin hỏi chúng tôi có làm như vậy được không, và chúng tôi hiểu là doanh nghiệp nhập khẩu sẽ trả thuế nhập khẩu.

Ngoài ra, xin hỏi là có vấn đề gì không nếu chúng tôi bán hơn phân nửa lượng sản phẩm bán ra vào thị trường trong nước.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 thì hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế;

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016; Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ:

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ các quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế phát sinh để thực hiện.

Chúng tôi là doanh nghiệp Non EPE, chuyên nhập khẩu nguyên vật liệu dùng cho xuất khẩu. Theo yêu cầu của một bộ phận khách hàng, chúng tôi ký hợp đồng 3 bên để sử dụng 1 công ty thứ 3 để xuất khẩu. Tóm lại, công ty chúng tôi nhập khẩu nguyên vật liệu rồi gia công và trên hợp đồng là xuất khẩu sản phẩm, tuy nhiên thực tế là giao sản phẩm trực tiếp cho một công ty tại Việt Nam.

Trong hợp đồng 3 bên thì do hợp đồng ký kết trực tiếp với công ty ở nước ngoài nên được xem là một hình thức xuất khẩu và theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì từ 1/9/2016 chúng tôi làm thủ tục xét miễn thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu mà không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, trong công văn số 5826/TCHQ-TXNK của Tổng Cục Hải quan lại trích dẫn định nghĩa về “xuất khẩu” được quy định tại Luật Thương mại năm 2005 để kết luận trường hợp hợp đồng 3 bên không được miễn thuế.

Do trong Nghị định 134/2016/NĐ-CP không có định nghĩa về “xuất khẩu” nên đề nghị Quý cơ quan cho biết là 1) Hợp đồng 3 bên có được công nhận là xuất khẩu không?, 2) Nguyên vật liệu nhập khẩu cho hợp đổng 3 bên có được miễn thuế hay không?

Theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 thì hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hoá sau đó xuất khẩu sản phẩm thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu.

Theo quy định tại điểm 2.c Điều 10, điểm 2.b Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì cơ sở để xác định hàng hoá được miễn thuế theo quy định nêu trên là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.

Theo Khoản 1, khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Vướng mắc miễn thuế hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập gia công, SXXK sau đó xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu tại chỗ đã được Cục Hải quan TP.HCM báo cáo Tổng cục Hải quan đề xuất theo hướng miễn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu, vật tư nhập GC, SXXK do doanh nghiệp mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ sẽ kê khai, nộp thuế NK cho sản phẩm theo quy định. Hiện nay vướng mắc này đang được Tổng cục Hải quan rà soát, xem xét để báo cáo Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện. Trong thời gian Bộ Tài chính chưa có ý kiến chỉ đạo, việc thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 5826/TCHQ-TXNK ngày 05/10/2018.

Nếu hàng đến cảng quá 90 ngày thì thủ tục thanh lý hàng tồn đọng ở cảng biển sẽ mất bao lâu? Hiện tại thủ tục thanh lý hàng tồn đọng rất lâu. Liệu có thể rút ngắn thời hạn thanh lý 60 ngày thay vì 90 ngày.

Thời gian thanh lý thực hiện theo Thông tư số 203/2014/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thanh lý sớm thì liên hệ với doanh nghiệp kinh doanh cảng, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để được hướng dẫn.

Theo quy định tại Điều 6. Thông tư số 203/2014/TT-BTC:

“1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu tiên quý sau, doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm thông báo tình hình hàng hóa tồn đọng cho Chi cục Hải quan quản lý theo Mẫu số 06-TBTĐ ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp chưa đến thời hạn báo cáo định kỳ nhưng phát hiện hàng hóa đủ điều kiện xác định là hàng hóa tồn đọng là hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện.”

Như vậy, đối với các trường hợp trên, doanh nghiệp có thể liên hệ với doanh nghiệp kinh doanh cảng và Chi cục hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để kiến nghị thời hạn thanh lý hàng hóa tồn đọng theo quy định.

Công ty ký hợp đồng thương mại với Riotinto- Singapore là văn phòng đại diện bán hàng cho nhà máy sản xuất nguyên liệu nhôm thỏi cho Riotino Australia. Hàng được xuất từ cảng của Australia, C/O mẫu AANZ được cấp bởi Phòng thương mại Úc. Trên C/O mẫu AANZ nhà sản xuất stick vào ô “Subject off third party invoice”, tuy nhiên tại ô số 10 chỉ thể hiện một số hóa đơn duy nhất từ đại diện bán hàng là Riotinto- Singapore vì Riotino Aluminium Australia chỉ là nhà sản xuất nên không trực bán hàng (Đây là lý do tại ô số 10 không có hóa đơn thứ 2).

Từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2018, Công ty NS Bluscope vẫn nhập nguyên liệu này bình thường với thuế suất ưu đãi từ C/O mẫu AANZ nêu trên. Tuy nhiên đến tháng 7/2018 thì Chi cục HQ Quản lý Hàng Đầu tư từ chối mẫu C/O form AANZ (xin đính kèm) và chúng tôi phải nộp thuế nhập khẩu là 3%.

Trên đây là tóm tắt sơ bộ về mẫu C/O AANZ mà chúng tôi đang vướng mắc, chúng tôi xin đính kèm tất cả giấy tờ chứng minh từ nhà máy sản xuất ở Australia, Văn phòng đại diện bán hàng, Riotino Singapore và các giấy tờ liên quan. Kính mong Ban lãnh đạo xem xét lại trường hợp mẫu C/O AANZ của Riotino Australia chứng nhận xuất xứ hàng hóa bán cho chúng tôi là hợp lệ.

Theo trình bày của Doanh nghiệp thì đây là trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba.

Theo quy định tại Phụ lục V-A (phần Overleaf Notes) ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24/9/2015 của Bộ Công Thương: “Trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba, phải đánh dấu √ vào mục “Subject of third-party invoice” tại ô số 13 và tên của công ty phát hành hóa đơn phải được ghi vào ô số 7. Số của hóa đơn do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu phát hành và số của hóa đơn (nếu biết được) do thương nhân phát hành cho việc nhập khẩu vào nước nhập khẩu cần được ghi trong Ô số 10;

Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại điểm 2.3 công văn số 8382/TCHQ-GSQL ngày 25/12/2017 thì: “Đối với C/O mẫu AANZ có hóa đơn nước thứ ba không khai báo hóa đơn của người xuất khẩu/ nhà sản xuất theo quy dịnh tại Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24/9/2015: Yêu cầu từ chối C/O theo thủ tục quy định.”

Chúng tôi là doanh nghiệp thương mại (không có hoạt động sản xuất). Nếu chúng tôi mua sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất và chỉ định DN chế xuất này trực tiếp xuất khẩu, thì doanh nghiệp chúng tôi có thể ký hợp đồng ngoại thương với khách hàng nước ngoài không và có thể đứng tên trên tờ khai hải quan xuất khẩu hay không?

Và có được hưởng miễn thuế hay không?

Trong trường hợp này, nếu DN chế xuất bán hàng cho doanh nghiệp chúng tôi để xuất khẩu và phát sinh thuế giá trị gia tăng thì DN chúng tôi có được hoàn thuế hay không?

Có 03 nội dung liên quan cau hỏi của DN:

Thứ nhất: Tại Điều 05 Nghị Định 08/2015 quy định về  Người khai hải quan gồm:

Thứ hai: DN có vốn đầu tư nước ngoài khi xuất khẩu trực tiếp thì phải có quyền XK được quy định tại TT 08/2013/TT_BCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công thương.

Thứ  ba:  Tại Nghị định 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 quy định:

Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu

Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

Căn cứ nội dung quy định trình bày trên. Trường hợp Cty nêu là không có quy định để được thực hiện.

Theo Hiệp định thương mại tự do song phương Hàn-Việt (KVFTA), Điều 3.8 về hàng hoá ưu đãi thuế quan: “Hàng hoá được hưởng ưu đãi thuế quan phải được vận chuyển trực tiếp giữa lãnh thổ của các bên”. Trên thực tế, vì một số lý do về địa lý hoặc yêu cầu đặc biệt liên quan đến vận chuyển, mặc dù hàng hoá được vận chuyển từ ngoài lãnh thổ của một bên nhưng vẫn được xem là vận chuyển trực tiếp.

Vận chuyển hàng hoá đường biển giữa Hàn Quốc và Việt Nam chưa có tuyến trực tiếp nên thông thường hàng hoá phải ghé qua cảng ở một nước thứ 3 như Hong Kong hoặc Đài Loan. Khi Hải Quan TP. HCM kiểm tra các chứng từ vận tải biển (B/L) và thấy lô hàng không được trực tiếp vận chuyển từ cảng của Hàn Quốc đến cảng của Việt Namthì không cho phép doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi VKFTA.

Cụ thể, nếu trên B/L ghi như sau thì không được hưởng thuế suất ưu đãi VKFTA:

“Route for the carrying vessel is as below: BUSAN-HONGKONG (hoặc TAIWAN)-HOCHIMINH”

Hiệp định thương mại tự do Hàn-Việt (KVFTA) đã được nội luật hoá bằng Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Công Thương. Theo đó, liên quan đến việc vận chuyển trực tiếp, Điều 9 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT đã quy định:

“1. Hàng hoá được hưởng ưu đãi thuế quan cần đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này và được vận chuyển trực tiếp giữa các lãnh thổ của các nước thành viên.

Điều 10 Phụ lục IV cũng quy định các chứng từ được nộp cho cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu khi hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước trung gian không phải là nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu bao gồm:

-Trường hợp mã HS code ghi trên giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp khác với mã HS code áp dụng ở quốc ngia nhập khẩu hàng thì hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam đó không được hưởng thuế suất ưu đãi FTA tại quốc gia nhập khẩu.

-Kiến nghị: Chúng tôi kiến nghị như sau: Nếu như chúng tôi cung cấp được các giấy tờ chứng minh hồ sơ hải quan của quốc gia nhập khẩu thì cho phép chúng tôi điều chỉnh lại mã HS code trên tờ khai xuất khẩu cũng như trên giấy chứng nhận xuất xứ.

Điều 1 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Công Thương hướng dẫn về việc kê khai trên C/O. Theo đó, Ô số 7 trên C/O ghi mã HS hàng hóa của nước nhập khẩu.

Việc kê khai mã HS trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã được quy định rõ tại mục 2.65 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Theo đó, mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan là mã số hàng hóa quy định tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.

Đề nghị doanh nghiệp thực hiện việc khai báo mã số hàng hoá trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trường hợp có vướng mắc khi xin cấp C/O liên quan đến việc khai báo mã số HS trên C/O khác với mã số hàng hoá trên tờ khai hải quan, đề nghị doanh nghiệp liên hệ cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam để được xem xét giải quyết

Xin vui lòng hướng dẫn cách thức tra cứu mã HS code, biểu thuế, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O):

1/ Các văn bản quy phạm pháp luật:

HS Code (Mã HS) là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành có tên là “HS – Harmonized Commodity Description and Coding System”

Đơn giản chúng ta có thể hiểu HS Code là mã phân loại của hàng hóa, nó được dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.

Làm thế nào để xác định mã HS cho hàng hóa một cách chính xác để dự tính trước được mức thuế sẽ phải nộp?

Hiện tại, Ngành Hải quan đang áp dụng các văn bản sau để xác định mã HS code và mức thuế:

Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan;

Thông tư 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.

Để tra cứu mã HS và thuế suất cho mặt hàng nhập khẩu, có thể sử dụng các cách thức sau:

+Tra cứu bằng sách in do Bộ Tài Chính phát hành:  Phương pháp này hơi mất thời gian, tuy nhiên khi tra cứu nhiều và có phương pháp tra cứu, đặc biệt nên áp dụng 6 quy tắc phân loại hàng hóa vào tra cứu thì sẽ quen dần.

+ Tra cứu bằng internet: Tra cứu trên trang Web “ Hải quan Việt Nam” và “Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh”.

Trang web “ Hải quan Việt Nam” vào phần tra cứu biểu thuế – phân loại –HS.

Trang “Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh” vào phần “tra cứu biểu thuế – mã HS”

Để tìm kiếm những thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực này, đăng nhập vào các trang web này và thực hiện theo hướng dẫn của chương trình.

Hướng dẫn cụ thể tra cứu tại trang web Hải quan Việt Nam:

Vào trang web “Hải quan Việt nam”, tiếp theo vào phần “dịch vụ công” chọn ‘tra cứu biểu thuế – phân loại – HS”, tiếp đến chọn biểu thuế cần tra cứu  tại phần “Biểu thuế – HS” ở bên phải màn hình. Bước tiếp theo nhập thông tin cần tra cứu  vào một trong các ô “mã số” ( mã HS) hoặc “mô tả  (tiếng Việt)” hoặc “mô tả ( tiếng Anh)” (hoặc có thể nhập hết các ô) sau đó bấm tìm kiếm, màn hình sẽ hiện các mã HS cũng như tên hàng có liên quan đến mặt hàng muốn tìm.

