Trung Tâm Thương Mại Thế Giới Thượng Hải 93 Suite Không Phải Để
Trung tâm Tài chính Thượng Hải (tiếng Trung: 上海环球金融中心, Hán-Việt: Thượng Hải Hoàn Cầu Kim Dung Trung tâm, tiếng Anh: Shanghai World Financial Center) là một tòa nhà chọc trời cao nhất ở Thượng Hải, Trung Quốc. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1997 nhưng sau đó do khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990 đã làm thay đổi thiết kế của tòa nhà. Tòa nhà cao 101 tầng này được công ty Kohn Pedersen Fox thiết kế, cao 492,3 m, 101 tầng, hoàn thành năm 2008. Đây là tòa tháp cao thứ 6 Trung Quốc và cao thứ 13 thế giới. Chi phí xây dựng là 850 triệu USD. Toà nhà có khẩu độ hình thang trên cao, trước kia là hình tròn khoảng 50 m, nhưng đã nhận biểu tình từ người dân và Thị trưởng Thượng Hải vì hình tròn giống cờ Nhật Bản.
Quá trình hình thành Trung tâm Thương mại Thế Giới (tòa nhà đôi của Mỹ)
Ý tưởng việc thành lập Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York lần đầu được đề xuất năm 1943. Cơ quan lập pháp bang New York đã thông qua dự luật ủy quyền cho Thống đốc New York bấy giờ là Thomas E. Dewey để bắt đầu phát triển kế hoạch dự án, nhưng kế hoạch đã bị hoãn lại năm 1949. Suốt những năm cuối 1940 đến 1950, sự phát triển kinh tế tại thành phố New York tập trung ở vùng Trung Manhattan. Nhằm kích thích quá trình đô thị hóa ở Hạ Manhattan đuổi kịp với Trung Manhattan, David Rockefeller đề nghị Cảng vụ nên xây dựng một Trung tâm Thương mại Thế giới tại Hạ Manhattan.
Cảng vụ có 2 lựa chọn: khu vực phía Đông Hạ Manhattan, gần hải cảng South Street hoặc khu vực phía Tây, gần trạm đường sắt Houston and Manhattan (H&M). Theo kế hoạch ban đầu công bố năm 1961, Cảng vụ xác định chọn khu vực dọc sông Đông dành để xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới. Nhưng do là cơ quan song bang, những dự án mới được Cảng vụ đề xuất đều cần phải có sự chấp thuận của Thống đốc cả 2 bang New York và New Jersey. Thống đốc bang New Jersey Robert B. Meyner đã phản đối dự án trị giá 335 triệu USD này của New York. Đến cuối năm 1961, những cuộc đàm phán với Thống đốc bang New Jersey dần đi vào bế tắc.
Vào thời điểm đó, số hành khách đi tàu trên tuyến đường sắt New Jersey's H&M đã sụt giảm đáng kể từ 113 triệu hành khách vào năm 1927 xuống còn 26 triệu vào năm 1958 sau khi người ta xây hầm chui và cầu bắc qua sông Hudson. Trong một cuộc gặp giữa giám đốc Cảng vụ Austin J. Tobin với Richard J. Hughes, tân thống đốc bang New Jersey, Cảng vụ đề nghị rằng họ sẽ tiếp nhận đường sắt H&M. Đồng thời Cảng vụ cũng quyết định sẽ dời dự án Trung tâm Thương mại Thế giới sang khu vực phía Tây đảo Manhattan thay vì phía Đông như dự định trước đó, cụ thể là ngay tại khu đất của tòa nhà Hudson Terminal, vị trí này tạo sự thuận tiện hơn cho người dân ở bên New Jersey đến làm việc hằng ngày. Như vậy, bằng việc mua lại tuyến đường sắt H&M, cũng như thỏa thuận về vị trí mới của Trung tâm Thương mại Thế giới, chính quyền New Jersey đã chấp thuận việc hỗ trợ cho dự án Trung tâm Thương mại Thế giới. Cũng theo thỏa thuận, Cảng vụ đã đổi tên tuyến đường sắt thành Port Authority Trans-Hudson, gọi tắt là PATH.
