THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024 *******

Điểm chuẩn Trường Đại học An Giang

**Lưu ý: Điểm này đã bao gồm điểm chuẩn và điểm ưu tiên (nếu có).

Tham khảo đầy đủ thông tin trường mã ngành của Trường Đại học An Giang để lấy thông tin chuẩn xác điền vào hồ sơ đăng ký vào trường Đại học. Điểm chuẩn vào Trường Đại học An Giang như sau:

Quản lý tài nguyên và môi trường

Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Tìm hiểu các trường ĐH khu vực Miền Nam để sớm có quyết định chọn trường nào cho giấc mơ của bạn.

%PDF-1.5 2 0 obj << >> endobj 3 0 obj << /Type /Page /Parent 1 0 R /MediaBox [0 0 574 845] /Contents 4 0 R /Resources << /XObject << /img0 5 0 R >> /ProcSet [ /PDF /Text /ImageC] /Font 2 0 R >> /Annots 6 0 R >> endobj 4 0 obj << /Filter /FlateDecode /Length 61 >> stream xœs áå2T0 Biabªgn¦’ËËå ”(T057Ñ3° ËCå@Ìä\ýÌÜt—|…@^. ƈ ® endstream endobj 5 0 obj << /Type /XObject /Subtype /Image /Filter /DCTDecode /BitsPerComponent 8 /ColorSpace /DeviceGray /Name /img0 /Height 1762 /Width 1196 /Length 128835 >> stream ÿØÿà JFIF – – ÿþ LEAD Technologies Inc. V1.01 ÿÛ C /9)+"/D

Chị Minh Nguyên là cựu sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học An Giang. Hiện tại chị đang công tác tại Đài PTTH An Giang và cộng tác giảng dạy Tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ ở thành phố Long Xuyên. Chị chia sẻ lý do chọn học ngành Sư phạm Tiếng Anh là do niềm đam mê và yêu thích tiếng Anh. Khi bước vào giảng đường đại học, chị phát hiện ra những khó khăn thực tế từ việc học tiếng Anh của bản thân để từ đó có những bí quyết để khắc phục và tiếp tục theo đuổi đam mê học ngoại ngữ.

Trong buổi giao lưu tư vấn tuyển sinh cao đẳng - đại học của Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học An Giang năm 2021, chị Minh Nguyên đã có những chia sẻ hữu ích dành cho các bạn đang có mong muốn học tập cũng như sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại trường. Theo chị, bí quyết có thể giúp học vượt qua trở ngại khi học tiếng Anh bao gồm tập suy nghĩ và nói bằng tiếng Anh, tránh tình trạng nghe - dịch - dịch - nói, luyện nghe tiếng Anh qua các kênh như TED Talk, nghe nhạc hoặc xem phim; cố gắng trao đổi với bạn cùng lớp bằng tiếng Anh (tập suy nghĩ bằng tiếng Anh, nâng cao khả năng dùng từ); dành thời gian đọc nhiều hơn để học cách dùng từ và đặt câu giống phong cách người bản ngữ theo các sách và tạp chí tiếng Anh từ thư viện trường, Heritage - Vietnamairlines, báo mạng. Chị cũng chia sẻ cách học từ vựng mới mà chị đã từng áp dụng hiệu quả là viết từ mới vào note, screenshot và để làm ảnh nền trên điện thoại. Và điều quan trọng nhất là đặt mục tiêu và cố gắng theo đuổi nó.

Bên cạnh những hoạt động học tập chuyên ngành, khi còn học tập tại giảng đường, chị Minh Nguyên còn luôn cố gắng hoàn thiện các kỹ năng thật tốt qua các học phần chuyên ngành, chuẩn bị kỹ các bài thuyết trình để tự tin trước đám đông, luôn ngồi bàn đầu để tập trung hơn và dễ trao đổi với giảng viên. Chị Minh Nguyên cũng từng là cô sinh viên năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa của Khoa và Đoàn Thanh niên, từng là thành viên tổ chức Câu lạc bộ Nói Tiếng Anh (English Speaking Club) của Khoa Ngoại ngữ. Khi chia sẻ về những trải nghiệm mà sinh viên cần có khi học đại học để giúp cho việc học chuyên ngành mà mình đã theo đuổi tốt hơn, chị vui vẻ cho biết sinh viên nên tham gia các hoạt động ở Khoa, Trường tổ chức để rèn luyện bản thân, năng động hơn và trở thành người có ích cho cộng đồng hơn.