Sau khi vào tìm được mã HS phù hợp cho mặt hàng, nhập mã HS vào ô  “mã số” (có thể nhập thêm tên hàng vào phần “mô tả”) đồng thời vào phần “ chọn các thông tin dưới đây để hiển thị trên danh sách kết quả để tích vào ô chọn loại thuế nhập khẩu  (thuế nhập khẩu ưu đãi đối với trường hợp hàng có xuất xứ từ các nước có quan hệ tối huệ quốc với việt Nam (WTO) nhưng không có C/O ưu đã đặc biệt hoặc thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với trường hợp có C/O ưu đãi đặc biệt (chọn một trong các Hiệp định ưu đãi) sau đó bấm ‘tìm kiếm” màn hình sẽ hiện ra tên hàng, mã HS, thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng muốn tìm.

-Tra cứu thuế giá trị gia tăng:

Biểu Thuế giá trị gia tăng được ban hành kèm theo Thông tư 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam. Tra cứu biểu thuế tại trang web Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh – phần “dịch vụ công trực tuyến”.

Truy cập vào chương trình, chọn loại thuế cần tra cứu và thực hiện tương tự các bước hướng dẫn trên.

Doanh nghiệp của tôi là một doanh nghiệp đặt trong khu công nghiệp. Trừ trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất, tôi muốn biết điều kiện để được chứng nhận là doanh nghiệp chế xuất (EPE), cụ thể như sau:

– Điều kiện của doanh nghiệp EPE; và

-Thủ tục đăng ký doanh nghiệp EPE; Cơ quan, phòng ban và chuyên viên phụ trách để liên hệ.

Căn cứ Điều 1 Nghị định 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính phủ:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013:

“1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan trừ ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.

Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

–Thủ tục đăng ký doanh nghiệp EPE; Cơ quan, phòng ban và chuyên viên phụ trách để liên hệ:  Công ty liên hệ Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: 35 Nguyễn Bình Khiêm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh để được hướng dẫn.

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hoạt động tại Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất cung cấp nguyên phụ liệu nên giữ vai trò “xuất khẩu gián tiếp”. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sản phẩm hoàn chỉnh.

Các DN sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu theo đơn hàng của DN chế xuất.

Để được công nhận là DN “xuất khẩu gián tiếp”, các DN này khi cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho DN chế xuất, thì theo quy định hiện hành, hải quan phải tiến hành kiểm hoá và thủ tục này mất 3~5 ngày làm việc, gây chậm trễ trong việc giao hàng cho DN chế xuất.

Hoạt động kiểm hoá của hải quan cũng đòi hỏinhiều nhân lực và thời gian. Theo thủ tục hải quan hiện nay, việc kiểm hoá phải thực hiện hai lần, khi DN XK gián tiếp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho DN chế xuất và khi DN chế xuất xuất khẩu sản phẩm cuối cùng.

– Kiến nghị:  DN chế xuất sẽ làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu sản phẩm nên DN xuất khẩu gián tiếp trước khi giao nguyên phụ liệu cho DN chế xuất thì cơ quan hải quan chỉ cần thực hiện thủ tục kiểm tra hồ sơ, không cần kiểm hoá. Việc đơn giản hoá thủ tục hải quan như vậy góp phần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu gián tiếp của các doanh nghiệp.

Thủ tục Hải quan đối với hàng hoá mua bán giữa DNCX và DN nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính: hệ thống tự động phân luồng khi khai báo trên VNACCS

“DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này.”

Cải tiến thủ tục đăng ký hợp đồng gia công (Processing)

-Khó khăn: Để hưởng miễn thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu trong hợp đồng gia công, thì chúng tôi phải đăng ký trước hợp đồng gia công với Hải Quan trước khi thực hiện nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Ngoài hợp đồng gia công định kỳ (theo tháng, quý hoặc năm), đối với các hợp đồng không định kỳ,chúng tôi thường nhập nguyên liệu ngay sau khi ký hợp đồng gia công sơ lược (preliminary contractual agreement), và sau đó chúng tôi mới ký hợp đồng gia công chính thức.

Nếu nhập nguyên phụ liệu sản xuất trước rồi sau đó mới đăng ký với Hải quan hợp đồng gia công chính thức thì chúng tôi không được miễn thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu.

-Kiến nghị: Chúng tôi mong muốn Hải quan cải tiến thủ tục Hải quan đối với thủ tục đăng ký hợp đồng gia công,cụ thể là bỏ thủ tục này, hoặc đơn giản hóa thủ tục này, hoặc cho phép đăng kýhợp đồng gia công sau khi nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Hiện nay, thủ tục hải quan đối vói hàng gia công, SXXK thực hiện theo quy định tại TT 38/2015/TT-BTC. Theo đó, không có quy định DN phải đăng ký hợp đồng gia công với cơ quan hải quan.

Căn cứ Điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC:

Trước khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công cho Chi cục Hải quan quản lý nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21, mẫu số 22 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc theo mẫu số 18/TBHĐGC/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Hệ thống tự động tiếp nhận và phản hồi số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công.

Tổ chức, cá nhân chỉ thông báo một lần và thông báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã thông báo. Số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công được khai trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị và sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công tại ô giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 01, mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vây, việc hệ thống tự động tiếp nhận và phản hồi số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công cũng đã góp phần làm đơn giản hoá thủ tục này.

Cải tiến thủ tục đăng ký định mức nguyên phụ liệu

-Khó khăn: Khi chúng tôi nhập nguyên phụ liệu để gia công thì chúng tôi phải khai báo hải quan vềđịnh mức nguyên liệu sử dụng thực tế và tỉ lệ hao hụt nguyên liệu.

Thế nhưng trên thực tế, chúng tôi không thểxác định chính xác định mức nguyên liệu thực tế sử dụng và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu. Do đó, có chênh lệch giữađịnh mức đăng kývới hải quan lúc ban đầu và khi thanh lý hợp đồng gia công.Cơ quan hải quan chỉ chấp nhận tỉ lệhao hụt đã đăng ký thôi.

Chúng tôi mong muốncải tiến quy định về thủ tục thanh lý và thủ tục đăng ký định mức: 1) Bỏ các thủ tục này; 2) Thống nhất thủ tục thanh lý.

Căn cứ Điều 55 TT 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC,

Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá đế sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh.. .thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2);

Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.

Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức thực tế).

Vật tư không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho của vật tư này.

Khi doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia công/sản xuất xuất khẩu thì thường cộng thêm 2% tỷ lệ hao hụt nguyên liệu để xử lý cho các trường hợp như dùng làm hàng mẫu, thay thế cho nguyên liệu hỏng hoặc thiếu, hoặc sản phẩm lỗi. Khi nhập khẩu thêm nguyên liệu cho các trường hợp trên thì vẫn phải trả thuế nhập khẩu.

Để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, không thể tránh khỏi có tỷ lệ hư hỏng và thiếu hụt nhất định. Chúng tôi mong cơ quan Hải Quan hướng dẫn cho chúng tôi tiêu chuẩn của tỷ lệ hư hỏng và thiếu, và cách xử lý.

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC:

Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá đế sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh.. .thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2);

Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.

Phương pháp xử lý nguyên liệu thừa

-Khó khăn: Đối với nguyên liệu bị hư hỏng trong phần tỉ lệ hao hụt trong gia công sản xuất, thì chúng tôi gặp khókhăntrong việc lưu trữnguyên liệu hư hỏngđócho đến khi được cơ quan Hải quan xác nhận.

-Kiến nghị: Chúng tôi muốn biết các tiểu chí, quy địnhcụ thể về xử lýnguyên liệu bị hư hỏng trong phần tỉ lệ hao hụt trong công đoạn sản xuất.

Hơn nữa, chúng tôi mong muốn cơ quan hải quan có phương án xử lý liên quan đến tỉ lệ hao hụt nêu trên một cách hợp lý.

Căn cứ Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC,

Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.

Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.

Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau:

a.1) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;

a.2) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.

Thủ tục xuất trả máy móc, thiết bị tạm nhập ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;

d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;

d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.

d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.

Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”

Về mâu thuẫn giữa quy định cũ và mới liên quan

-Khó khăn: Liên quan đến xuất khẩu gián tiếp, Điều 86 của Thông tƯ 38/2015/TT-BTCquy định về xuất khẩu gián tiếp, nhưng Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13, và Nghị định 134/2016/ND-CP không có quy định vềvấn đề này nên chúng tôi gặp nhiều khó khăn trên thực tế.

-Kiến nghị: Chúng tôi mong muốn Hải quan TP.HCM kiến nghịlên các cơ quan cấp trên: Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải Quan,để sửa đổi , bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC. Và đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hải Quan TP.HCM thì chúng tôi mong muốn có hướng dẫn của Hải quan TP, qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc trên địa bàn TP.HCM.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định rõ tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Đề nghị Doanh nghiệp nghiên cứu để thực hiện.

Thực tế thực hiện TTHQ đối hàng hoá XNK tại chỗ theo quy định trên không phát sinh vướng mắc.  Công ty cũng không nêu rõ vướng mắc về vấn đề cụ thể nào nên khó trả lời chính xác. Tuy nhiên, qua trải nghiệm thực tế có nhiều DN thắc mắc về việc sử dụng hoá đơn GTGT đối với hàng hoá XNK tai chỗ. Vướng mắc này được Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện tại Công văn 16809/BTC-TCT ngày 25/11/2016.

a..Lợi ích của việc giám sát hải quan tự động khi được triển khai là gì?

* Lợi ích của việc giám sát hải quan tự động:

Khi triển khai Đề án này sẽ tạo ra bước đột phá mới trong công tác quản lý hải quan tại cảng biển, cảng hàng không, nhằm đơn giản hóa, hài hòa thủ tục hải quan với thủ tục của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng biển, cảng hàng không thông qua Hệ thống công nghệ thông tin tập trung để cập nhật, trao đổi, xử lý dữ liệu với các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, qua đó giúp rút ngắn thời gian, chi phí đi lại cho người khai hải quan so với phương thức giám sát truyền thống; Đồng thời giúp tăng cường công tác quản lý của cơ quan Hải quan trong giám sát, kiểm tra và kiểm soát hải quan theo dõi chặt chẽ kịp thời quá trình di chuyển, biến động và tình trạng hàng hóa từ khi vào đến khi ra khỏi cảng, kho hàng, cũng như quá trình vận chuyển giữa các địa điểm chịu sự giám sát của Hải quan. Đối với doanh nghiệp có những lợi ích cụ thể như sau:

* Đối với doanh nghiệp kho, cảng:

+ Tiếp cận thông tin (dưới dạng điện tử) về hàng hóa do các bên cung cấp gồm Hải quan, Hãng vận tải, Hãng giao nhận, Doanh nghiệp XNK nhanh chóng, chính xác, kịp thời;

+ Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch cũng như triển khai các hoạt động kinh doanh: chủ động xắp xếp hàng hóa trong kho, bãi cảng đối với các lô hàng không cần soi chiếu hay các lô hàng được thông quan để giao cho người khai hải quan giảm thời gian, chi phí xắp xếp như trước đây;

+ Giảm khối lượng nhân công và giảm chi phí do giảm thiểu hồ sơ giấy trao đổi với hãng vận tải cũng như cơ quan hải quan;

+ Giảm thời gian hàng hóa lưu giữ trong kho từ đó tăng khả năng cạnh tranh;

* Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

+ Giảm thời gian đi lại giữa cơ quan Hải quan và kho bãi cảng giúp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa và chi phí cho doanh nghiệp;

+ Thực hiện thủ tục nhận hàng đơn giản tại kho bãi cảng, chủ động thời gian nhận hàng với doanh nghiệp kinh doanh cảng;

+ Không thực hiện thanh lý tờ khai hải quan qua khu vực giám sát mà được thực hiện tự động thông qua hệ thống điện tử giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp kho cảng.

-Phía doanh nghiêp có sự nhầm lẫn giữa thông quan và xác nhận qua khu vực giám sát:

+  Đối với trường hợp tờ khai chưa ở trạng thái thông quan trên hệ thống thì chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát ( Hệ thống Hải quan sẽ không gửi thông tin cho cảng để cho phép lấy hàng ra khỏi cảng).

+ Đối với trường hợp tờ khai đã thông quan và hàng đã qua khu vực giám sát nhưng tờ khai  chưa được hệ thống tự động xác nhận qua khu vực giám sát  thì doanh nghiệp cần liên hệ với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa qua khu vực giám sát hoặc doanh nghiệp kinh doanh kho , bãi cảng lưu giữ hàng hóa để phân tích nguyên nhân và phối hợp xử lý.

Kế hoạch chiến lược của Hải quan TP.HCM tương ứng như thế nào với kế hoạch của Ủy ban quốc gia về tạo thuận lợi thương mại để thực thi thỏa thuận Tạo thuận lợi thương mại WTO?

Thực hiện cam kết của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với các chỉ tiêu: tối thiểu bằng các nước ASEAN 4 về tất cả các chỉ tiêu: khởi nghiệp, hải quan, thuế; Giảm giấy tờ, thời gian, chi phí về các thủ tục liên quan đến XNK hàng hóa từ 90 giờ đối với hoạt động NK và 70 giờ đối với hoạt động XK trong năm 2017 xuống còn 41 giờ đối với hoạt động NK và 36 giờ đối với hoạt động XK vào năm 2020.