Việc trưng thu khu đất bao quanh bởi 4 tuyến Vesey, Church, Liberty, và West đã được lên kế hoạch từ năm 1961. Nhằm đền bù cho những chủ doanh nghiệp buộc phải di dời tại Phố Hàng đài, Cảng vụ bồi thường cho mỗi hộ kinh doanh 3,000 USD (tương đương 24,676 USD theo thời giá 2020) bất kể quy mô lớn nhỏ thế nào hay doanh nghiệp đó đã kinh doanh tại đó trong bao lâu, việc đền bù bắt đầu thực hiện từ tháng 3 năm 1965, đến tháng 3 năm 1966 thì Phố Hàng đài bắt đầu bị dỡ bỏ, việc dỡ bỏ hoàn thành vào cuối năm đó.
Những bất đồng về thuế đã xảy ra. Sự đồng thuận giữa Thị trưởng thành phố New York và Hội đồng Thành phố gặp nhiều trở ngại. Ngày 3 tháng 8 năm 1966, các bên đưa ra nhất trí, theo đó Cảng vụ sẽ phải đóng một khoản tiền hằng năm cho thành phố New York như là một khoản thuế khi cho những doanh nghiệp tư nhân thuê những phần trong Trung tâm Thương mại Thế giới.
Ngày 20 tháng 9 năm 1962, Cảng vụ đưa ra thông báo về việc chọn Minoru Yamasaki làm kiến trúc sư trưởng, Emery Roth & Sons làm phó kiến trúc sư. Yamasaki nghĩ ra sáng kiến đây sẽ là một cặp công trình giống nhau, theo ý tưởng ban đầu, mỗi tháp cao 80 tầng, nhưng để đáp ứng yêu cầu từ Cảng vụ là cần 10,000,000 feet vuông (930,000 m²) văn phòng làm việc, mỗi tháp buộc phải cao 110 tầng.
Bản thiết kế Trung tâm Thương mại Thế giới của Yamasaki được công bố vào ngày 18 tháng 1 năm 1964, cho thấy đây là 2 tòa nhà có đáy hình vuông khuyết 4 góc, cạnh 208 feet (63 m), tòa nhà được thiết kế với những cửa sổ hẹp rộng 18 inch (46 cm) cách đều nhau, một minh chứng rõ ràng cho thấy Yamasaki sợ độ cao cũng như ông muốn tạo cảm giác an toàn cho những người thuê ở bên trong. Theo thiết kế, mặt ngoài tòa nhà được phủ lớp hợp kim nhôm. Trung tâm Thương mại Thế giới là một trong những biểu tượng tiêu biểu, hoàn thiện nhất của Hoa Kỳ thể hiện được chuẩn mực kiến trúc thường thấy ở Le Corbusier và phản ánh biểu hiện ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng Tân Gothic ở Yamasaki về sau. Ông cũng được truyền nguồn cảm hứng từ kiến trúc Ả Rập, một số yếu tố trong nền kiến trúc ấy được ông kết hợp, lồng ghép vào trong các bản thiết kế công trình của mình. Trước đó, năm 1961, ông có góp một phần vào giai đoạn cuối trong quá trình xây dựng sân bay quốc tế Dhahran.
Yếu tố chính giới hạn độ cao của những tòa nhà cao tầng đó chính là vấn đề thang máy. Công trình càng cao, thời gian di chuyển càng dài, lượng hành khách sử dụng thang máy càng lớn, cần càng nhiều thang máy để phục vụ, dẫn đến phần thang máy chiếm diện tích lớn... Yamasaki và các kỹ sư đã sử dụng giải pháp chia hệ thống vận chuyển của thang máy thành nhiều phần, cụ thể họ chia mỗi tòa nhà thành 3 phần, giữa mỗi phần sẽ có một sảnh chờ gọi là "sky lobby" (tạm dịch: thiên sảnh), hành khách muốn lên những tầng thuộc phần giữa hay trên của tòa nhà thì sẽ sử dụng thang máy siêu tốc (hay thang máy chính, loại thang máy chỉ lên duy nhất 1 tầng cố định và không dừng lại giữa các tầng như thang máy thường) để lên đến thiên sảnh, sau đó từ thiên sảnh dùng thang máy nội bộ (hay thang máy phụ) để lên tầng cao hơn. Hệ thống này được lấy cảm hứng từ hệ thống tàu điện ngầm của thành phố New York cũng với phương thức hoạt động tương tự. Với cách làm này, diện tích không gian sử dụng tại mỗi tầng được tăng lên từ 62% lên 75% nhờ giảm bớt lượng thang máy. Tổng cộng, mỗi tháp có 99 thang máy các loại.
