Đơn vị Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược HuếBộ môn Chẩn đoán hình ảnhBộ môn Da LiễuBộ môn Di truyền Y họcBộ môn Dược LýBộ môn Gây mê hồi sức và Cấp cứuBộ môn Giải phẫu - Phẫu thuật thực hànhBộ môn Hoá sinhBộ môn Huyết họcBộ môn Ký sinh trùngBộ môn MắtBộ môn Miễn dịch - Sinh lý bệnhBộ môn Mô phôi, Giải phẫu bệnh và Pháp yBộ môn NgoạiBộ môn NhiBộ môn NộiBộ môn Phụ sảnBộ môn Phục hồi chức năngBộ môn Sinh lýBộ môn Tai Mũi HọngBộ môn Tâm thầnBộ môn Truyền nhiễm - LaoBộ môn Ung bướuBộ môn Vi sinhCông đoàn TrườngĐảng UỷĐoàn Thanh niên - Hội Sinh viênHội Cựu chiến binhHội Cựu Giáo chứcHội đồng TrườngKhoa Cơ bảnKhoa DượcKhoa Đào tạo Quốc tếKhoa Điều dưỡngKhoa Răng Hàm MặtKhoa Y học Cổ truyềnKhoa Y tế Công cộngPhòng Chính trị và Công tác sinh viênPhòng Đào tạo Đại họcPhòng Đào tạo Sau đại họcPhòng Kế hoạch, Tài chính và Cơ sở Vật chấtPhòng Khảo Thí và Bảo đảm chất lượng giáo dụcPhòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác Quốc tếPhòng Tổ chức, Hành chính, Thanh tra và Pháp chếTrung tâm Công nghệ Thông tinTrung tâm Thông tin - Thư việnTrung tâm Y học Gia đìnhViện Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tếViện nghiên cứu Sức khỏe cộng đồngViện Y Sinh học

Nhà toán học Lê Văn Thiêm là người đầu tiên đưa ra lời giải cho một bài toán khó đã tồn tại nhiều năm. Đó là bài toán nào?

Lê Văn Thiêm là người đầu tiên đưa ra lời giải cho một bài toán khó đã tồn tại nhiều năm của "Bài toán ngược của lý thuyết Nevanlina".

Công trình của ông không chỉ được quan tâm vì đã chứng minh sự tồn tại nghiệm của bài toán đó, mà còn vì ông đã đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới để nghiên cứu vấn đề đặt ra.

Trong những công trình khoa học và sách chuyên khảo gần đây trên thế giới, người ta vẫn còn nhắc tới công trình của ông viết cách đây hơn nửa thế kỷ và nhắc đến ông như là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng lý thuyết về Toán học.

Khi còn ở Châu Âu, ông từng dạy tại trường đại học nào?

Năm 1948, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hàng đầu về Hàm giải tích của Pháp - Giáo sư Georges Valiron, Lê Văn Thiêm đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ Khoa học quốc gia về Toán và được mời giảng dạy tại Đại học Zurich (Thụy Sĩ).

Ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ A Toán học ở đâu?

Sau khi đỗ Cử nhân Toán học, Lê Văn Thiêm sang Đức và làm luận án Tiến sĩ tại Đại học Göttingen (Đức) với học bổng của Quỹ Alexander von Humboldt dưới sự hướng dẫn của nhà toán học Hans Wittich.

Luận án Tiến sĩ Toán học của ông về giải tích phức được bảo vệ thành công năm 1945 tại Đại học Göttingen. Tên của luận án tạm dịch là: "Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên". Buổi bảo vệ được tổ chức vào ngày 4/4/1945, sau đó bằng tiến sĩ được trao vào ngày 8/4/1946 với điểm đánh giá trung bình: Giỏi. Ông được xem là người Việt Nam đầu tiên có bằng Tiến sĩ Toán học.

Ông tiếp tục bảo vệ luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1949 tại Đại học Paris 11.

Sang Pháp du học, Lê Văn Thiêm theo học tại trường đại học nào?