Ngành Hải quan nói chung và Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi thương mại theo cam kết tại Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO (chính thức có hiệu lực từ ngày 22/2/2017) và cam kết của Chính phủ:

– Hoàn thiện, phổ biến, tuyên truyền hệ thống văn bản pháp luật.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan: triển khai hệ thống VNACC/VCIS trên toàn quốc; thực hiện Đề án thanh toán điện tử, kết nối Hệ thống giữa cơ quan hải quan với kho bạc, ngân hàng; triển khai Đề án quản lý giám sát, hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không.

– Đơn giản hóa thủ tục hải quan thông qua việc bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; giảm bớt các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và cho phép DN nộp hồ sơ điện tử; minh bạch và giảm thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Thực hiện cơ chế một cửa quốc gia để các bộ ngành thực hiện thủ tục hành chính chuyên ngành bằng phương thức điện tử. Triển khai chương trình DN ưu tiên và doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan.

– Phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành kiểm tra hàng hóa chuyên ngành tại cửa khẩu nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa.

– Tăng cường trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải thuộc lĩnh vực quản lý hải quan.

Công ty có vướng mắc cần tư vấn như sau:

+ Khi DNCX giao dịch bán hàng hóa với doanh nghiệp trong nước thì có cần quản lý tách biệt NVL, linh kiện, sản phẩm nhập khẩu với hàng hóa, sản phẩm cho mục đích xuất khẩu không ?

+ Nếu tách biệt sản phẩm, hàng hóa được phép giao dịch bán hàng cho doanh nghiệp trong nước với sản phẩm, hàng hóa sẽ được xuất khẩu theo từng thủ tục thông quan XNK thì có được không ?

Căn cứ khoản 5 Điều 1 Nghị định 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chí phủ quy định:“5. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định.

Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.”

Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp công ty nhập khẩu NPL từ nước ngoài để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán vào thị trường nội địa vẫn được xem là quan hệ xuất khẩu, do đó công ty không cần tách biệt NPL nhập khẩu dùng để sản xuất sản phẩm bán vào thị trường nội địa hay dùng xuất khẩu; Lưu ý, DNCX khi bán sản phẩm do công ty sản xuất vào thị trường nội địa cần căn cứ Giấy phép đầu tư được cấp và quy định tại Nghị định 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 để thực hiện.

– Có Nghị định hoặc Thông tư quy định về vấn đề này hay không?

– Việc tham vấn sẽ được sắp xếp khi cần thiết cho mỗi lần thông quan? Hay chỉ được sắp xếp khi xác định số tiền tính thuế cơ sở cho các giao dịch phức tạp?

– Ban tham vấn trực thuộc đơn vị của cơ quan hải quan như Chi cục Hải quan TP.HCM hay không?

Về “thời gian đề nghị tham vấn” sẽ được thông báo thông qua hệ thống hay như thế nào?

Tham vấn trị giá hải quan được quy định tại các văn bản sau:

– Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan.

– Khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Tại Cục Hải quan TP.HCM, Cục trưởng đã phân cấp cho các Chi cục Hải quan thực hiện công tác tham vấn giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chi cục Hải quan cửa khẩu thông báo cơ sở nghi vấn, mức giá và phương pháp do cơ quan Hải quan dự kiến xác định và thời gian tham vấn thông qua Hệ thống hoặc Thông báo nghi vấn trị giá khai báo theo mẫu số 02A/TB-NVTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Thời gian tham vấn: kể từ khi Doanh nghiệp đăng ký tờ khai, thông quan hàng hóa nếu có nghi vấn giá khai báo thấp thì thời hạn tham vấn, xác định trị giá tính thuế sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

2.1: Công ty hiện nay đang khai báo tại Chi cục Hải quan Cảng SG KV.1 Cát Lái, Chi cục đã yêu cầu khai báo chi phí D/O và chi phí vệ sinh container theo công văn số 1237/TCHQ-TXNK ngày 08/3/2018 của Tổng cục Hải quan. Đề nghị Hải quan hướng dẫn công văn mới nhất quy định Doanh nghiệp không cần kê khai thêm chi phí D/O và vệ sinh container vì doanh nghiệp khai báo theo điều kiện CIF.

2.2: Khi khai báo phí D/O, CIC và phí vệ sinh container vào tờ khai trị giá thì tiền hàng tính bằng VNĐ chênh lệch so với tiền hàng tính bằng đồng ngoại tệ, vậy việc này có ảnh hưởng giá đến thuế XNK của Doanh nghiệp hay không?

Tại sao phí THC, CFS lại cộng vào trị giá tính thuế nhập khẩu khi hàng đã nhập theo giá CIF.

Căn cứ công văn số 3581/TCHQ-TXNK ngày 20/6/2018 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về các khoản cộng chi phí vận tải và các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Cục Hải quan TP.HCM có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 1 khoản 6 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định: “Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan:

“2. Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

Căn cứ Điều 13 điểm 2 khoản g Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính quy định:

“g) Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.

Trường hợp các chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên đã bao gồm trong chi phí vận tải quốc tế hoặc đã bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì được trừ ra khỏi trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu nếu đáp đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

Tại công văn số 3581/TCHQ-TXNK ngày 20/6/2018 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về các khoản cộng chi phí vận tải và các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo Điều 13 khoản 2 điểm g Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính, theo đó lô hàng nhập khẩu nào đáp ứng đủ 3 điều kiện tại Điều 13 khoản 1 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính đều phải cộng vào giá giao dịch.

Về cơ cấu giá thành đối với chi phí vận chuyển, theo đó:

Cơ cấu giá thành gồm 3 khoản phải thu: phí Local charge (surcharges) tại nước xuất khẩu + cước vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu (freight) + phí Local charge (surcharges) tại nước nhập khẩu.

Nếu người bán hàng theo điều kiện giao hàng “CF/ CIF” thì chỉ cần thanh toán phí Local charge (surcharges) tại nước xuất khẩu + cước vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu (freight) cho Đơn vị vận chuyển hàng hóa (Hãng tàu) thì hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên (không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên). Do đó phí Local charge (surcharges) tại nước nhập khẩu là khoản thu hộ Hãng tàu để bù đắp cho những khoản chi phí phát sinh sau khi hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

Căn cứ công văn số 6142/BTC-CST ngày 09/5/2016 của Bộ Tài Chính thì người mua hàng (Việt Nam) theo điều kiện CF/ CIF thì người bán (nước ngoài) phải thanh toán các khoản phụ thu phí Local charge (surcharges) tại nước nhập khẩu.

Cục Hải quan TP.HCM đã chỉ đạo các Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các đơn vị trực thuộc kiểm tra kỹ hồ sơ và bộ chứng từ nhập khẩu do doanh nghiệp xuất trình, nếu trường hợp nào thỏa mãn đủ 3 điều kiện quy định tại Điều 13 khoản 1 điểm a, b và c Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính đều phải hướng dẫn doanh nghiệp khai báo cộng vào trị giá giao dịch.

Căn cứ Điều 13 khoản 1 điểm c Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Điều 13 khoản 2 điểm g.1 Thông tư số 39/2015/TT-BTC: trị giá của chi phí vận chuyển cộng thêm theo Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC phải được xác định trên cơ sở hợp đồng vận tải hàng hóa, các chứng từ liên quan đến việc vận tải hàng hóa có thể hiện các khoản chi phí phải cộng (CIC, D/O, vệ sinh container – được gọi là phí Local charge tại nước nhập khẩu) nếu phát sinh thì hướng dẫn Doanh nghiệp khai báo khoản cộng về chi phí vận tải, bảo hiểm được quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC. Trường hợp người nhập khẩu không ký hợp đồng vận chuyển với Hãng tàu mà mua hàng theo điều kiện CF/ CIF thì không thỏa mãn đủ 3 điều kiện tại Điều 13 khoản 1 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính.

Tóm lại căn cứ trình bày nêu trên, Cục Hải quan TP.HCM căn cứ công văn số 3581/TCHQ-TXNK ngày 21/6/2018, công văn số 5475/TCHQ-TXNK ngày 20/9/2018 và công văn số 797/TCHQ-TXNK ngày 01/02/2019 của Tổng cục Hải quan để áp dụng như sau:

“Chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trả cho những hoạt động phát sinh sau khi hàng hóa nhập khẩu đã đến cửa khẩu nhập đầu tiên hoặc hàng hóa không đáp ứng đồng thời các điều kiện tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính thì không phải cộng vào trị giá hải quan”

Những trường hợp nào ngoài quy định nêu trên mà hải quan vẫn yêu cầu khai báo, đề nghị Doanh nghiệp liên hệ ngay đường dây nóng của Cục Hải quan TP.HCM để phản ánh.

Cơ quan Hải quan có cho phép Doanh nghiệp tra cứu thông tin tờ khai hải quan trị giá thấp (hiện tại thông tin tờ khai loại này không có trên Cổng Thông Tin Hải Quan điện Tử)

Về nguyên tắc bảo mật thông tin cho khách hàng: cộng đồng Doanh nghiệp không được phép biết được thông tin của Doanh nghiệp khác.

Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 do Bộ Tài Chính quy định phương pháp tính thuế đầu tiên là tính theo giá khai báo nếu hồ sơ của Doanh nghiệp hợp lệ (không mâu thuẫn, không sai sót) và thỏa mãn đủ 4 điều kiện của phương pháp giá giao dịch.

Nếu giá khai báo thấp hơn giá tại cơ sở dữ liệu của hải quan, lúc này doanh nghiệp có nghĩa vụ giải trình về 4 điều kiện được quy định tại Điều 6 khoản 3 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.

Công ty nước ngoài cung cấp cho khách hàng của mình mức giá thấp hơn đối với các đơn đặt hàng số lượng lớn. Rõ ràng có thể thấy là đơn đặt hàng trị giá 1 triệu đô la Mỹ sẽ thấp hơn đơn đặt hàng ít hơn, chỉ có 100.000 đô la Mỹ.

Tuy nhiên, công ty thường xuyên gặp rắc rối với cách định giá của hải quan. Nhân viên hải quan thường không tin giá khai báo của công ty mà đưa giá tham chiếu để kết luận không tính thuế theo giá khai báo của công ty.

Nhân viên hải quan làm như vậy có đúng không, đề nghị Cục Hải quan cho biết quy định nào?

Trường hợp Doanh nghiệp nêu là điều bình thường trong thương mại quốc tế. Căn cứ Điều 15 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính nếu khoản giảm giá mà người bán dành cho người mua thuộc các khoản giảm giá về:

và thỏa mãn các điều kiện quy định tại điều này thì cơ quan hải quan sẽ tính thuế theo trị giá thực tế đã thanh toán.

Trường hợp Doanh nghiệp nêu là giảm giá do cấp độ số lượng và cấp độ thương mại. Nếu khoản giảm giá cao hơn từ 5% trở lên giá bình thường sẽ do Tổng cục Hải quan xem xét.

Các quy định hiện tại của WTO cho phép người nước ngoài thực hiện các hoạt động phân phối để bán trực tiếp cho khách hàng chứ không phải thông qua các nhà phân phối, giá của họ đương nhiên sẽ thấp hơn vì họ bán hàng cho họ từ văn phòng tại nước sở tại hoặc mua trực tiếp từ một bên thứ ba ở nước ngoài. Trong cả hai trường hợp, giá sẽ thấp hơn khi doanh nghiệp ở nước ngoài bán cho bên thứ ba không liên quan. Tuy nhiên, có một số lo ngại rằng hải quan không chấp nhận mức giá thấp như vậy.

Vui lòng tư vấn cho các công ty cách xử lý tình huống như vậy.

Việt Nam đang áp dụng đầy đủ Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định trị giá GATT).

Gía bán trực tiếp từ nhà sản xuất (đại lý chính hãng) đương nhiên sẽ thấp hơn giá bán cho các nhà phân phối, đại lý cấp 2, cấp 3 tại Việt Nam: vì sẽ tăng chi phí đầu vào.

Căn cứ Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính, Hải quan sẽ chấp nhận giá khai báo nếu giá khai báo của doanh nghiệp thỏa mãn đủ 4 điều kiện dưới đây:

Điều kiện 1: quyền định của nhà nhập khẩu;

Điều kiện 2: Giá khai báo không phụ thuộc vào những điều kiện từ 2 bên mua và bán làm chúng không phản ánh đúng bản chất của hàng hóa được mang đi bán.

Điều kiện 3: người mua hàng không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hoá nhập khẩu mang lại cho người bán hoặc đối tượng thứ 3 theo chỉ định của người bán mà không khai báo hải quan;

Điều kiện 4: Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

Giữa cơ sở dữ liệu giá của cơ quan hải quan và trị giá giao dịch (thoả mãn Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC) thì cơ quan xác định trị giá tính thuế như thế nào?

Ví dụ: Công ty nhập khẩu mặt hàng A có trị giá giao dịch (trị giá invoice) là 100USD. Nhưng trên cơ sở dữ liệu giá cơ quan hải quan cho mặt hàng A này là 120USD. Vậy trị giá tính thuế mặt hàng A là 100USD hay 120USD. Căn cứ nào để hải quan định giá 120USD?