Vốn là một cơ quan liên bang, Cảng vụ không bị ràng buộc bởi những quy định, luật pháp của bất cứ cơ quan hành chính địa phương nào (cụ thể là thành phố New York), kể cả các quy tắc về xây dựng. Tuy vậy, các kỹ sư của Trung tâm Thương mại Thế giới đã đi đến quyết định cuối cùng đó là thực hiện theo phiên bản dự thảo của bộ quy chuẩn xây dựng mới thành phố New York năm 1968.
Tháp được xây theo dạng kiến trúc khung ống, đề xuất bởi kỹ sư người Mỹ gốc Bangladesh Fazlur Rahman Khan. Đây là một giải pháp mới khi mà các cột đỡ được tập trung ở trọng tâm và 4 cạnh của tháp, giúp tăng diện tích không gian sử dụng, khác với phương pháp truyền thống là để các cột chịu tải nằm bên trong. Mỗi tháp có 236 cột thép, mỗi cạnh 59 cột, chịu lực tốt, độ bền cao, hoạt động theo nguyên tắc giàn Vierendeel. Các cột được đặt sát nhau tạo thành một cấu trúc tường vững chãi, giúp hỗ trợ phân tán đều lực tác động theo phương ngang gây ra bởi gió, cũng như hỗ trợ trọng lực tải cho các cột ở lõi. Từ tầng 7 trở xuống, xuống tận nền móng, số lượng cột ít hơn, khoảng cách cột thưa hơn để lắp cửa ra vào. Từ tầng 7 trở lên, mỗi cột chia thành 3 nhánh, tạo thành hình đinh ba, chạy lên suốt chiều cao tòa nhà. Để có được hình dáng như vậy, người ta dùng những tấm dầm thép đúc sẵn gọi là tấm Mô-đun rộng 10 feet (3 m), cao 36 feet (10.9 m). Mỗi tấm như vậy gồm 2 tầng hoàn chỉnh và 2 hai nửa tầng trên dưới. Ngăn cách giữa các tầng là tấm mắc spandrel bằng thép dày 52 inch (1.3 m).
Lõi tháp bao gồm các thang máy, đường dẫn dây cáp ống, nhà vệ sinh, 3 cầu thang bộ cùng nhiều phòng chức năng hỗ trợ khác. Lõi tháp hình chữ nhật cạnh 87 x 135 feet (27 x 41 m) với 47 cột chạy từ sâu dưới nền móng lên đỉnh tháp. Một mạng lưới các kèo chính và phụ hỗ trợ nâng đỡ các tầng. Giữa 2 tầng cách nhau bởi một lớp bê tông dày 4 inch (10.2 cm), các thanh kèo thép bên dưới sẽ hỗ trợ nâng lớp bê tông. Ở mặt trên cùng của kèo, có những móc nhỏ nhô ra 3 inch (7.6 cm) gọi là các đốt hay "knuckle" sẽ chìm trong bê tông khi bê tông được đổ vào. Phần móc nhô ra này tạo liên kết có chức năng như những chiếc mắc cố định, kết nối 2 phần lại với nhau, tạo ra 1 khối tổng hợp: lớp bê tông và các kèo thép sẽ dao động cùng nhau. Nếu không có các "knuckle" này, lớp bê tông và kèo sẽ dao động độc lập, so le với nhau gây ra sự nứt vỡ tháp. Dàn chính dài 18.3 m (60 ft) hoặc 10.7 m (35 ft), cách nhau 2 m (6.7 t). Các giàn cầu chèn vuông góc với các giàn chính, mỗi giàn cầu cách nhau 4 m (13.3 ft). Dầm sàn và giàn ống sắt đúc chung với nhau thành 1 tấm rộng 6.1 m (20 ft), nẹp vào giàn chính tạo thành cầu nối giữa các cột lõi với cột ngoài. Thanh biên dưới của giàn chính kết nối với tấm mắc của cột ngoài bằng bộ giảm chấn Viscoelastic. Khi có gió thổi, các giảm chấn này sẽ hấp thụ năng lượng, làm tháp giảm rung và lắc lư xuống mức an toàn.