Đến Pháp, Lê Văn Thiêm vào học tại Trường Đại học Sư phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris), một cái nôi đào tạo nhân tài Toán học của nước Pháp.

Năm 1939, phát xít Đức thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu và thôn tính luôn nước Pháp. Mãi đến năm 1941, Lê Văn Thiêm mới có điều kiện học lại bình thường. Sau 1 năm, anh đã đỗ Cử nhân Toán học thay vì phải học 3 năm như mọi người.

Năm 1949, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, GS. Lê Văn Thiêm từ bỏ địa vị khoa học của mình ở Zurich để về nước tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Ông về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác tại Sở Giáo dục Nam Bộ từ ngày 19/12/1949. Năm 1951, ông được Chính phủ điều động từ Nam Bộ ra Việt Bắc để nhận nhiệm vụ mới. Đó là nhiệm vụ gì?

Ông được giao nhiệm vụ xây dựng Trường Khoa học Cơ bản và Trường Sư phạm Cao cấp, được cử giữ chức vụ Hiệu trưởng của hai trường này và giảng dạy môn Cơ học lý thuyết.

"Ngoài những bài giảng của giáo viên trên lớp, toàn bộ tài liệu học tập chỉ có hai tập sách giáo khoa đại học, một về toán đại cương, một về Vật lý đại cương xuất bản tại Pháp, do Giáo sư Thiêm mang về... Trong điều kiện bộ máy hành chính và hậu cần giúp việc của nhà trường rất nhỏ bé, Giáo sư Thiêm đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên và Đoàn học sinh để quản lý một cách toàn diện mọi hoạt động của trường" - GS. Lê Thạc Cán kể lại.

GS. Lê Văn Thiêm sinh ngày 29/3/1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong một dòng họ có truyền thống hiếu học, khoa bảng. Ông từng theo học tại đâu?

Năm 1930, cả cha và mẹ Lê Văn Thiêm đều qua đời. Lê Văn Thiêm đã vào Quy Nhơn, nương tựa nơi người anh cả Lê Văn Kỷ đang hành nghề thuốc ở đó, để học tại Trường Collège de Quy Nhơn.

Tại đây, Lê Văn Thiêm đã khiến tất cả các thầy giáo phải kinh ngạc về sự thông minh xuất chúng của mình, đặc biệt ở môn Toán học.

Chỉ trong 4 năm (1933-1937), cậu học trò này đã hoàn thành xuất sắc chương trình học 9 năm và đứng đầu danh sách khen thưởng của nhà trường khi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học (tương đương với THCS ngày nay). Ba tháng sau, Lê Văn Thiêm lại lập một kỳ tích mới: thi đỗ tú tài phần 1 (tương đương lớp 11 ngày nay), việc mà người bình thường phải chuẩn bị khẩn trương trong 2 năm. Ngay năm sau, Lê Văn Thiêm lại thi đỗ tú tài toàn phần.

Trong suốt 47 năm (từ năm 1944-1991), GS. Lê Văn Thiêm đã để lại trên 20 công trình khoa học có giá trị, trong đó có công trình là nguồn gốc xuất phát của một số luận án tiến sĩ Toán học của Mỹ hiện nay. Ông đã có những đóng góp to lớn cho Toán học trên cả ba phương diện: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai ứng dụng. 5 năm sau ngày mất, GS Lê Văn Thiêm đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 với các công trình khoa học nào?

Để ghi nhớ những cống hiến to lớn của GS Lê Văn Thiêm về khoa học, giáo dục và xã hội, 5 năm sau ngày ông mất, Nhà nước Việt Nam đã truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh với cụm công trình về nghiên cứu cơ bản của toán học lý thuyết và những bài toán về ứng dụng (1960–1970).