Nếu hàng hóa nhập khẩu không đủ điều kiện để tính thuế theo trị giá giao dịch thì hải quan sẽ căn cứ mức giá nêu tại điểm 2 để điều chỉnh giá tính thuế. Sản phẩm 10USD hay 12USD không phải là yếu tố để hải quan hoặc doanh nghiệp quan tâm.

Quan trọng nhất là sản phẩm 10USD hoặc 12USD có đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC hay không?.

Trong quá trình NK hàng hóa thiết bị chiếu sáng, Công ty chúng tôi thường gặp những vấn đề về giá như sau:

– Giá từ phía đầu nhà máy giảm theo định kỳ, 1 tháng, 2 tháng, khi khai báo, Hải quan HCM không chấp nhận giá mới trên bộ chứng từ để tính thuế, vẫn dựa trên giá cũ cao hơn để tính thuế.

– Cùng 1 sản phẩm nhưng Philip Việt Nam sẽ mua từ những nhà máy khác nhau ở China, hay Châu âu nên giá NK cũng khác nhau. Từ đó  Hải quan HCM yêu cầu giải trình giá và vẫn áp giá cao nhất.

Vậy đối với DN nhập khẩu, giá như thế nào là hợp lệ để được thông quan nhanh nhất?

Căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính quy định phương pháp trị giá giao dịch là giá thực tế đã trả hay sẽ phải trả, trả trực tiếp hay gián tiếp thỏa mãn đủ các điều kiện theo quy định (4 điều kiện tại phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu) sẽ được cơ quan hải quan chấp nhận giá khai báo. Trong quá trình tham vấn: Doanh nghiệp cố gắng bố trí người đến làm việc, mang theo toàn bộ giấy tờ, chứng từ để chứng minh với công chức Hải quan, ký biên bản tham vấn. Trong thời hạn 5 ngày cơ quan hải quan sẽ ban hành Thông báo trị giá hải quan.

Nguyên tắc xác định trị giá phải căn cứ vào giá cả của hàng hóa được bán trong kỳ kinh doanh bình thường của hàng hóa. Việc Doanh nghiệp phản ánh hải quan yêu cầu giải trình sau đó vẫn áp giá cao nhất theo quan điểm của Cục Hải quan TP.,HCM là chưa đúng quy định, tuy nhiên cũng cần xem lại tất cả hồ sơ, chứng tư như biên bản tham vấn, căn cứ bác bỏ giá khai báo, tờ trình xác định trị giá, phương pháp xác định trị giá mới có thể đưa ra kết luận chính xác.

Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Chi cục trưởng hoặc Phòng Thuế XNK (thông qua đường dây nóng để phản ánh).

Điều 14 Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định: “Phí bản quyền là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ để được chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ”.

Hỏi: Quy định về điều chỉnh cộng phí bản quyền chỉ giới hạn ở tiền bản quyền liên quan đến “Quyền sở hữu trí tuệ” hay có mở rộng sang tiền bản quyền được trả theo luật chuyển giao công nghệ hay không?.

Lý do Doanh nghiệp đặt câu hỏi là: Trên thực tế cán bộ Hải quan thường xem xét điều chỉnh cộng tiền bản quyền, không phân biệt là bản quyền liên quan đến chuyển giao công nghệ hay liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Phí bản quyền là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ để được chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ”.

Khoản điều chỉnh cộng phí bản quyền chỉ giới hạn ở tiền bản quyền liên quan đến “Quyền sở hữu trí tuệ” liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu.

Tiền bản quyền được trả theo Luật chuyển giao công nghệ nếu không liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thì không phải là điều khoản cộng theo Điều 14 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính.

Hiện tại thông báo tham vấn giá có phân chia thành thông báo tham vấn giá chỉ sử dụng 01 lần và thông báo tham vấn giá sử dụng nhiều lần không? Hay là tất cả thông báo tham vấn giá đều được sử dụng cho lô hàng sau nếu doanh nghiệp NK măt hàng tương tự không thay đổi?

Theo quy định hiện hành thông báo tham vấn giá sẽ có thời hạn trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Sau khi tham vấn: hải quan ban hành Thông báo xác định trị giá (1).

– Nếu Doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng lại Thông báo (1) thì đề nghị hải quan áp dụng lại Thông báo (1) để xác định giá cho các lô hàng giống hệt tiếp theo mà không cần phải qua tham vấn.

– Chưa có văn nào quy định thời hiệu của Thông báo 1 lần, sử dụng nhiều lần nhưng căn cứ 6 phương pháp quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính thì thời hiệu là 60 ngày hoặc nhiều nhất là 90 ngày cơ quan hải quan sẽ thẩm định tính hợp lý của mức giá để đưa ra quyết định có sử dụng tiếp tục hay không.

Theo Hiệp định Xác định trị giá tính thuế hải quan (gọi tắt là Hiệp định), nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu là giá giao dịch thực tế.

+ Tại Việt Nam, nếu trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá nhập khẩu thấp hơn so với “trị giá giao dịch của hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại (không phải hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự), thì Hải quan không chấp nhận trị giá giao dịch mà áp dụng trị giá của hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại….

Do doanh nghiệp không nêu cụ thể trường hợp nào nên Cục Hải quan TP.HCM trả lời về nguyên tắc như sau:

– Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT);

– Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

– Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018  của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

– Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ;

– Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

đ) Phương pháp trị giá tính toán;

Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.

Đối với phương pháp trị giá khấu trừ, cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính.

Giao dịch của doanh nghiệp chúng tôi thuộc diện giao dịch giữa “người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt” nên Hải quan thường không công nhận trị giá giao dịch thực tế của chúng tôi.

+ Chúng tôi đề nghị cơ quan hải quan cho chúng tôi cơ hội để giải trình để chứng minh rằng mối quan hệ đăc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá nhập khẩu.

+ Và nếu áp dụng phương thức 4 thì đề nghị Hải quan áp dụng chính xác quy định tại Điều 10 của Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

Do doanh nghiệp không nêu cụ thể trường hợp nào nên Cục Hải quan TP.HCM trả lời như sau:

Mối quan hệ đặc biệt được quy định cụ thể tại Điều 10 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính:

– Tại khoản 4 có quy định về thủ tục khai báo, kiểm tra như sau:

Như vậy, khi có mối quan hệ đặc biệt, doanh nghiệp có quyền giải trình và cung cấp thêm thông tin có liên quan đến mối quan hệ đặc biệt đó, nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu quy định tại Khoản 2 Điều này.

Khi nhập khẩu hàng hoá, dù giá khai báo hải quan là giá giao dịch thực tế, nhưng hải quan vẫn xác định trị giá hải quan cao hơn để tính thếu nhập khẩu và VAT nếu cho rằng trị giá khai báo trên hoá đơn thấp. Trong trường hợp này, chúng tôi phải làm gì để hải quan chấp nhận trị giá giao dịch thực tế?

Do doanh nghiệp không nêu cụ thể trường hợp nào nên Cục Hải quan TP.HCM trả lời như sau:

Khi cơ quan hải quan nghi vấn giá khai báo của doanh nghiệp, trong quá trình tham vấn hoặc kiểm tra sau thông quan, doanh nghiệp có quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu… để chứng minh về giá giao dịch của mình khi làm việc với cơ quan hải quan.

Câu 12: Kết quả tham vấn của cấp Chi cục có được công nhận toàn quốc hay không? Nếu không thì nó được công nhận ở cấp độ nào?

Căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính: trị giá hải quan được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch nếu hồ sơ lô hàng thỏa mãn đủ các điều kiện và không vi phạm các nội dung quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính.

Về lý thuyết: Thông báo kết quả tham vấn của cấp Chi cục Hải quan có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên cũng tùy theo điều kiện mà cấp Chi cục Hải quan hoặc cấp Cục Hải quan tại các địa phương khác (ngoài thành phố Hồ Chí Minh) hoặc cấp Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan TP.HCM sẽ trực tiếp tham vấn để xác định trị giá mà không sử dụng Thông báo kết quả tham vấn của cấp Chi cục Hải quan.

Kết quả (Thông báo về trị giá) của việc tham vấn 1 lần có thời gian hiệu lực trong bao lâu?

Kết quả (Thông báo về trị giá) của việc tham vấn 1 lần có thời gian hiệu lực khi hàng hóa đó có sự thay đổi về trị giá trên thị trường và từ Nhà sản xuất, người bán hàng.

Lúc này Doanh nghiệp có trách nhiệm thông tin cho Chi cục Hải quan để thực hiện kiểm tra mức giá và sẽ Thông báo kết quả tham vấn 1 lần để thay thế Thông báo kết quả tham vấn 1 lần đã có sự thay về giá và thông thường Thông báo sẽ sử dụng không quá 90 ngày.

Theo quy định tại Điều 1 khoản 14 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính: Cộng đồng Doanh nghiệp có thể yêu cầu Cục Hải quan TP.HCM và các Chi cục Hải quan trực thuộc thực hiện kiểm tra và chấp nhận kết quả xác định trị giá tính thuế của lô hàng tiếp theo mà doanh nghiệp đã xuất khẩu, nhập khẩu; nghiệp vụ này được gọi là “tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả nhiều lần tiếp theo” nếu mức giá khai báo không thay đổi. Mục đích: hạn chế việc Lãnh đạo Doanh nghiệp phải cử nhân viên đi lại làm việc với cơ quan hải quan nhiều lần, mất thời gian của Doanh nghiệp nhưng kết quả xác định trị giá tính thuế của cơ quan hải quan không thay đổi.

Để cùng thực hiện tốt và hiệu quả chủ trương của Chính phủ và Bộ Tài Chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Cục Hải quan TP.HCM thông báo để Lãnh đạo Qúy Doanh nghiệp để thực hiện quyền lợi của mình mà Pháp luật đã quy định.

Về việc tham vấn giá một lần, nội dung “Cục Hải quan TP.HCM đã đề nghị thống nhất cách hiểu mức giá không thay đổi” Hiện tại, Cục Hải quan TP.HCM có đề xuất đến Tổng cục Hải quan việc áp dụng cách hiểu này tại các cơ quan hải quan toàn quốc hay không? Hay chỉ đề xuất áp dụng cho những doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của Cục Hải quan TP.HCM?

Về việc tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả nhiều lần:

–  Theo quy định tại Điểm 6 Khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính:

Điều kiện áp dụng đối với tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần: thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị tham vấn một lần so với hàng hóa giống hệt, tương tự đã có kết quả tham vấn không thay đổi.

Trong thời hạn làm thủ tục hải quan, người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan áp dụng kết quả tham vấn 1 lần cho các lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo thông qua Hệ thống hoặc Thông báo nghi vấn trị giá khai báo.

Theo quy định này, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng kết quả tham vấn 1 lần khi có mức giá khai báo không thay đổi so với mức giá hàng hóa giống hệt, tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận hoặc xác định giá.

Kết quả tham vấn có được sử dụng để tham chiếu cho việc nhập khẩu tại cửa khẩu khác hoặc tỉnh khác với cửa khẩu tỉnh mà Doanh nghiệp đã thực hiện tham vấn?

Doanh nghiệp đã nhập khẩu và kê khai mã HS theo đúng mã HS trên C/O và cũng đã được công nhận tại 1 số quốc gia khác. Gần đây Doanh nghiệp được đề nghị phải xác định lại mã HS và chịu ấn định thuế vì khai sai mã HS. Doanh nghiệp đã tiếp xúc với hải quan Hải phòng và được tham khảo kết quả phân tích một loại hàng cùng loại nhưng của Doanh nghiệp khác nhập khẩu và kết quả phân tích là áp mã HS khác mã HS mà Doanh nghiệp chúng tôi đang kê khai. Chúng tôi phải làm gì để chứng minh chúng tôi đã kê khai đúng mã HS theo đúng C/O và phân tích hàng hóa tại nước xuất khẩu (cũng như tại các nước thành viên khác của WTO)?

Theo quy định giữa các quốc gia thành viên của Hiệp định thương mại tự do FTAs: HS code ghi trên C/O không phải là căn cứ để xác định mã số và tính thuế, chỉ có giá trị tham khảo. Tuy nhiên nếu HS code trên C/O khác với HS code theo biểu thuế XNK do Chính phủ ban hành và Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài Chính mà hàng hóa thay đổi hoàn toàn về tính chất, công dụng mà biểu thuế đã quy định thì C/O đó không đủ điều kiện để tính thuế theo mức thuế ưu đãi đặc biệt (FTA) mà phải tính thuế theo mức thuế ưu đãi (MFN). Ví dụ kiểm tra hàng hóa có HS code thuộc nhóm 2909 (rượu) nhưng trên C/O HS Code thể hiện thuộc nhóm 2940 (đường tinh khiết). Khác hoàn toàn về tên hàng, công dụng. Tốt nhất đề nghị Doanh nghiệp liên hệ với bất kỳ Chi cục Hải quan nào hoặc Phòng Thuế XNK – Cục Hải quan TP.HCM để được tư vấn về HS code hàng hóa mình sẽ nhập khẩu để yêu cầu người bán thể hiện đúng HS code tại nước nhập khẩu.

Thống nhất mã số HS (Hamonize System)

Căn cứ Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ; Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 và Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài Chính và Chú giải HS:

Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định:

“Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”.