Ảnh chụp cho thấy các tấm mô-đun được sắp xếp sole nhau.
Thành phần cấu tạo nên tấm mô-đun.
Tấm mô-đun được nối với dàn chính.
Tòa tháp đôi nhìn từ dưới lên vào ngày 9 tháng 8 năm 1979.
Từ tầng 107 đến nóc mỗi tháp được trang bị bộ thanh giằng thép dày đặc, gọi là giàn mũ. Bộ thanh giằng này giúp hỗ trợ chiếc ăng-ten khổng lồ trên đỉnh mỗi tháp, dù rằng trên thục tế chỉ có tháp số 1 là có lắp ăng-ten vào năm 1978. Giàn mũ còn có chức năng tạo liên kết bổ sung giữa cột lõi và cột ngoài, nhằm phân chia tải trọng đều khắp tháp.
Với thiết kế dạng khung ống, sử dụng lõi thép cùng cột bao ngoài được phủ lớp vật liệu chống cháy, tất cả tạo nên 1 công trình tương đối nhẹ về mặt khối lượng, có độ linh hoạt trước thời tiết gió cao hơn so với những công trình trước đó, cụ thể là công trình Empire States, dù có lõi và khung từ thép nhưng lại được xây lớp tường gạch nặng nề bên ngoài để chống cháy lan, nhằm tránh ảnh hưởng nhiều đến kết cấu thép bên trong khi có hỏa hoạn xảy ra. Trong quá trình thiết kế, hệ thống ống thông gió đã hoàn tất việc thử nghiệm, sẵn sàng trang bị cho tháp đôi.
Tháng 3 năm 1965, Cảng vụ bắt đầu giải tỏa khu đất để nhường chỗ cho Trung tâm Thương mại Thế giới. Việc tháo dỡ và giải tỏa diễn ra từ 21 tháng 3 năm 1966, 13 ô phố của khu Radio Row chính thức hoàn thành dỡ bỏ vào ngày 5 năm 8 năm 1966. Do được cấu thành từ nhiều ô phố nhỏ, nên để có được một superblock, những con đường phân cách các phố cũng bị giải tỏa nốt. Cụ thể, một phần các đường Fulton, Dey, Cortlandt, Greenwich được dẹp bỏ để nhường chỗ cho Trung tâm Thương mại Thế giới. Sau 11-9, những con đường này được khôi phục lại phần nào.
Khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới tọa lạc ở bên trên phần đất mở rộng có lớp nền tự nhiên cách mặt đất 65 feet (20 m). Trước khi xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới, người ta phải đặt "the bathtub" vào trước bằng cách xây dựng tường hào đất (slurry wall) tiếp giáp mặt tiền phố West để ngăn nước ngầm cũng như áp lực nước từ sông Hudson chảy vào công trình. Phương pháp được John M. Kyle Jr. đưa ra, cụ thể, công nhân sẽ đào một rãnh hẹp, rộng 3 feet (91 cm), dài và sâu xuống lớp nền tự nhiên, sau đó bơm vào đó hỗn hợp gồm betonite và nước để làm dung dịch giữ thành, đảm bảo ngăn chặn nước từ các khe nước ngầm, lấp các lỗ, khe nứt đồng thời giữ sự ổn định cho thành rãnh khoan. Sau đó người ta đặt lồng thép vào trong rãnh, rồi dùng phương pháp giống với công nghệ thi công cọc nhồi bê tông để bơm bê tông vào, đẩy hỗn hợp bentonite và nước ra. Mất 14 tháng để hoàn thành công đoạn xây dựng tường hào chống thấm này. 1,200,000 yard khối (920,000 m³) đất và vật liệu đào lên được trong quá trình thi công được dùng để mở rộng đảo ở vị trí phố West, tạo ra khu Battery Park City.