Trong buổi phỏng vấn, chị Minh Nguyên cũng cho biết thêm về sự chuyển hướng nghề nghiệp khi theo học ngành Sư phạm Tiếng Anh nhưng công việc hiện tại của chị là phát thanh viên/ Biên tập viên của Đài Truyền hình An Giang. Việc chuyển hướng từ ngành học Sư phạm Tiếng Anh đem lại cho chị những thuận lợi trong thời gian đầu khi chuyển sang công việc mới mà không liên quan đến giảng dạy đó là các kĩ năng và kiến thức có được trong quá trình học Sư phạm Tiếng Anh đã giúp ích rất nhiều cho công việc hiện tại. Theo chị chia sẻ, nhờ học tập và rèn luyện ở Khoa Ngoại ngữ nên chị trở nên năng động, bắt kịp với những xu hướng và những yêu cầu của công việc hiện tại đang cần, đồng thời khả năng tiếng Anh cũng giúp ích rất nhiều như phỏng vấn những diễn giả từ đại sứ quán, lãnh sự quán - những công việc mà người mới khó có cả khả năng thực hiện cũng như có thể tự tin sử dụng tiếng Anh khi làm việc. Ngoài ra, kĩ năng thuyết trình, nói trước đám đông được đào tạo trong lúc học đại học đã giúp ích rất nhiều để phát triển công việc. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn khi chuyển hướng việc làm như môi trường mới, cần thích nghi và linh hoạt, bản thân chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực mới nên cần học hỏi và nổ lực nhiều hơn.

Chị chia sẻ bản thân cảm thấy rất may mắn và tự hào khi được học với các giảng viên ở khoa Ngoại ngữ là những thầy cô xuất sắc trong chuyên ngành và tận tâm với sinh viên cũng như chất lượng đào tạo chuyên ngành ở khoa được đánh giá rất cao. Từ kinh nghiệm thực tế của chị cho thấy một ưu thế nổi bật của chương trình đào tạo Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh là tính uyển chuyển và giúp sinh viên có khả năng thích ứng với những môi trường làm việc khác nhau.

Cuối buổi phỏng vấn chị Minh Nguyên cũng gửi lời khuyên đến các bạn sinh viên nên có tâm thế chủ động để có thể vừa học tập tốt, đồng thời rèn luyện những phẩm chất, kĩ năng quan trọng để luôn thích ứng với những cơ hội nghề nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng, tham gia các hoạt động giải trí có ích, cố gắng tiếp thu, học hỏi nhiều nhất có thể khi còn ngồi trên ghế nhà trường, năng động trong học tập để giúp cho suy nghĩ của mình trở nên sắc bén hơn, kỹ năng trình bày cũng trở nên mạch lạc thuyết phục hơn. Song song đó, các bạn sinh viên cũng nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, tập thể, tình nguyện, tìm một công việc làm thêm phù hợp chuyên ngành để làm CV “đẹp” hơn, đồng thời đọc sách và cập nhật tin tức thường xuyên để giúp làm giàu tri thức bản thân và trở thành một con người hiện đại, thú vị, là sinh viên thời đại mới) chấp nhận sự khác biệt và linh hoạt trong các tình huống. Và cuối cùng là hãy “cố gắng làm tốt nhất mọi việc trong khả năng bản thân và không hối tiếc những gì mình đã chọn!”.

Những điểm chung và khác biệt giữa ngành Sư phạm tiếng Anh (SPA) và Ngôn ngữ Anh (NNA) là gì?

Hai ngành này có một số điểm chung và những điểm khác biệt như sau:

Về điểm chung: Sinh viên theo học ngành SPA và NNA đều cùng học chung khối kiến thức đại cương, kỹ năng thực hành tiếng (Nghe Nói, Đọc, Viết), ngôn ngữ học, văn hóa, văn học các nước nói tiếng Anh)

Điểm khác biệt: Từ cuối năm thứ hai đại học trở đi, mỗi chuyên ngành đào tạo sẽ chuyên sâu về một lĩnh vực ngành nghề khác nhau tuỳ thuộc vào chuẩn nghề nghiệp đầu ra.