Căn cứ quy định tại khoản 2, điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ: “Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụngcủa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

Căn cứ quy định trên đây thì một mặt hàng chỉ có 1 mã số HS duy nhất. Việc Doanh nghiệp nêu tại Singapore áp mã số 2309.90.20 là chế phẩm dùng trong chăn nuôi nhưng khi qua Việt Nam lại áp mã số 3808.92.90 là thuốc diệt côn trùng. Hai sản phẩm này hoàn toàn khác nhau nên không thể xảy ra.

Đề nghị Doanh nghiệp liên trực tiếp nơi làm thủ tục để hải quan xem xét lại và có thể đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định mã số.

Các ví dụ phân loại mã số HS, cũng như kết quả các ví dụ hướng dẫn có được công khai trên trang web hay không?

Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam quy định:

“Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là cơ sở để xác định mức thuế, thực hiện chính sách quản lý hàng hóa; được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan”.

Doanh nghiệp đã làm tờ khai nhập khẩu sản phẩm điện tử để bán hàng cho khách hàng  trong nước. Trong quá trình kê khai phân loại sản phẩm, mã HS do công ty kê khai không được cán bộ kiểm hóa chấp thuận.

Thực tế doanh nghiệp đã điều chỉnh mã HS theo yêu cầu của cán bộ hải quan. Tuy nhiên, khi chấp nhận thông quan, doanh nghiệp bị phạt hành chính.

Hỏi việc phạt hành chính đúng hay sai? Cơ quan hải quan có hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp để tránh bị phạt hành chính không? Cơ quan Hải quan có cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp tìm hiểu để áp mã HS theo đúng quy định không?

Tình huống doanh nghiệp nêu trên thuộc trường hợp người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan và cơ quan hải quan đã thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan, và người khai hải quan thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa được quy định tại điểm 1a.3 khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Vì vậy, căn cứ điểm 2a khoản 5 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định: “Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc trường hợp cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm”;

Căn cứ điểm 1a.3 khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định: “Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Do vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đối với trường hợp nêu trên của doanh nghiệp là đúng quy định pháp luật.

* Trả lời nội dung hỏi cơ quan hải quan có hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp để tránh bị phạt hành chính không?

Căn cứ điểm 1a.1 khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định: “Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan”.

Vì vậy, để không vi phạm và không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp thực hiện việc khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan.

* Trả lời nội dung cơ quan Hải quan có cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp tìm hiểu để áp mã HS theo đúng quy định không?

Trường hợp Doanh nghiệp có vướng mắc về việc phân loại hàng hóa thì Doanh nghiệp có thể liên hệ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan, Phòng Thuế XNK, Phòng Nghiệp vụ tại các Cục Hải quan địa phương để được hướng dẫn.

Trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu xác định trước về mã số hàng hóa thì nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan năm 2014, Điều 23 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ cho Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.

Hiện nay, trên trang web của Tổng cục Hải quan cũng có phần mềm tra cứu mã số hàng hóa. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu, thực hiện.

Công ty chúng tôi hiện đang nhập khẩu nguyên liệu thép không gỉ về gia công, sản xuất. Khi thông quan nhập khẩu được chi cục hải quan yêu cầu phân tích phân loại để kiểm tra khai báo mã HS đã đúng mã hàng và đúng thuế suất hay chưa?

Công ty chúng tôi luôn trên tinh thần hợp tác với chi cục để kiểm tra, rà soát khai báo đúng mã hàng, đóng đúng thuế. Nhưng thời gian ra kết quả phân tích phân loại trong vòng 6 tháng thì quá lâu.

Kiến nghị đến quý cơ quan hải quan có thể rút ngắn thời gian phân tích phân loại ngắn lại là 1 tháng hay chậm nhất là 03 tháng. Rất mong sớm nhận được câu trả lời từ quý cơ quan.

Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa và Quyết định số 2999/QĐ-TCHQ ngày 06/9/2017 của Tổng cục Hải quan ban hành quy chế kiểm định, phân tích phân loại hàng hóa thì thời hạn ra Thông báo kết quả phân tích là 5 ngày và chậm nhất là 8 ngày làm việc.

Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Lãnh đạo Chi cục Hải quan (nơi gửi mẫu đi phân tích) để biết kết quả.

Theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC thì mã HS của mắm tôm (mắm ruốc) thuộc nhóm 1605, giống với mã của  EU. Nhưng với Thông tư số 65/2017/TT-BTC thì mã HS của mắm tôm là 21039021, trong khi mã HS của Châu Âu vẫn như cũ. Vậy khi xin C/O Form A cho thị trường EU thì chúng tôi khai theo mã HS của Việt Nam hay EU?

Nhà nhập khẩu của chúng tôi ở EU yêu cầu chúng tôi khai mã HS của EU trên bộ chứng từ nhưng bên VCCI không chấp nhận cấp C/O Form A theo mã HS của EU. Chúng tôi muốn hỏi là Việt Nam có văn bản nào quy định áp mã HS trên C/O Form A không? (Nghĩa là quy định ghi mã HS của Việt Nam hay của nước nhập khẩu?)

Từ ngày 01/01/2018 Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 do Bộ Tài Chính ban hành đã hết hiệu và thay bằng Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 do Bộ Tài Chính ban hành danh mục hàng hóa XNK Việt Nam.

Căn cứ Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ ban hành biểu thuế xuất khẩu –  nhập khẩu ưu đãi thì mặt hàng mắm ruốc (mắm tôm) đã được định danh cụ thể tại chương 21, nhóm 2103 – mã số 21039021 thuế nhập khẩu ưu đãi là 30%.

Châu âu cấp C/O mẩu A ghi mã số của mắm ruốc vào phân nhóm 1605 không ảnh hưởng gì đến việc khai báo và tính thuế khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Có quy định rằng “Sau khi hàng hóa đã thông quan, hải quan thực hiện Kiểm tra sau thông quan xác định lại mã số HS hoặc Doanh nghiệp tự phát hiện & khai bổ sung mã số HS dẫn đến thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu, người khai hải quan thực hiện kê khai điều chỉnh”. Chúng tôi cho rằng mã số HS đã được kiểm tra tại thời điểm thông quan, nhưng ở đây lại viết “Kiểm tra sau thông quan xác định lại mã số HS”, vậy khi thực tế bị kiểm tra (thanh tra) thì có thực hiện theo hồ sơ đã lưu trữ của người nhập khẩu không?

Khoản 1 Điều 77 Luật Hải quan quy định:

“1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan”.

Việc kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được phân công cho các công chức Hải quan Đội Thủ tục nơi làm thủ tục cho hàng hoá nhập khẩu thực hiện. Ngoài ra, còn có các đơn vị như Kiểm tra sau thông quan, Thanh tra (gồm Thanh tra Của Cục Hải quan TP.HCM, thanh tra Tổng cục Hải quan, Thanh tra Bộ Tài Chính), Kiểm toán cũng sẽ kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ.

Việc kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan thực hiện thường xuyên, không phân biệt các trường hợp, nguyên nhân hay cơ sở nào.

Đối tượng kiểm tra: Hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định tại Luật Hải quan, trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra.

Về thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan :

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan phát sinh tại Chi cục Hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Thành phố và Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan thuộc diện phải kiểm tra trong thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai đến ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra.

Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành đối với doanh nghiệp được phân thành 3 cấp là: Thanh tra cấp cục Hải quan tỉnh, thành phố; Thanh tra cấp Tổng cục Hải quan và Thanh tra Bộ Tài Chính.

Có hai hình thức kiểm tra sau thông quan và Thanh tra là để đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoặc theo dấu hiệu vi phạm.

Về trình thự, thủ tục kiểm tra của cơ quan hải quan, được quy định cụ thể tại Quyết định số 1921/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 06 năm 2018 về việc ban hành quy trình phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu do Tổng cục Hải quan đã ban hành.

“Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”.

Khoản 4 Điều 6 Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 cũng quy định:

“Trường hợp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan hữu quan khác ban hành văn bản sửa đổi, hướng dẫn phân loại, làm ảnh hưởng tới quá trìnhkhai báo hải quan về mã số, mức thuế và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của người khai hải quan, người nộp thuế thì thực hiện phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế kể từ ngày văn bản sửa đổi hướng dẫn phân loại có hiệu lực pháp luật theo quy định”.

Do đó, việc phát hiện doanh nghiệp áp sai mã HS tại thời điểm làm thủ tục hải quan sẽ phải điều chỉnh lại theo đúng quy định.

Các trường hợp điều chỉnh mã HS hàng hoá của cơ quan Hải quan, lý do, cơ sở điều chỉnh được nêu rõ trong các kết luận Kiểm tra sau thông quan, kết luận Thanh tra, biên bản làm việc giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp hoặc được chỉ thị trên hệ thống khai báo điện tử.

Áp dụng biểu thuế FTA sau khi chuyển đổi mã HS

Đơn vị chúng tôi nhập khẩu nhựa tổng hợp từ công ty mẹ tại Hàn Quốc. Hàng hóa được áp dụng mã HS AAAA.AA khi khai báo hải quan xuất khẩu tại Hàn Quốc và bắt đầu được nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 1 năm 2016. Mã HS này được áp dụng biểu thuế ưu đãi MFN với thuế suất 0%.

Tháng 02 năm 2018, công ty chúng tôi nhận được thông báo từ Cục Hải quan có thẩm quyền về việc mã HS của hàng hóa trên được chuyển đổi thành AAAA.BB. Mã mới này có thuế suất theo biểu thuế MFN là 3%. Chúng tôi có thể tận dụng ưu đãi của hiệp định VKFTA nếu được cấp và nộp C/O chứng nhận hàng hóa xuất xứ Hàn Quốc Trường hợp này thuế suất bằng 0%.

Sau ngày được thông báo chuyển đổi mã HS, chúng tôi khai báo với mã AAAA.BB, nộp C/O và được áp thuế thuế suất 0%.

Vậy xin hỏi, chúng tôi có phải nộp thuế với thuế suất 3% đối với phần hàng hóa đã khai báo hải quan nhập khẩu trước năm 2018 hay không?

Trong trường hợp cơ quan truy thu đối với các đơn hàng nhập khẩu khai báo trước ngày được thông báo chuyển đổi mã HS thì chúng tôi có được miễn thuế hoặc hoàn thuế theo trình tự nộp C/O và nhận áp dụng ưu đãi sau nhập khẩu theo hiệp định FTA hay không?

Đối với những đơn hàng mà thời gian khai báo hải quan nhập khẩu đã quá thời hạn áp dụng hiệp định VKFTA (1 năm) thì có được hoàn thuế nhập khẩu hay không?

Căn cứ Điều 7 khoản c Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 do Bộ Tài Chính ban hành, có hiệu lực pháp luật từ ngày 05/6/2018: Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan tínnh thuế theo mức thuế MFN, không áp dụng thuế FTA, sau khi hàng hóa đã thông quan cơ quan hải quan kiểm tra xác định lại mã số HS từ AAAA.AA sang AAAA.BB hoặc người khai hải quan tự phát hiện và điều chỉnh lại mã số HS AAAA.AA sang AAAA.BB dẫn đến thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu. Người khai hải quan được nộp bổ sung C/O FTA để áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với điều kiện C/O FTA còn trong thời hạn hiệu lực theo quy định của Hiệp định Thương mại tự do. Đối với những đơn hàng mà thời gian khai báo hải quan nhập khẩu đã quá thời hạn áp dụng hiệp định VKFTA (1 năm hoặc 365 ngày) thì C/O mẫu VK không còn giá trị pháp lý nên phải tính thuế theo mức thuế MFN theo mã số HS đã điều chỉnh.

Có nhiều trường hợp cùng một loại hàng hóa nhập khẩu nhưng Hải quan các nơi (Tp.HCM, Hà Nội) có nhận định và áp mã HS khác nhau. Xin hỏi ngành Hải quan có đang thực hiện những giải pháp nhằm thống nhất ý kiến trong nội bộ không? Nếu có, xin cho biết đó là những giải pháp gì và đang thực hiện ở mức độ nào? Cũng như khi nào thì hoàn thành.

1/ Về phân tích để phân loại hàng hóa:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: “Trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định tính chính xác việc phân loại hàng hóa của người khai hải quan thì thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa”.

Quy chế phân tích để phân loại hàng hóa được quy định cụ thể tại Quyết định số 2999/TCHQ-TXNK ngày 06/9/2017 của Tổng cục Hải quan về việc Quy chế kiểm định, phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2/ Về việc thông báo kết quả phân loại:

“Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục Hải quan là cơ sở để xác định mức thuế, thực hiện chính sách quản lý hàng hóa, được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan và hải quan và công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan” theo quy định tại định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 14/2015/TT-BTC.

3/ Về sử dụng kết quả phân tích, phân loại : được quy định cụ thể tại các văn bản sau đây:

Tại điểm g khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính: “Người khai hải quan được sử dụng kết quả  phân tích, phân loại đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng công dụng nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa XNK được sửa đổi, bổ sung”;

Tại Khoản 13 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính : “Trường hợp lô hàng xuất khẩu,  nhập khẩu đã được thông quan trên cơ sở kết quả phân tích, giám định để xác định tên hàng, mã số hàng hóa thì cơ quan hải quan có thể sử dụng kết quả phân tích, giám định của lô hàng này để thực hiện thủ tục hải quan cho các lô hàng tiếp theo của chính người khai hải quan có cùng tên hàng, xuất xứ, mã số hàng hóa khai báo, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất (đối với hàng hóa nhập khẩu).