Tháng 1 năm 1967, Cảng vụ chi 74 triệu USD cho các hợp đồng cung cấp thép từ nhiều nhà thầu khác nhau. Tháp Bắc được xây dựng trước tiên vào tháng 8 năm 1968, sau đó đến tháp Nam vào tháng 1 năm 1969. Lễ cất nóc của WTC 1 diễn ra vào ngày 23 tháng 12 năm 1970, kế đến là WTC 2 vào 19 tháng 7 năm 1971. Việc đúc và lắp ghép sẵn phụ kiện xây dựng từ trước sau đó ghép vào giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng công trình, những người thuê bắt đầu dọn vào làm việc từ 15 năm 12 năm 1970, trong khi công trình vẫn còn trong giai đoạn xây dựng. Tháp Nam bắt đầu cho thuê từ tháng 1 năm 1972. Tại thời điểm Trung tâm Thương mại Thế giới được xây xong, Cảng vụ đã chi tổng cộng 900 triệu USD. Lễ cắt băng khánh thành được tổ chức ngày 4 tháng 4 năm 1973.
Ngoài tháp đôi, khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới còn bao gồm thêm 4 công trình thấp tầng khác (WTC 3, 4, 5, 6) bao xung quanh tháp đôi được xây dựng ngay sau khi tháp đôi vừa xong, nửa đầu thập niên 80 thì có thêm Trung tâm Thương mại Thế giới số 7. Nhìn tổng thể, tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới tạo thành một superblock rộng 16 acre (65,000 m²).
Dự án Trung tâm Thương mại Thế giới là một dự án gây nhiều tranh cãi. Khu vực này vốn dĩ là vị trí của Phố Hàng đài, là chỗ ở của hàng trăm hộ cư dân, những tiểu thương, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản,... Một số người nhất quyết không chịu di dời. Những tiểu thương có tiếng nói đã tìm kiếm những giải pháp như dùng luật để "thách thức" lại luật trưng thu của Cảng vụ. Vụ việc thậm chí được đưa lên Tòa án Tối cao để giải quyết nhưng bị Tòa án lại trả hồ sơ.
Các nhà phát triển bất động sản tư nhân và các thành viên của Hội đồng quản trị bất động sản New York, dẫn đầu bởi Lawrence Wien – chủ sở hữu Empire State bấy giờ – bày tỏ quan ngại rằng với một lượng lớn không gian văn phòng mở "trợ giá" được tung ra thị trường như vậy sẽ tạo ra cạnh tranh với các khu vực tư nhân, vốn dĩ đã quá dư thừa chỗ trống cho thuê văn phòng. Bản thân Trung tâm Thương mại Thế giới cũng không hoàn toàn kín chỗ cho thuê đến tận năm 1979, khi mà Cảng vụ hạ giá thuê mặt bằng xuống mức thấp hơn giá mặt bằng xung quanh. Một số khác đặt câu hỏi rằng liệu Cảng vụ đáng lẽ có nên thực hiện dự án "ưu tiên xã hội sai lầm" này hay không.
