Lương giáo viên được dự kiến khoảng 4,9-15,87 triệu đồng một tháng từ 1/7, tùy bậc học, cao hơn mức cũ 1,13-3,67 triệu, chưa gồm phụ cấp.

Mức lương giáo viên mới được áp dụng từ 01/7/2024

Năm 2024, theo Nghị quyết số 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương cho giáo viên từ ngày 01/7/2024. Dự kiến, mức lương thấp nhất của giáo viên không thấp hơn mức 4.680.000 đồng/tháng.

Hiện nay, với cách tính lương giáo viên dựa theo hệ số lương và mức lương cơ sở, lương giáo viên theo vị trí việc làm thấp nhất đang là 3.348.000 đồng/tháng (áp dụng với giáo viên mầm non hạng IV).

Về cơ cấu tiền lương giáo viên năm 2024 được xây dựng mới gồm:

Lưu ý: Mức tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Từ 01/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương thấp nhất của giáo viên sẽ có thể cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Và đến năm 2025, mức lương thấp nhất của giáo viên cao hơn mức lương tối thiểu bình quân các vùng theo khu vực.

Bên cạnh đó, từ 01/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng quan hệ tiền lương từ hệ số lương 1 - 2,34 – 10 của hiện nay lên thành 1 - 2,68 - 12.

Với việc mở rộng quan hệ tiền lương này thì mức lương thấp nhất công chức, viên chức sẽ tăng khá cao (so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay).

Đồng thời, mức lương trung bình của các bộ, công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm với hệ số 2,68 (cao hơn so với hệ số 2,34 hiện nay). Được biết với hệ số 2,34 thì công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương Bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12. Do đó, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến sẽ cao hơn (so với con số 18 triệu đồng hiện nay).

Như vậy, từ ngày 01/7/2024, tiền lương trung bình của cán bộ, công chức, viên chức dự kiến sẽ tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc…

Phụ cấp là một phần thu nhập ngoài lương giáo viên

Các khoản phụ cấp dành cho giáo viên

Dưới đây là tổng hợp các loại phụ cấp dành cho giáo viên mới nhất trong năm 2024.

(1) Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên: Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan Nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thì được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề dành cho giáo viên.

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề này được tính theo công thức cụ thể: Mức phụ cấp ưu đãi = Mức lương cơ sở x (hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

(2) Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân: Đây là mức phụ cấp dựa theo quy định trong Nghị định 113/2015/NĐ-CP. Theo quy định này, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú sẽ được hưởng phụ cấp đặc thù với cách tính như sau:

Mức phụ cấp đặc thù = 10% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung.

(3) Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn: Được quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, hai loại phụ cấp dành riêng cho các đối tượng trong công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn bao gồm:

- Phụ cấp lưu động: Được áp dụng cho giáo viên phụ trách xóa mù chữ và phổ cập giáo dục phải di chuyển thường xuyên giữa các thôn. Mức phụ cấp lưu động tính bằng 0,2 so với mức lương cơ sở.

- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: Dành cho giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số. Mức phụ cấp này tính bằng 50% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung.

(4) Phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên: Mức phụ cấp này có thể tăng theo từng giai đoạn khác nhau. Đây được xem là một phần thưởng động viên cho sự đóng góp lâu dài và kinh nghiệm tích lũy của những nhà giáo đã dành nhiều năm trong nghề.

Trên đây là những thông tin về mức lương giáo viên năm 2024. Trong thời gian sắp tới, Bảo hiểm xã hội điện tử EBH sẽ tiếp tục cập nhật những thay đổi mới nhất về mức lương giáo viên theo các vị trí việc làm dự kiến sẽ điều chỉnh từ ngày 01/7/2024 tới đây.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết từ ngày 1/7 tới, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,8 triệu đồng hiện nay, lên 2,34 triệu đồng một tháng. Cùng với đó, các trường hợp hưởng chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở cũng được tăng lên.

Theo đó, Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức lương thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng, thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng; có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Về trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng tăng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.

Với trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%). “Tăng như vậy tất cả cùng vui, đều được hưởng như nhau cả”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, trong giai đoạn vừa qua, mặc dù nguồn lực còn khó khăn, nhưng Chính phủ đã tiết kiệm triệt để có tiền tăng lương, và thực hiện các chính sách trợ cấp gắn với mức lương cơ sở.

Vì vậy, Chính phủ đề nghị cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nếu bãi bỏ mức lương cơ sở mà chưa kịp thời sửa đổi các văn bản này, sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách liên quan.

Do đó, có thể gây tâm tư, thắc mắc của các đối tượng thụ hưởng, và không được sự đồng thuận của xã hội, tạo tâm lý bất ổn trong một bộ phận lớn nhân dân khi cải cách tiền lương.

Đặc biệt, sẽ phát sinh chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và từ ngày 1/7/2024.

Khi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương cũng sẽ có nhiều thay đổi về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, cách tính lương hưu của người hưởng lương khu vực công, phát sinh chênh lệch lương hưu giữa thời điểm nghỉ hưu trước và từ ngày 1/7/2024.

Do đó, cần có giải pháp xử lý khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội để đảm bảo tương quan giữa những người nghỉ hưu.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để bảo đảm đời sống cho người nghỉ hưu, từ năm 1995 đến hết năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu. Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995.

Mức hưởng lương hưu không phải cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước, và Quỹ Bảo hiểm xã hội để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu.

Việc Chính phủ thường xuyên ban hành quy định điều chỉnh mức hưởng lương hưu đã và đang góp phần quan trọng nhằm ổn định cuộc sống cho người nghỉ hưu, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động.

Ngoài lương hưu hằng tháng, người hưởng còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian nghỉ hưu để được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả với mức hưởng là 95%.