4/ Về gửi kết quả phân tích phân loại:

Sau khi có kết quả phân loại hàng hóa, “Tổng cục Hải quan sẽ công khai các thông tin nêu tại điều 14 Thông tư số 14/2015/TT-BTC trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan để người khai HQ, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, cơ quan Hải quan các cấp, công chức HQ sử dụng” (Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 14/2015/TT-BTC).

Căn cứ theo các quy định nêu trên, thì việc phân loại hàng hóa được thực hiện thống nhất trong toàn ngành, đảm bảo một mặt hàng chỉ có một mã số. Tuy niên trên thực tế vẫn còn tồn tại một số trường hợp cá biệt chưa thống nhất do tính chất phức tạp của hàng hóa, trường hợp hàng hoá thuộc “Danh mục không lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” ( Phụ lục II Quyết định 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan) nên việc xác định chính xác mã số còn phải “căn cứvào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”(quy định tại khoản 2, điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015). Đối với những trường hợp chưa thống nhất về phân loại hàng hoá nêu trên, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố sẽ báo cáo Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn thống nhất thực hiện trong toàn ngành.

Có cách nào để kiểm tra được chính xác mã HS mà không cần có lô hàng thực tế không? Nếu có, vui lòng hướng dẫn chúng tôi cách thực hiện.

Doanh nghiệp có thể nghiên cứu HS, Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam, các biểu thuế XK, biểu thuế NK và mặt hàng dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu để xác định chính xác mã số HS.

Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị xác định trước mã số hàng hoá theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ; Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số là cơ sở để khai hải quan khi làm thủ tục hải quan và có hiệu lực tối đa không quá 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành.

Cơ sở pháp lý để thay đổi cách tính thuế nhập khẩu ưu đãi cho C/O form E hàng Trung Quốc, cụ thể mã HS 4011, trước đây 0%, hiện tại 20%.

Căn cứ Nghị định số 153/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ quy định biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Trung quốc, nhóm hàng 4011 có nhiều phân nhóm 6 số và mỗi phân nhóm 6 số có nhiều dòng  hàng, mỗi dòng hàng có nhiều mức thuế suất khác nhau. Vì vậy, chưa đủ căn cứ để trả lời chính xác cho Doanh nghiệp. Về nguyên tắc xây dựng biểu thuế FTA, theo cam kết giữa các quốc gia thành viên Asean và Trung quốc lộ trình sẽ cắt giảm thuế từng dòng thuế theo từng năm, năm sau sẽ giảm hơn năm trước đó hoặc giữ nguyên mức thuế của năm trước đó, vì vậy không thể có tình trạng trước đây thuế suất 0%, sau này thuế suất lại tăng lên 20%.

Có thể giấy chứng nhận xuất xứ (C/O mẫu E) của Doanh nghiệp không đủ điều kiện để tính thuế theo biểu thuế ưu đãi đặc biệt FTA nên cơ quan Hải quan đã tính thuế theo mức thuế ưu đãi MFN.

Công ty nhập khẩu nguyên liệu theo hình thức kinh doanh bình thường, đóng thuế nhập khẩu bình thường. Một phần nguyên liệu đã nhập khẩu được dùng để sản xuất, sau đó xuất khẩu. Công ty muốn thực hiện việc hoàn thuế nhập khẩu cho số lượng hàng đã xuất khẩu này. Sản phẩm xuất khẩu khai báo mục đích sử dụng một số cho dược phẩm, một số cho mỹ phẩm.

Tờ khai nhập khẩu chúng tôi có thể khai dùng chung cho dược phẩm và mỹ phẩm được không? Chúng tôi có thể nhận được sự hướng dẫn từ bộ phận Hải quan nào để triển khai vấn đề này?

Đề nghị Doanh nghiệp nghiên cứu Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định về hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất và Điều 1 khoản 63 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế.

Tại sao Doanh nghiệp chúng tôi phải trả thuế Nhập khẩu cho hàng hóa PMD (hàng mẫu phi thương mại) từ Đức, Trung Quốc chuyển tới Việt Nam? Doanh nghiệp chúng tôi cần những số hàng mẫu đó để thu thập báo giá từ các nhà máy tại VN và tạo ra nguồn đầu tư từ nước ngoài vào các đơn hàng sản xuất tại VN.

Tiền thuế là 25% của việc mua hàng mẫu theo giá bán lẻ. Việc văn phòng Hải quan tính thêm phí xử lý hàng hóa theo các lô hàng và công thêm phí lưu kho lưu bãi tính theo ngày. Khi Dn chúng tôi không xác nhận những chi phí đó và thường phải tranh luận với các nhân viên hải quan vì họ không chấp nhận giá bán lẻ mà chúng tôi đưa ra bằng việc cung cấp đường link trực tiếp từ nhà bán lẻ và phía Hải quan tự đưa ra một mức giá bán lẻ cao hơn giá bán thị trường và không có bất kỳ bằng chứng nào. Do đó, thời gian để thảo luận giải quyết đó thì phía DN sẽ phải chịu thêm phí lưu kho gia tăng theo ngày và chúng tôi không thể nhận hàng mẫu đúng thời hạn để làm việc theo hạn chót của bên khách hàng đưa ra.

Thủ tục hàng chính này vô hình chống lại hiệp định thương mại FTA về việc Chính phủ VN hỗ trợ các DN để thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN. DN của chúng tôi là cơ quan xắp xếp nguồn đầu tư nước ngoài trị giá hàng triệu dô la Mỹ hàng năm. Vẫn phải trả mức phí NK hàng mẫu cao để tạo ra việc làm mang nguồn đầu tư nước ngoài vào VN. Do đó, chúng tôi không thuyết phục vì cho tới giờ đã và sau hơn 2 năm vẫn chưa tìm được giải pháp nào cho quy định này làm ảnh hưởng nhiều tới các dự án có thể mang lại nhiều cơ hội cho các nhà máy tại VN. Làm lỡ mất cơ hội nhận thêm nhiều đơn hàng với doanh thu hàng trăm ngàn đô la Mỹ trên từng đơn hàng.

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng, theo đó quà biếu, quà tặng được miễn thuế như sau: Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trị giá hải quan không vượt quá 2.000.000 đồng hoặc có trị giá hải quan trên 2.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 200.000 đồng được miễn thuế không quá 04 lần/năm.

Miễn thuế nhập khẩu cho trường hợp thuê đơn vị khác gia công một phần trong công đoạn sản xuất:

Tổng cục Hải Quan đã ban hành công văn số 4007/TXNK-CST đưa ra ý kiến về việc miễn thuế hoặc hoàn thuế nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu dùng trong sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Theo nội dung công văn thì doanh nghiệp nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ không thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu nếu đơn vị đó sản xuất thành phẩm bằng cách thuê gia công bên ngoài toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất.

Tổng cục Hải quan đã đưa nội dung Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP làm căn cứ trả lời. Theo điều khoản này quy định thì một trong những điều kiện để được miễn thuế nhập khẩu là doanh nghiệp phải “có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu” và như vậy việc “thuê gia công bên ngoài” sẽ được coi là không đủ điều kiện miễn thuế.

Thực tế, một đơn vị thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất thành phẩm sẽ không hiệu quả bằng việc phân công sản xuất cho các doanh nghiệp chuyên mộn theo từng công đoạn. Do vậy, hầu hết doanh nghiệp đều tận dụng thuê gia công bên ngoài trong sản xuất. Đặc biệt đối với lĩnh vực công nghệ cao thì một doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng xử lý tất cả các công đoạn sản xuất phức tạp.

Cho tới thời điểm hiện tại, trường hợp doanh nghiệp sản xuất thành phẩm qua thuê gia công ngoài toàn bộ hay 1 phần sẽ được miễn thuế nhập khẩu hoặc được hoàn thuế nếu chứng minh được lượng nguyên liệu nhập khẩu đã được tiêu thụ (đưa vào sản xuất) theo trình tự quyết toán (Liquidation) sau khi xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu từ nay nội dung ý kiến trả lời doanh nghiệp của Tổng cục Hải quan như trên được đưa vào áp dụng một cách chính thức thì đây sẽ là bất lợi lớn với nhiều doanh nghiệp.

Hơn nữa, biện pháp này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xuất khẩu mà còn có khả năng gây thiệt hai không nhỏ cho sự phát triển của các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia vào quá trình gia công hàng hóa xuất khẩu.

Vậy xin hỏi, theo như điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì trường hợp thuê gia công bên ngoài có được miễn thuế nhập khẩu và hoàn thuế hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu” thuộc đối tượng được miễn thuế.

Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ không quy định cho trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình sản xuất xuất khẩu sau đó thuê gia công lại một vài công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm để xuất khẩu hoặc tiếp tục sản xuất để xuất khẩu.

Cục Hải quan TP.HCM ghi nhận những khó khăn, bất cập đối với trường hợp nêu trên và đã có các văn bản báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét đề xuất miễn thuế nhập khẩu cho trường hợp nêu trên.

Tuy nhiên theo công văn số 1738/TXNK-CST ngày 11/4/2018 và công văn số 2405/TXNK-CST ngày 14/5/2018 của Cục Thuế xuất nhập khẩu – Tổng cục Hải quan thì các trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình sản xuất xuất khẩu nhưng giao cho các đơn vị khác (không phải chi nhánh phụ thuộc) gia công toàn bộ hoặc gia công một số công đoạn sau đó nhận sản lại sản phẩm để xuất khẩu hoặc tiếp tục sản xuất để xuất khẩu thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hoá được miễn thuế theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nên không được miễn thuế nhập khẩu đối với phần hàng hoá nhập khẩu đưa đi gia công.

Hiện nay Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Quan điểm của Cục Hải quan TP.HCM khi tham gia ý kiến hàng hóa sản xuất – xuất khẩu thuê gia công lại vẫn thuộc đối tượng miễn thuế;

Cách thức mua vật tư, nguyên liệu còn thừa sau khi gia công hàng hóa xuất khẩu Đơn vị chúng tôi thành lập và vận hành nhà máy tại Việt Nam. Theo hợp đồng gia công, đơn vị chúng tôi được giao sợi và gia công sản xuất vải tại nhà máy Việt Nam, sau đó bán hoặc xuất khẩu.

Trong quá trình sản xuất, đôi khi có phát sinh sợi dư thừa từ số sợi được giao gia công. Trong trường hợp này, nhà máy tại Việt Nam muốn mua lại số sợi thừa từ công ty mẹ tại Hàn Quốc. Đề nghị quý cơ quan cho biết quy trình thủ tục để đơn vị có thể trực tiếp mua vật tư, nguyên liệu gia công hàng xuất khẩu còn lại tại nhà máy ở Việt Nam.

Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, nếu người mua nguyên liệu, vật tư dư thừa là tổ chức, cá nhân (không phải là bên nhận gia công) tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

a.1) Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

a.3) Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;

a.4) Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.

b.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

b.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;

b.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

Cục Hải quan TP.HCM đề nghị Doanh nghiệp nghiên cứu hướng dẫn trên đây để thực hiện.

Hàng hóa mua để thực hiện quyền xuất khẩu thì có được hoàn thuế nhập khẩu và thuế GTGT hay không?

Do nội dung câu hỏi doanh nghiệp nêu chưa rõ là mua từ đâu để xuất khẩu nên trả lời như sau:

– Trường hợp mua hàng từ nội địa để thực hiện quyền xuất khẩu: Khi mua doanh nghiệp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm c.1, khoản 3, Điều 77 Điều 77 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Do đó, không phát sinh thuế nhập khẩu phải nộp trong trường hợp này.

– Trường hợp mua từ Doanh nghiệp chế xuất khác để xuất khẩu: theo quy định tại điểm c.2, khoản 3 Điều 77 Thông tư số 38/2015/TT-BTC khi mua từ Doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục như doanh nghiệp nội địa mua hàng hóa của Doanh nghiệp chế xuất, khi xuất khẩu làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh; thực hiện kê khai, tính thuế (nếu có). Trường hợp này có phát sinh thuế nhập khẩu nhưng không thuộc trường hợp được hoàn theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH-13.

– Trường hợp nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình A41, xuất kinh doanh theo quyền xuất khẩu  theo loại hình B11. Trường hợp này có phát sinh thuế nhập khẩu nhưng không thuộc trường hợp được hoàn theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH-13.

– Trường hợp nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình A41, đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH-13. Điều kiện và thủ tục hoàn thuế đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 77 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì Doanh nghiệp chế xuất thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa để kê khai nộp thuế GTGT cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

Việc hoàn thuế GTGT đề nghị doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn.

Là doanh nghiệp chế xuất; hình thức kê khai nộp thuế GTGT.

Tháng 9/2018 vừa qua, Chi cục Kiểm tra sau thông quan có đến kiểm tra việc xuất nhập tồn hàng hóa trong 5 năm gần đây và chúng tôi bị truy thu nộp thuế nhập khẩu & thuế GTGT vì đã để chênh lệch âm giữa tồn kho thực tế với số liệu khai báo hải quan.