Tính thẩm mỹ của Trung tâm Thương mại Thế giới đã thu hút sự quan tâm của các nhà phê bình từ Hiệp hội Kiến trúc Hoa Kỳ cùng các tổ chức khác. Lewis Mumford, tác giả cuốn The City in History cùng nhiều tác phẩm về quy hoạch đô thị khác, chỉ trích dự án này, ông miêu tả nó cũng như các tòa nhà chọc trời khác nhìn như "thứ tủ hồ sơ toàn làm bằng kính và sắt". Tháp đôi được miêu tả trông như "hai cái hộp dùng để đựng Empire State Building và Chrysler Building". Nhiều người không thích thiết kế cửa sổ văn phòng hẹp như vậy, khi mà chiều rộng chỉ có 26 inch (66 cm), thêm vào đó tầm nhìn ra bên ngoài cũng bị hạn chế do cột chắn giữa các cửa sổ vốn dĩ đã hẹp. Nhà hoạt động xã hội Jane Jacobs bày tỏ quyết liệt rằng góc nhìn ra bờ sông phải thật thông thoáng để người dân New York có thể ngắm cảnh.
Một bộ phận người chỉ trích cho rằng với thiết kế superblock như vậy, Trung tâm Thương mại Thế giới đã phá vỡ đi hình ảnh những khu phố quen thuộc vốn đã có từ lâu của Manhattan, cũng như phá vỡ đi sự phức tạp trong mạng lưới giao thông đặc biệt của Manhattan. Lấy ví dụ, trong quyển The Pentagon of power, Lewis Mumford tố cáo Trung tâm Thương mại Thế giới là "ví dụ điển hình cho sự rỗng tuếch của chủ nghĩa khổng lồ và sự phô trương trong công nghệ xây dựng đã lột bỏ đi những mô sống của thành phố". Có thể nói rằng, theo họ, nếu ví một thành phố như một con người bằng xương bằng thịt, thì việc phô trương công nghệ (ở đây ám chỉ việc xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới) giống như biến người đó trở thành 1 Cyborg.
Tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới là nơi làm việc của hơn 430 công ty, tham gia vào các hoạt động thương mại khác nhau. Ngày thường, ước tính có hơn 50,000 người làm việc trong khu phức hợp và 140,000 khách tham quan. Toàn bộ khu tổ hợp bao gồm 13,400,000 feet vuông (1,240,000 m²) không gian làm việc văn phòng, do không gian quá lớn, nó có hẳn 1 zip code riêng: 10048. Công trình cung cấp góc nhìn toàn cảnh Manhattan từ đài quan sát trong nhà ở tầng 107 tháp Bắc, từ đài quan sát ngoài trời ở đỉnh của tháp Nam và từ nhà hàng Windows on the World trên tầng 106, 107 ở tháp Bắc. Tháp đôi trở nên nổi tiếng toàn thế giới khi xuất hiện trên vô số các bộ phim và chương trình truyền hình, cũng như trên bưu thiếp và các mặt hàng khác. Cùng với Empire State Building, Chrysler Building và tượng Nữ thần Tự do, tháp đôi cũng trở thành biểu tượng của New York. Trung tâm Thương mại Thế giới được so sánh ngang với Rockerfeller Center, tổ hợp mà anh trai David Rockerfeller – Nelson Rockerfeller đã phát triển trước đó ở Trung Manhattan.
WTC 1 và WTC 2, thường được gọi bằng tháp Bắc, hoặc tháp Nam, được thiết kế bởi Minoru Yamasaki theo kiến trúc khung ống, cung cấp cho người thuê các tầng không gian rộng rãi, không gián đoạn, hay gây cảm giác gò bó chật hẹp do cột và tường mang lại, là công trình chủ chốt của cả tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới. WTC 1 bắt đầu xây dựng từ tháng 8 năm 1968, WTC 2 bắt đầu vào tháng 1 năm 1969. Khi hoàn thành vào năm 1972, tháp Bắc trở thành tòa nhà cao nhất thế giới thời điểm đó trong suốt 2 năm, phá vỡ kỷ lục mà Empire State nắm giữ trước đó suốt 40 năm. Tháp Bắc cao 1,368 feet (417 m), cộng với chiếc ăng-ten cao 362 feet (110 m) dựng vào năm 1978, tổng cộng tháp Bắc có chiều cao 1,730 feet (530 m) tính đến điểm cao nhất của tòa nhà. Tháp Sears ở Chicago, Illinois, Mỹ, hoàn thành tháng 5 năm 1973 đã soán ngôi tháp Bắc khi đạt 1,450 feet (440 m) tính đến tầng thượng.