Cụ thể, đối với chương trình đào tạo của Sư Phạm Anh, chuẩn nghề nghiệp đầu ra là đào tạo Giáo viên tiếng Anh giảng dạy ở các trường phổ thông, trung tâm ngoại ngữ hoặc làm việc ở các viện nghiên cứu .... Do đó, sinh viên  học chuyên ngành Sư phạm Anh sẽ được học nhiều kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy tiếng Anh cho các đối tượng người học khác nhau qua các học phần về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tâm lý học trong giảng dạy ngoại ngữ và thực tập sư phạm.

Đối với ngành Ngôn ngữ Anh, nghề nghiệp tương lai của sinh viên là làm việc ở các công ty nước ngoài hoặc trong lĩnh vực Biên-phiên dịch; nhân viên văn phòng ở các cơ quan có yếu tố nước ngoài; hướng dẫn viên du lịch, nhân viên tiếp tân ở các trung tâm ngoại ngữ, đại lý du lịch. Do đó, sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh sẽ  được học chuyên sâu hơn về lĩnh vực ngôn ngữ học, dịch thuật, phiên dịch, văn chương, văn hóa các nước nói tiếng Anh, tiếng Anh chuyên ngành liên quan đến thương mại, du lịch, và văn phòng. Ngoài ra, kỳ thực tập tốt nghiệp ở năm cuối cũng giúp các sinh viên khẳng định việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình thông qua những công việc thực tế tại các cơ sở thực tập có liên quan.

Tuy nhiên hiện nay cũng không có giới hạn nhất định về ngành nghề khi sinh viên ra trường đối với hai ngành học này, vì sinh viên sư phạm cũng có thể đi làm sử dụng kiến thức ngôn ngữ đã học được ở nhà trường và chỉ cần học thêm nghiệp vụ phù hợp theo yêu cầu nơi đã tuyển dụng sinh viên vào làm, ngược lại sinh viên Ngôn ngữ Anh nếu muốn đi dạy cũng có thể trang bị thêm cho mình chứng chỉ TESOL (chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh) theo yêu cầu của nơi tuyển dụng như các Trung tâm ngoại ngữ, cơ sở giảng dạy ngoại ngữ...

Những cơ hội thực tập nghề nghiệp và cơ hội việc làm của 2 ngành Sư phạm Anh và Ngôn ngữ Anh như thế nào?

Cùng với quá trình phát triển, Khoa Ngoại ngữ đã tạo dựng được các mối quan hệ với các Trường phổ thông, các Sở ban ngành cũng như các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm mang đến cho sinh viên cơ hội thực tập nghề nghiệp thực tế. Sinh viên được trải nghiệm các công việc thực tế như giảng dạy, tư vấn, dịch thuật, tiếp tân, …. trong môi trường làm việc có sử dụng kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng nghề nghiệp đã được học.

Nếu sinh viên hoàn thành tốt chương trình học và chủ động trau dồi phẩm chất, trang bị cho mình thêm những kỹ năng học tập, làm việc hiệu quả thì sau khi tốt nghiệp chắc chắn sẽ có được việc làm tốt.

Đa số sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH An Giang khi tốt nghiệp không chỉ có thế mạnh về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, mà còn rất linh hoạt, tự tin và có thể thích nghi tốt với môi trường làm việc thực tế, hoặc đủ năng lực để xin học bổng du học. Hơn 90% sinh viên của Khoa khi tốt nghiệp đều tìm được việc làm phù hợp, ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Khoa Ngoại ngữ có đào tạo hướng dẫn viên du lịch quốc tế không?

Đây là câu hỏi mà đa số sinh viên khi vào học ngành Ngôn ngữ Anh – Tiếng Anh du lịch đều quan tâm.

Điều kiện để được cấp thẻ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, sinh viên  ra trường phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch hoặc bằng cao đẳng trở lên chuyên ngành Ngoại ngữ.

Để trở thành Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thí sinh có thể chọn học 1 trong 2 ngành đào tạo của Trường Đại học An Giang: (1) Ngành Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch) hoặc ngành Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh du lịch).

Ngành Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch) trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về văn hoá, phong tục, tập quán, ẩm thực, nghệ thuật của Việt Nam, kỹ năng hoạt náo & dẫn chương trình, kỹ năng thiết kế và tổ chức sự kiện, tâm lý du khách, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn, quản trị du lịch, quản trị nhà hàng-khách sạn, kinh tế du lịch...