Do sai sót, công ty khai báo nhiều mã sản phẩm có định mức thấp hơn thực tế (định mức chưa bao gồm hao hụt), thậm chí  có nhiều mã sản phẩm khai báo hao hụt  là 0%, nhưng thực tế luôn có hao hụt, dẫn đến có sự khác biệt giữa định mức chung khi khai báo với thực tế sử dụng (định mức chung thấp hơn thực tế sử dụng), gây ra chênh lệch âm giữa tồn kho thực tế & số liệu khai báo hải quan (số liệu thực tế ít hơn).  Công ty chúng tôi không bán nguyên liệu hoặc sản phẩm vào thị trường nội địa, công ty nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất sản phẩm qua thị trường Nhật Bản.

Do vậy, Công ty kính đề nghị Cục Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết : việc ấn định thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với công ty TNHH TF (Việt Nam) có đúng hay không? Vì công ty không kê khai thuế GTGT nên cũng sẽ không được khấu trừ. Mặt khác, bản chất thuế GTGT và thuế nhập khẩu chỉ tính khi bán ra thị trường nội địa Việt Nam.

* Việc ấn định thuế nói trên đối với Doanh nghiệp là đúng quy định hiện hành.

Các căn cứ trong hoạt động quản lý về hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu và Doanh nghiệp Chế xuất:

– Khoản 1 Điều 29 Luật hải quan số 54/2014/QH13;

(Điều 29 quy định về Khai hải quan)

– Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;

(Điều 25 quy định về Khai hải quan)

– Khoản 1 Điều 2; khoản 1 Điều 18; khoản 1 Điều 70; khoản 1 Điều 74; khoản 1 Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC;

(Điều 2 – Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về quyền nghĩa vụ của người khai hải quan; Điều 18 quy định về Khai hải quan; Điều 70 quy định về thủ tục nhập khẩu Nguyên liệu vật tư và xuất khẩu sản phẩm; Điều 74 và 75 quy định về các nguyên tắc chung và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Doanh nghiệp chế xuất).

Hàng hóa là Nguyên liệu vật tư (NLVT) nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu của Doanh nghiệp Việt Nam nói chung, của Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) nói riêng là đối tượng phải thực hiện thủ tục hải quan, phải “khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ…..và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai”, và phải chịu sự kiểm tra giám sát hải quan; phải thực hiện kê khai và báo cáo nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo đúng loại hình quy định và phải tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật về nội dung đã khai báo.

Nguyên liệu vật tư do DNCX thực hiện nhập khẩu, xuất khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu thuộc “đối tượng không chịu thuế” vẫn phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định chung về loại hình nhập SXXK; không có quy định riêng về thủ tục hải quan cho đối tượng DNCX và miễn làm thủ tục đối với hàng hóa là NLVT phục vụ sản xuất xuất khẩu. Hàng hóa thuộc “đối tượng không chịu thuế” phải đảm bảo các điều kiện tuân thủ pháp luật về nội dung khai báo và làm thủ tục với cơ quan hải quan; cơ quan hải quan thực hiện việc quản lý giám sát chủ yếu là gián tiếp thông qua hồ sơ hải quan, nội dung khai báo về hàng hóa và mục đích sử dụng NLVT nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu; Người khai hải quan phải có trách nhiệm quản lý và khai báo với cơ quan hải quan chính xác về chủng loại, số lượng NLVT nhập khẩu; số lượng tồn thực tế tại Công ty. Khi có biến động, thay đổi nội dung đã khai hải quan (Quyết toán với cơ quan hải quan), Công ty có trách nhiệm khai bổ sung. Có chênh lệch mà không khai báo với cơ quan hải quan theo quy định là người khai hải quan đã không thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật của mình.

* Căn cứ xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan khi phát hiện chênh lệch NLVT phát sinh chênh lệch:

Trong câu hỏi, doanh nghiệp đã xác định “do sai sót, Công ty khai báo nhiều mã sản phẩm có định mức thấp hơn thực tế…..gây ra chênh lệch âm giữa tồn kho thực tế và số liệu khai báo hải quan…chúng tôi không bán Nguyên liệu hoặc sản phẩm vào thị trường nội địa….”.

Do sai sót trong quản lý đã để phát sinh chênh lệch nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, thì lượng phát sinh tồn âm được hiểu là thất thoát NLVT và doanh nghiệp không chứng minh được đã được dùng NLVT để sản xuất hàng xuất khẩu, nên không còn là NLVT thuộc đối tượng được miễn thuế nữa.

Theo kết quả kiểm tra sau thông quan thì cơ quan Hải quan cũng không kết luận doanh nghiệp bán nguyên liệu hay sản phẩm vào thị trường nội địa nên bản chất của việc ấn định thuế không phải với lý do là bán nguyên liệu hay sản phẩm vào thị trường nội địa.

Trong quá trình kiểm tra sau thông quan, doanh nghiệp đã không giải trình được lượng NLVT chênh lệch giữa tồn kho và lượng tồn khai báo (giữa báo cáo tồn khi thực tế và báo cáo nhập xuất tồn).

Về vấn đề khấu trừ thuế GTGT đề nghị Doanh nghiệp căn cứ Điều 12 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QHH12 được sửa đổi bổ sung tại Luật số 31/2013/QH1.

Căn cứ khoản 3 Điều 79 Luật hải quan số 54/2014/QH13:

Căn cứ mục c khoản 2 Điều 37; khoản 1 Điều 39; khoản 6 Điều 108  Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; khoản 3 Điều 35; mục a khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 để thực hiện ấn định thuế theo quy định. Theo Điều 59 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi sung tại khoản 38 Điều 1 Thông tư  số 39/2018/TT-BTC, thì:

Việc xử lý kết quả kiểm tra quy định tại điểm a, điểm b khoản này được áp dụng cho cả trường hợp khi xử lý kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư;

– Theo quy định tại mục c khoản 2 Điều 37 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; khoản 3 Điều 35 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013: “Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực”;

– Theo quy định tại mục a khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013: “…; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế”;

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

Hoàn thuế đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi xuất khẩu đi Campuchia.

Doanh nghiệp chưa nói rõ hàng xuất khẩu đi CPC là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hay là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Nhập khẩu máy móc sản xuất thức ăn gia súc” miễn thuế. Yêu cầu xem xét miễn thuế cho các phụ tùng thay thế liên quan.

Doanh nghiệp không nói rõ nên không có căn cứ trả lời. Đề nghị Doanh nghiệp nghiên cứu Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 (từ Điều 6 đến Điều 31) và liên hệ trực tiếp Phòng Thuế XNK – Cục Hải quan TP.HCM để được hướng dẫn.

Vướng mắc Thuế nhập khẩu đối với vật tư nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư

-Vấn đề pháp lý 1. Quy định về tài sản cố định của dự án không thống nhất giữa các cơ quan nhà nước.

Vật tư đồng bộ cho dự án đầu tư và có thể sản xuất tại việt nam thì không được ưu đãi thuế nhập khẩu.

Khoản 7, điều 103, Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính về các trường hợp miễn thuế, vật tư đồng bộ để tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư được miễn thuế nhập khẩu. Cũng trong điều khoản này, Vật tư chưa sản xuất được tại Việt Nam thì được miễn thuế. Danh mục vật tư trong nước sản xuất được quy định tại thông tư 14/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư.

Vậy, trong trường hợp vật tư đồng bộ để tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư và có thể sản xuất được tại Việt Nam, các Cơ quan Hải Quan có những cách giải thích và áp dụng khác nhau.

Danh mục hàng hóa đính kèm theo thông tư 14/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư ban hành dựa trên đề xuất của Bộ Công Thương và không có sự phân định rõ thẩm quyền quyết định khi có vướng mắc.

-Vấn đề pháp lý 2. Sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của Luật và các văn bản dưới Luật.

Vật tư đồng bộ để tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư và có thể sản xuất tại Việt Nam thì không được miễn thuế.

Luật 107/2016/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01/9/2016 đã bỏ đi điều khoản “Vật tư chưa sản xuất được trong nước được miễn thuế”. Nhưng Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính chưa được điều chỉnh theo hướng trên. Thông tư của Bộ Tài Chính chưa thống nhất với Luật, một số vật tư được áp dụng Luật số 107/2016/QH13 (được miễn thuế) và một số vật tư áp dụng thông tư 38/2015/TT-BTC (không được miễn thuế). Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giải thích và áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các Cơ quan Hải Quan.

Chính sách miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư thực hiện thông báo Danh mục hàng hoá miễn thuế dự kiến nhập khẩu từ ngày 01/9/2016 được áp dụng thống nhất theo các quy định như sau:

Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016.

Hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định thuộc đối tượng được miễn thuế phải phù hợp theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 11 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và Điều 14 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ.

Căn cứ xác định vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư được miễn thuế thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/3/2018). Trường hợp doanh nghiệp phát sinh vướng mắc liên quan đến Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được thì liên hệ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các Bộ ngành liên quan để giải quyết.

Miễn thuế đối với vật tư và phụ tùng của thiết bị nhập khẩu

– Khó khăn :Chúng tôi được hưởng miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc nhập khẩu cho nhà máy, nhưng đối với phụ tùng thay thế được nhập khẩu sau của các thiết bị, máy móc đó thì có trường hợp chúng tôi phải trả thuế cao.

-Kiến nghị: Chúng tôi muốn biết điều kiện nào để được hưởng miễn thuế nhập khẩu đối với phụ tùng thay thế của thiết bị, máy móc, màViệt Nam chưa thể sản xuất trong nước.

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 16 và Điều 17 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 thì hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư thuộc đối tượng miễn thuế phải thực hiện thông báo Danh mục hàng hoá miễn thuế dự kiến nhập khẩu trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu miễn thuế.

Để đảm bảo chính sách miễn thuế được áp dụng phù hợp quy định và thực tế của dự án, tại thời điểm thông báo Danh mục doanh nghiệp phải căn cứ các quy định nêu trên đối chiếu với thực tế quy mô, mục tiêu dự án để xác định số lượng, chủng loại hàng hoá nhập khẩu đề nghị miễn thuế phù hợp để đưa vào Danh mục.

Miễn thuế đối với thiết bị nhập khẩu thông qua công ty cho thuê tài chính.

-Khó khăn: Chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất. Khi chúng tôi nhập thiết bị thông qua công ty cho thuê tài chính, thì theo công văn 504/TXNK-CST của Tổng Cục Hải Quan, chúng tôi không hưởng được miễn thuế nhập khẩu.

-Kiến nghị: Chúng tôi để nghị Hải quan điều chỉnh lại quy định để nhất quán với luật thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo cho danh nghiệp chế xuất của chúng tôi được hưởng miễn thuế khi nhập thiết bị thông qua công ty dịch vụ tài chính.

Căn cứ quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016; Căn cứ Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 16346/BTC-TCHQ ngày 15/11/2016 thì trường hợp nhập khẩu hàng hóa cho bên thuê thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, Công ty cho thuê tài chính phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định; khi xuất khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan), thì Công ty cho thuê tài chính được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tại khâu nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu trở lại nội địa thì Công ty cho thuê tài chính phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định.

Các quy định thuế nhà thầu đối với hợp đồng ngoại thương thuộc nhóm điều kiện giao hàng D (DAT, DAP, DDP ).

-Khó khăn: Với các hợp đồng ngoại thương có các điều kiện giao hàng nhóm D (DDP, DAT, DAP) thì nhà xuất khẩu nước ngoài phải chịu thuế nhà thầu (FCT) với mức thuế suất 1~2% trên tổng giá trị lô hàng nhập khẩu. Nghĩa là thuế này đánh trên phần dịch vụ vận chuyển trong nội địa Việt Nam, nhưng trên thực tế nhàxuất khẩu nước ngoài không cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa, mà sử dụng dịch vụ của công ty logistics.

Có nghĩa là nhàxuất khẩu nước ngoài trả tiền thuê công ty logistics cung cấp dịch vụ. Do vậy, họ không có lợi nhuận từdịch vụ vận chuyển nội địa. Thế nhưng họ phải chịu thuế trên toàn bộ doanh thu, mặt khác, công ty logistic cũng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, phần doanh thu vận chuyển này chịu hai lần thuế.

-Kiến nghị: Đối với các hợp đồng ngoại thương có điều kiện giao hàng nhóm D, nhà xuất khẩu nước ngoài hiện bị đánh thuế cao. Vì thế, chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng xem xét 1) Giảm mức thuế suất thuế nhà thầu; 2) Không đánh thuế nhà thầu đối với doanh thu logistics do công ty logistic cung cấp.

Ngoài ra, chúng tôi đề nghị được hoàn thuế GTGT.

Vướng mắc của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế địa phương, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế địa phương quản lý trực tiếp để được giải quyết theo quy định.

Cơ quan hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)

-Khó khăn: Với quy định sửa đổi mới, cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) vàcơ quan Hải quan cóquan điểm mâu thuẫn nên chúng tôi gặp khó khăn trong việc hoàn thuếtrong trường hợp thuếsuất nhập khẩu bằng 0%.

– Kiến nghị: Chúng tôi mong muốn Hải quan hướng dẫn cụ thể để chúng tôi có thể được hoàn thuếtrong trường hợp này.