Khi hoàn thành năm 1973, tháp Nam trở thành tòa nhà cao thứ nhì thế giới với chiều cao 1,362 feet (415 m). Đài quan sát tầng thượng ngoài trời ở độ cao 1,362 feet (415 m) và đài quan sát trong nhà ở độ cao 1,310 feet (410 m). Cả 2 tháp chiếm diện tích khoảng 1 mẫu Anh (4,000 m²) trong tổng số 16 mẫu Anh (65,000 m²) diện tích toàn khu phức hợp. Trong một cuộc họp báo năm 1973, khi Yamasaki được hỏi "tại sao lại là 2 tòa nhà 110 tầng, mà không phải 1 tòa nhà 220 tầng?" ông tặc lưỡi đáp lại: "tôi không muốn đánh mất đi yếu tố human scale".
Trong suốt thời gian tồn tại của mình, chưa có công trình nào có số tầng nhiều hơn tháp đôi, kể cả tháp Sears (110 tầng). Mãi sau này, khi xây dựng Burj Khalifa (2010) kỷ lục này mới bị vượt qua. Mỗi tháp có trọng lượng khoảng 500,000 tấn.
Nguyên mẫu Trung tâm Thương mại Thế giới có một quảng trường rộng 5 mẫu Anh được bao quanh bởi 6 công trình trong tổ hợp. Năm 1978, quảng trường này được đổi tên thành quảng trường Austin J. Tobin, theo tên của cố chủ tịch Cảng vụ New York và New Jersey vừa qua đời, người đã ủy quyền cho xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới. Vào mùa hè, Cảng vụ thường lắp đặt 1 sân khấu di động đặt quay lưng về phía tháp Bắc cho người biểu diễn. Các buổi trình diễn được bố trí lẻ tẻ do diện tích quảng trường bị giới hạn khi được sử dụng một phần để đặt các tượng điêu khắc, đài phun nước. Các buổi trình diễn chỉ có sức chứa khoảng 6,000 người. Trong nhiều năm, quảng trường có nhiều cơn gió giật do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Venturi do tháp đôi gây ra. Nhiều cơn gió mạnh đến mức có thể thổi bay cả người đi đường, phải dùng dây để hỗ trợ việc đi lại. Năm 1999, quảng trường mở cửa trở lại chào đón người dân tham quan sau khi trải qua quá trình nâng cấp, sửa chữa trị giá 12 triệu USD, bao gồm thay thế sàn cẩm thạch bằng sàn granite, lắp đặt thêm ghế đá, cây kiểng, nhà hàng, quầy kiốt thức ăn và quán ăn ngoài trời.
Mặc dù hầu hết các khu vực của tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới thuộc diện "không phận sự miễn vào", tháp Nam lại có khu dành cho mọi người được phép tham quan đó là 2 đài quan sát mang tên Top of the World. Sau khi mua vé tham quan, khách được yêu cầu phải kiểm tra an ninh (vốn được thêm vào sau sự kiện đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993). Hành khách được đưa vào thang máy chính và chạy một mạch lên thẳng tầng 107. Các cửa sổ cách đều nhau 26 inch cho phép người từ bên trong quan sát khung cảnh bên ngoài. Năm 1995, Cảng vụ nâng cấp sửa chữa đài quan sát, sau đó cho Ogden Entertainment thuê để điều hành. Cảng vụ đã làm gia tăng tính hấp dẫn của quá trình tham quan, trong đó có việc cho chiếu một đoạn phim ngắn quay khung cảnh vòng quanh thành phố từ trực thăng. Khu ăn uống ở tầng 107 thiết kế theo chủ đề subway car (Toa tàu điện ngầm) mang đặc trưng của chuỗi cửa hàng hot dog Sbarro và Nathan's Famous. Nếu được cho phép, khách tham quan có thể leo lên thêm 2 tầng bộ để đến tầng thượng ở độ cao 1,377 ft (420 m). Vào những ngày trời quang mây tạnh, tầm nhìn có thể lên tới 50 dặm (80 km). Một hàng rào được đặt xung quanh để hạn chế người tìm đến tự tử. Sàn đài quan sát được lắp thụt vào trong và nâng cao lên, nên lớp hàng rào hầu như không thấy, chỉ thấy được lan can thường. Việc này khiến tầm nhìn không bị cản trở, không như đài quan sát của Empire State Building.