Ngành Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Du lịch) trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng thực hành tiếng, văn hoá các nước nói tiếng Anh, biên-phiên dịch, các kỹ năng mềm như kỹ năng học tập suốt đời, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng giao tiếp công sở, kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng nói trước công chúng, kỹ năng hoạt náo và dẫn chương trình. Đồng thời chương trình đào tạo Ngôn ngữ Anh - Tiếng Anh Du lịch cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng chuyên ngành du lịch: tâm lý du khách, nghiệp vụ nhà hàng-khách sạn, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tuyến điểm du lịch...

Nếu sinh viên theo học Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch) thì sẽ cần rèn luyện thêm tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác để có đủ điều kiện nộp hồ sơ xin dự thi cấp chứng chỉ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế sau khi tốt nghiệp.

Nếu theo học ngành Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Du lịch), sinh viên có thể tham gia khoá bồi dưỡng ngắn hạn về Hướng dẫn du lịch quốc tế và nộp hồ sơ tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Thông tin về thủ tục dự thi cấp chứng chỉ hướng dẫn du lịch quốc tế của Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thể tìm thấy qua đường link sau:

http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/guides/69

Qua báo chí em được biết sinh viên các ngành Sư phạm ra trường thất nghiệp rất nhiều. Nếu em học ngành Sư phạm tiếng Anh sau khi tốt nghiệp liệu em có triển vọng việc làm gì không?

Theo kết quả khảo sát năm 2019, trên 90% sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh (trình độ Đại học) của Trường ĐH An Giang tìm được việc làm phù hợp và được đánh giá cao về năng lực chuyên môn. Đối với bất cứ ngành học nào, nếu người học tạo cho mình sự đam mê trong học tập, có kế hoạch học tập cụ thể, chủ động trau dồi kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp thì khi tốt nghiệp cơ hội tìm được việc làm tốt và phù hợp là rất cao.

Hiện nay nhu cầu về giáo viên Tiếng Anh đủ năng lực của các địa phương rất cao và cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh cũng đa dạng. Đối với ngành sự phạm Anh, em có thể giảng dạy tại các trường phổ thông, trung học cơ sở, các Trung tâm Ngoại ngữ, các trường đại học, cao đẳng; hoặc có thể làm tại các Sở, Ban ngành trong và ngoài tỉnh, các công ty, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Các ngành đào tạo của Khoa Ngoại ngữ có giảng viên người nước ngoài dạy không?

Các ngành của khoa Ngoại ngữ, ĐH An Giang, bao gồm Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, đều có giảng viên, tình nguyện viên bản ngữ (từ các nước như Hoa Kỳ, Anh, Úc, v.v.) tham gia giảng dạy. Sinh viên được học rất nhiều môn với các giảng viên này và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hữu ích để học tập, giao lưu văn hóa, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh, và các kỹ năng cần thiết khác.

Ngoài ra, sinh viên có nhiều cơ hội học tập khác khi tham dự các hội thảo, hội nghị, báo cáo chuyên đề do các chuyên gia nước ngoài trình bày; hỗ trợ các nhóm sinh viên quốc tế về thực tập tại trường; hoặc những sinh viên đủ năng lực có thể tham gia các chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu văn hóa, thực tập ngắn hạn tại nước ngoài.

Ngành Ngôn ngữ Anh của Trường được đào tạo như thế nào? Nếu em học ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học An Giang, sau khi tốt nghiệp em sẽ có ưu thế gì khi tìm việc làm so với học ở các Trường khác không?

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH An Giang được thiết kế linh hoạt và thường xuyên cập nhật. Ngoài việc tập trung vào các mảng kiến thức và kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa, và dịch thuật, chương trình còn đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng liên quan đến lĩnh vực du lịch và thương mại, với mục tiêu cung cấp cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Ngoài ra, kỳ thực tập tốt nghiệp ở năm cuối cũng giúp các em xác định rõ nghề nghiệp tương lai của mình thông qua những công việc thực tế tại các cơ sở thực tập trong và ngoài tỉnh. Các hoạt động ngoại khóa, chương trình giao lưu, trao đổi văn hóa với tình nguyện viên, giảng viên, sinh viên nước ngoài rất đa dạng, giúp sinh viên phát triển các kiến thức bổ trợ, năng lực ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết.