GS. Hoàng Tụy - một đồng nghiệp, một người bạn thân thiết có nhiều năm gắn bó với ông đã tâm sự: "Nếu như GS. Lê Văn Thiêm cứ tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu ở Pháp hay ở Mỹ thì chắc chắn, với tài năng xuất sắc của mình, ông đã có thể có nhiều cống hiến to lớn hơn cho toán học và tên tuổi quốc tế của ông lẫy lừng hơn. Song ông đã lựa chọn trở về quê nhà, cùng chia sẻ khó khăn gian khổ với đồng bào, và thật sự, tất cả những gì ông đã cống hiến cho Tổ quốc và cộng đồng toán học Việt Nam chỉ có thể khiến chúng tôi vô cùng biết ơn ông và tự hào về ông".

Ngày 24/2, ông Quân (giảng viên Đại học Luật TP HCM) bị Công an TP HCM bắt tạm giam về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Động thái này được đưa ra sau 3 tuần VKSND TP HCM trả hồ sơ, đề nghị cơ quan điều tra nêu rõ kết luận giám định đối với phát ngôn "có nội dung thông tin xuyên tạc, vu khống" của ông Quân và luật sư Nguyễn Đình Kim khi tham gia livestream cùng bà Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty Đại Nam).

Theo cơ quan điều tra, trong các lần bà Hằng livestream nói về ca sĩ Vy Oanh, nghệ sĩ Hoài Linh, có mặt 2 khách mời là ông Quân và Kim. Trong đó, ông Quân tham gia livestream 11 buổi (từ tháng 10/2021 đến 3/2022), ông Kim tham gia 2 buổi (từ tháng 10/2021 đến 12/2021). Hai chuyên gia luật này cũng có phát ngôn "không chuẩn mực" về các bị hại.

Ở những lần điều tra trước, nhà chức trách đã trưng cầu giám định 38 trang tài liệu được dịch thành văn bản từ phát ngôn của ông Quân, Kim nhưng cho rằng chưa đủ cơ sở khẳng định có những nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân. Những nội dung họ nói cũng không thuộc bí mật cá nhân, bí mật của gia đình và đời sống riêng tư theo quy định của luật An ninh mạng, luật Báo chí, luật Xuất bản và các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Hôm nay, cơ quan điều tra cũng bắt tạm giam bà Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi, phóng viên, thành viên Đoàn Luật sư TP HCM) về cùng tội danh.

Ông Quân trong buổi livestream của bà Hằng. Ảnh cắt từ video

Hồi tháng 3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng (có quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Cyprus) bị bắt với cáo buộc lợi dụng sức ảnh hưởng của mình trên mạng xã hội, tổ chức nhiều buổi livestream trên YouTube, Facebook, TikTok với nhiều nội dung sai sự thật, sử dụng ngôn từ "mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" của những người liên quan.

Quá trình điều tra, bà Hằng thừa nhận các thông tin nói về những người này là do mình "nằm mơ", lấy trên Internet và chưa được kiểm chứng. Nguyên nhân bị can làm vậy là "những người này đã có những từ ngữ, phát ngôn xúc phạm mình và chồng Huỳnh Uy Dũng trước".

Tham gia giúp sức cho bà Hằng trong các buổi livestream có Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của bà Hằng); Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty Đại Nam) và Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty Đại Nam).

Nhi và 2 trợ lý của bà Hằng khai, dù không mâu thuẫn với ai nhưng vì là nhân viên và hưởng lương từ bà chủ khu du lịch Đại Nam nên phải thực hiện những việc phục vụ các buổi phát sóng trực tiếp.

Nhà chức trách xác định hành vi của Hằng là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong vụ án, bà Hằng có vai trò chủ mưu cầm đầu; Nhi, Hà, Tân, đã "thực hiện hành vi giúp sức tích cực" trong quá trình phạm tội.

Các nhân viên này đã tạo lập, quản lý các trang mạng đăng tải thời gian, chủ đề bà Hằng sẽ livestream; kết nối các tài khoản mạng xã hội vào Internet, chuẩn bị sân khấu để bà chủ khu du lịch Đại Nam livestream; đăng tải nội dung xúc phạm các nạn nhân trên trang cá nhân.