Nội dung câu hỏi của doanh nghiệp không thể hiện rõ doanh nghiệp gặp vướng mắc về hoàn thuế GTGT trong trường hợp nào Phòng Thuế XNK không có cơ sở trả lời chính xác. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu quy định tại Điều 49, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính về xử lý thuế GTGT nộp thừa đối với hàng hoá xuất nhập khẩu để thực hiện. Trong trường hợp có phát sinh vướng mắc trong việc hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu, đề nghị doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ liên hệ với Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu hàng hoá để được giải quyết theo quy định.

Vấn đề hoàn thuế đối với xuất khẩu gián tiếp

-Khó khăn: Về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ (gián tiếp) (Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC), tại thời điểm doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp giao (cung cấp) bán thành phẩm cho doanh nghiệp chế xuất, DN xuất khẩu gián tiếp chưa được hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu (để sản xuất bán thành phẩm) mà phải đợi đến khi DN chế xuất hoàn tất thủ tục xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh. Hơn nữa, DN chế xuất mới là DN thực hiện thủ tục hoàn thuế. Trên thực tế, rất khó để doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp được hoàn thuế.

– Kiến nghị: Chúng tôi rất mong cơ quan hải quan sửa đổi quy định hiện hành về thủ tục hoàn thuế đối với hoạt động xuất khẩu gián tiếp. Cụ thể là, doanh nghiệp XK gián tiếp có thể trực tiếp làm thủ tục hoàn thuế ngay tại thời điểm giao hàng cho doanh nghiệp chế xuất.

* Thông tin tham khảo: Hải quan Hàn Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp bằng cách chấp nhận chứng từ xác nhận mua bán giữa Doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp và Doanh nghiệp chế xuất để Doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp thực hiện hoàn thuế.              Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP  ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định: “Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.”

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định nêu trên, căn cứ thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu và hồ sơ hải quan, liên hệ với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu để được giải quyết theo quy định.

Việt Nam đã ký thỏa thuận áp dụng e-ATIGA trong khối ASEAN và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Tuy nhiên hiện nay trong thực tế chưa có hướng dẫn thực hiện. Quý cơ quan vui lòng chia sẻ kế hoạch áp dụng e-ATIGA ở Vịêt Nam.

– Căn cứ Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 do Bộ Công Thương ban hành, trên cơ sở xác nhận của 5 quốc gia thành viên (Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Sinhgapore và Thái Lan) về việc triển khai C/O điện tử thông qua cơ chế 1 cửa Asean.

C/O điện tử được áp dụng kể từ ngày 01/01/2018.

Tổng cục Hải quan đã có công văn số 78/TCHQ-GSQL ngày 05/01/2018 hướng dẫn việc khai báo C/O điện tử.

Đề nghị Doanh nghiệp liên hệ Chi cục Hải quan nào thuận tiện nhất  để được hướng dẫn.

Vướng mắc về việc miễn thuế, hoàn thuế hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công theo loại hình xuất khẩu tại chỗ.

Vấn đề xử lý hoàn thuế, miễn thuế đối với loại hình xuất khẩu tại chỗ đã được đưa vào nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

Tuy nhiên, đối với việc xử lý đối với các trường hợp phát sinh từ ngày 01/9/2016 đến nay vẫn chưa được hướng dẫn xử lý thống nhất trong toàn ngành, dẫn đến khó khăn vướng mắc.

Loại hình xuất khẩu tại chỗ được áp dụng như đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan.

Các trường hợp miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công quy định tại Điều 10, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP nhưng xuất khẩu tại chỗ (không xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan) phát sinh từ ngày 01/9/2016 đến nay, Bộ Tài chính đang tập hợp vướng mắc của các đơn vị để xem xét, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Ngoài ra, TCHQ đang phối hợp với đơn vị chủ trì để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP theo hướng đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Đối với hàng nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh, sau đó đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan được hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu theo Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

Trường hợp sản phẩm xuất nhập khẩu tại chỗ giữa 02 doanh nghiệp trong nước thì không đủ điều kiện hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

DN khai báo làm thủ tục nhập khẩu lô hàng máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho dự án ưu đãi đầu tư, lô hàng có 70 mục hàng nên hệ thống tự động tách thành hai tờ khai nhánh; tuy nhiên, doanh nghiệp không thể khai báo tờ khai nhánh thứ 2, do hệ thống không cho khai báo tờ khai tiếp theo khi tờ khai cùng danh mục miễn thuế trước chưa được thông quan.

Hai tờ khai nhánh cùng một lô hàng thì không thể yêu cầu doanh nghiệp phải thông quan/hoàn thành thủ tục hải quan tờ khai nhánh thứ 1, sau đó mới truyền tờ Danh mục miễn thuế cho tờ khai nhánh số 2

Để đảm bảo việc trừ lùi hàng hóa nhập khẩu miễn thuế chính xác theo Danh mục miễn thuế đã đăng ký, Hệ thống VNACCS thiết kế theo hướng không cho phép người khai hải quan sử dụng Danh mục miễn thuế khi Danh mục miễn thuế này đang sử dụng cho tờ khai hải quan khác chưa được thông quan. Nguyên tắc này giống như trường hợp sử dụng Danh mục miễn thuế, phiếu theo dõi trừ lùi bản giấy phải trừ lùi xong cho tờ khai hải quan này sau đó mới chuyển sang trừ lùi cho tờ khai hải quan khác.

Đề nghị đơn vị thực hiện theo quy định và thiết kế của hệ thống VNACCS.

Theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ thì đối với hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế XK, thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa TN-TX đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa XK, NK; chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Theo quy định tại khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.

– Trường hợp doanh nghiệp bán tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì người khai hải quan chỉ phải kê khai và gửi đến cơ quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC hay phải khai tờ khai hải quan thay đổi mục đích sử dụng.

– Trường hợp không khai tờ khai hải quan, người khai hải quan chỉ kê khai và gửi đến cơ quan hải quan qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì cơ quan hải quan tiếp nhận và thực hiện các bước nghiệp vụ như thế nào?

– Trong trường hợp người khai hải quan không khai tờ khai hải quan và không kê khai và truyền được chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC đến cơ quan hải quan quan Hệ thống (trường hợp hệ thống chưa hỗ trợ chức năng khai), người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC (trên hồ sơ giấy) khi đó, sẽ không có số tờ khai hải quan, dẫn đến khó khăn trong việc cập nhật thông tin và theo dõi việc nộp thuế trên Hệ thống kế toán tập trung.

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, trường hợp doanh nghiệp bán tiêu thụ nội địa phải khai tờ khai hải quan mới theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 21/01/2018 của Chính phủ.

– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định hình thức mức độ kiểm tra như đối với trường hợp tờ khai giấy.

– Cơ quan Hải quan mở sổ theo dõi, cấp số cho bảng kê tương tự như đối với trường hợp tờ khai bản giấy. Doanh nghiệp không phải kê khai tờ khai hải quan thay đổi mục đích sử dụng.

Công ty TNHH Coast Phong Phú: Quy trình lưu trữ chứng từ để KTSTQ hiện tại DN lưu giữ chứng từ gốc, bao gồm: tờ khai, danh mục thông quan hàng hóa, hóa đơn, hợp đồng, phiếu đóng hàng và các chứng từ thông quan khác .. .trong thời hạn 5 đến 10 năm sau cho đến khi hoàn tất thủ tục kiểm tra sau thông quan.

Đề xuất: có thể lưu trữ chứng từ scan và lưu trữ chứng từ trên máy tính,khi có yêu cầu kiểm tra sau thông quan DN sẽ in lại va ký sao y xác nhận đó là bộ tờ khai đúng để kiểm tra sau thông quan doanh nghiệp có được không?

Việc lưu trữ hồ sơ hải quan là thực hiện theo Luật lưu trữ Nhà nước và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, theo đó tùy loại hồ sơ Hải quan mà có thời gian và hình thức lưu trữ khác nhau, do đó Doanh nghiệp cần phải thực hiện theo đúng quy định.

Khi được cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan, Doanh nghiệp cần cung cấp, xuất trình hồ sơ theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra sau thông quan (tùy nội dung, phạm vi kiểm tra).

Áp dụng cách thu thập thông tin, hồ sơ, chứng từ….về việc kiểm tra sau thông quan thay vì áp dụng ngay kiểm tra thông quan để tránh mất nhiều thời gian cho Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan. Nếu nghi ngờ thật sự thì hãy mời DN đến làm việc, nếu không có nghi ngờ gì thì Hải quan chỉ cần ra thông báo kết quả kiểm tra (Việc này Hải quan Hải Phòng đang làm rất tốt để hỗ trợ doanh nghiệp không phải đi kiểm tra sau thông quan thường xuyên).

Thu thập thông tin là một khâu trong quy trình kiểm tra sau thông quan nhằm xác định nghi vấn của cơ quan Hải quan có chính xác hay không rồi mới xác định có hay không việc kiểm tra sau thông quan đối với Doanh nghiệp (nhiều trường hợp sau khi thu thập thông tin nhưng không phát hiện sai phạm của DN cơ quan hải quan sẽ không tiến hành kiểm tra sau thông quan).

Làm thế nào để cân đối một khoản thanh lý bị mất cân đối đã khai báo với hải quan khi nhập vào VNACCS? Hai năm trước, Hải quan Biên Hòa đã nói không chính thức với chúng tôi là sử dụng định mức vật liệu vận chuyển để cân đối các nguyên vật liệu dư thừa, nhưng giờ chúng tôi lại bị phạt vì điều đó. Vậy làm sao để cân đối?

Đâu là phương thức hợp lý để quản lý và khai báo chất thải sản xuất? Có phải 3% là giới hạn thực tế hay có thể thay đổi lượng chất thải sản xuất?

Chúng tôi vừa bị kiểm tra sau thông quan bởi Hải quan Biên Hòa. Hải quan Biên Hòa và Hải quan Việt Nam có thể kiểm tra sau thông quan cùng thời gian không? Hãy xác nhận rủi ro.

– Đối với việc cân đối khoản nguyên vật liệu thanh lý bị mất cân đối đã khai báo trên VNACCS: do Công ty đặt câu hỏi không rõ là có sai sót khi khai báo trên tờ khai nhập khẩu NVL hay có chênh lệch qua kiểm tra sau thông quan, tuy nhiên đối với các trường hợp phát hiện có sự chênh lệch cơ quan đều có Biên bản hoặc quyết định xử lý theo quy định, trường hợp này nếu công ty phát sinh vướng mắc đề nghị lien hệ trực tiếp cơ quan Hải quan nơi xử lý hồ sơ của Công ty để được giải thích cụ thể.

– Phương thức quản lý và khai báo chất thải sản xuất: theo quy định tại khỏan 4 Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) thì tỷ lệ hao hụt nguyên liệu (chất thải sản xuất) do công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác của tỷ lệ hao hụt (không quy định giới hạn 3%) và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Kiểm tra sau thông quan (kiểm toán): do công ty không nêu rõ nội dung kiểm toán (kiểm tra sau thông quan) của 02 cơ quan Hải quan. Hiện nay đối với các trường hợp Kiểm tra sau thông quan ngành Hải quan có lập kế hoạch kiểm tra hàng năm và Tổng cục Hải quan sẽ phê duyệt trước khi thực hiện để tránh trùng lắp; Tuy nhiên bên cạnh kế hoạch kiểm tra sau thông quan đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt hang năm nếu công ty thuộc các trường hợp theo khoản 1 Điều 59 và điểm b khoản 5 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện kiểm tra để đảm bảo đúng quy định.

Thời gian để giới thiệu quy trình một cửa? Lộ trình để đạt tới các tiêu chuẩn toàn cầu về thời gian thông quan?

Khi nào Việt Nam sẽ bỏ các cuộc thanh tra hải quan tốn kém, mất thời gian?

– Đối với quy trình một cửa: Cơ chế một cửa quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) chủ trì và triển khai từ cuối năm 2014. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã phối hợp với các Bộ, Ngành từng bước xây dựng, kết nối, hoàn thiện đảm bảo đúng tiến độ. Đến 12/2016 đã có 10/18 Bộ,Ngành tham gia Cổng thông tin một cửa quốc gia với 36/280 thủ tục hành chính, để có thêm thông tin Công ty có thể đăng nhập trang website: https://vnsw.gov.vn.

– Lộ trình để đạt tiêu chuẩn toàn cầu về thời gian thông quan: Theo Quyết định 1614/QĐ-BTC ngày 19/7/2016 của Bộ Tài Chính phê duyệt Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020 thì Thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng nhập khẩu.

Hiện nay cơ quan thực hiện việc thanh kiểm tra doanh nghiệp theo kế hoạch hàng năm dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro thông qua việc thu thập thông tin để phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Hải quan, đồng thời thực hiện đánh giá tuân thủ đối với các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (khong kiểm tra toàn bộ); Công tác thanh tra doanh nghiệp tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Tôi muốn biết các điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên (AEO):

– Điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp AEO;

– Thủ tục đăng ký; Cơ quan, phòng ban và chuyên viên phụ trách để liên hệ.

Căn cứ Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp AEO được quy định cụ thể tại Chương III, từ Điều 12 đến Điều 19.

CẨM NANG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN 2019 – HQ TPHCM