Sinh viên Khoa Ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp luôn được đánh giá cao về năng lực ngôn ngữ, các kỹ năng giao tiếp, học tập, và làm việc hiệu quả, cũng như sự tự tin và khả năng thích nghi với môi trường làm việc có sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế, thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Điều này giúp cho sinh viên có lợi thế cạnh tranh khi tham gia tuyển dụng vì có thể đáp ứng được yêu cầu cao của công việc, với các vị trí việc làm đa dạng như sau: Biên, phiên dịch; nhân viên văn phòng ở các cơ quan có yếu tố nước ngoài và các công ty xuất nhập khẩu; hướng dẫn viên du lịch và nhân viên tiếp tân ở các đại lý du lịch, nhà hàng, khách sạn quốc tế; giảng viên, nghiên cứu viên về ngôn ngữ, văn hóa ở các cơ sở giáo dục.

Chương trình học các ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh có bắt buộc học thêm ngoại ngữ 2 nào không?

Chương trình đào tạo các ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh của trường ĐH An Giang có yêu cầu sinh viên học một ngoại ngữ 2 (Tiếng Trung hoặc Tiếng Pháp) và phải đạt điều kiện về trình độ ngoại ngữ này để tốt nghiệp. Tuy nhiên, nếu sinh viên đã đạt trình độ ngoại ngữ 2 theo yêu cầu thì sẽ được miễn học các học phần này trong chương trình học.

Khi học tập ở Trường Đại học An Giang, em có cơ hội tham gia các chương trình thực tập và trao đổi sinh viên ở nước ngoài không?

Trường ĐH An Giang rất có thế mạnh về hợp tác quốc tế, và sinh viên một số ngành (của khoa Ngoại ngữ, khoa Kinh tế, khoa Nông Nghiệp, khoa Du lịch và Văn hóa nghệ thuật) có nhiều cơ hội tham gia các chương trình thực tập, giao lưu văn hóa, và trao đổi sinh viên với các viện, trường quốc tế ở Hoa Kỳ, Úc, Israel, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, Đài Loan, v.v. Ngoài ra, những sinh viên đủ năng lực cũng có nhiều cơ hội nộp hồ sơ và trúng tuyển các học bổng du học ngắn hạn.

Em có đọc thông tin trên website của trường thấy sinh viên trường mình được tham gia nhiều chương trình giao lưu với sinh viên nước ngoài. Em muốn hỏi là sinh viên khoa nào thì được tham gia các chương trình đó và điều kiện để sinh viên được tham gia là gì?

Hàng năm sinh viên từ tất cả các khoa của trường ĐH An Giang có nhiều cơ hội tham gia các chương trình giao lưu với không chỉ với sinh viên quốc tế mà còn với các giáo sư, chuyên gia từ các trường đại học quốc tế, như Đại học quốc gia Úc, Đại học West Virginia, Đại học Indiana Hoa Kỳ,  Đại học Bách Khoa Hongkong, Đại học Andalas Indonesia, các trường đại học khác ở Hàn Quốc, Thái Lan, v.v… trong các chương trình Vietnam Field School, Service-Learning, Hội thảo công tác xã hội và sức khỏe cộng đồng, giao lưu văn hóa, văn nghệ… Điều kiện chung để tham gia các chương trình này là sinh viên có khả năng giao tiếp tiếp tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, năng động, hợp tác và có tinh thần trách nhiệm. Tùy vào yêu cầu của từng chương trình sinh viên có thể đăng ký tham gia tự do hoặc qua phỏng vấn trực tiếp với đại diện ban tổ chức.

Ngoài ra, tùy vào từng khoa và từng chương trình đào tạo mà sinh viên có thêm các cơ hội tham gia các chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu văn hóa, thực tập, nghiên cứu ngắn hạn tại nước ngoài.

QLGD - Quản lý giáo dục QLTM - Quản lý tài nguyên và môi trường TSCN - Chăn nuôi KHCT - Khoa học cây trồng CNTP - Công nghệ thực phẩm CNSH - Công nghệ sinh học CNTT - Công nghệ thông tin 8340403 - Quản lý công LUKT - Luật kinh tế TCNH - Tài chính - Ngân hàng LuatDS - Luật dân sự và tố tụng dân sự