Windows on the World là nhà hàng trên tầng 106 & 107 của tháp Bắc, khai trương vào tháng 4 năm 1976. Được sáng lập bởi Joe Baum với chi phí 17 triệu USD. Cùng với nhà hàng chính, 2 chi nhánh khác cũng được mở ngay trên đây: Hors d'Oeuvrerie (phục vụ đồ ăn Đan Mạch vào buổi sáng và sushi vào buổi chiều), Cellar in the Sky (1 quán bar). Windows on the World đồng thời cũng có mở khóa đào tạo chuyên ngành rượu vang điều hành bởi Kevin Zraly.
Windows on the World bị đóng cửa sau vụ đánh bom năm 1993. Năm 1996, nhà hàng mở cửa trở lại, nhưng 2 chi nhánh cũ bị thay thế bằng 2 nhà hàng khác: the Greatest Bar on Earth và Wild Blue. Trong bản báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000, Windows on the World thu về 37 triệu USD, trở hành nhà hàng có tổng doanh thu cao nhất Hoa Kỳ. Nhà hàng The Sky Dive trên tầng 44 trên tháp Bắc cũng là 1 chi nhánh của Windows on the World. Trong năm hoạt động cuối cùng, Windows of the World vẫn nhận được nhiều lời đánh giá, phê bình khác nhau. Nhà phê bình ẩm thực của The New York Times Ruth Reichl nhận xét "không một ai đến Windows of the World mà chỉ để ăn cả, đến cả những con người kén chọn nhất trong khoản ăn uống cũng cảm thấy hài lòng khi dùng bữa tại một trong những điểm đến ưa thích nhất của du khách khi đến thăm New York này". Nhà hàng được cô đánh 2/4 sao, tức là mức "very good-rất tốt". Trong quyển Appetite City: A Culinary History of New York xuất bản năm 2009, William Grimes viết: "Tại Windows, New York là món chính".
Năm tòa nhà nhỏ hơn nằm trong khu vực 16 arce (15.000 m²) của khu tổ hợp. Gồm một khách sạn 22 tầng nằm hướng Tây Nam hoạt động từ năm 1981 với tên gọi Khách sạn Vista, năm 1995 đổi tên thành Marriott World Trade Center (WTC 3). Ba công trình thấp tầng khác (WTC 4, WTC 5, WTC 6) đều là những văn phòng làm việc xây dựng theo kỹ thuật khung thép bao quanh quảng trường. WTC 6 ở góc Tây Bắc, là trụ sở của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ. WTC 5 ở góc Đông Bắc với trạm tàu điện ngầm chạy bên dưới, và WTC 4 ở góc Đông Nam là trụ sở của Sàn Giao dịch Hàng hóa New York. Năm 1987 hoàn thành công trình WTC 7 cao 47 tầng, nằm ở phía Bắc của superblock. Bên dưới tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới là trung tâm thương mại dưới lòng đất. Trung tâm thương mại được kết nối đến hàng loạt khu vực quan trọng khác trong đó có các tuyến tàu điện ngầm và PATH. Sâu dưới chân Trung tâm Thương mại Thế giới là hầm chứa vàng, thuộc quyền sở hữu của nhóm các ngân hàng thương mại khác nhau. Vụ nổ năm 1993 đã suýt ảnh hưởng đến hầm vàng. 7 tuần sau vụ tấn công 11/9, số kim loại quý trị giá 230 triệu USD được đem ra khỏi hầm ở WTC 4, trong đó bao gồm 3,800 thỏi vàng 100 Troy ounce 24K, 30,000 thỏi bạc 1,000 ounce.