Khát Vọng Music là một trong những nơi đào tạo piano uy tín tại TP HCM: - Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại: Hệ thống phòng học tại Khát Vọng Music được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị học tập đạt tiêu chuẩn, phòng học được trang bị máy lạnh, hệ thống âm thanh, ánh sáng đầy đủ, mỗi trẻ đều sở hữu một đan piano riêng. Khi đến với trung tâm các bậc phụ huynh và học viên sẽ yên tâm về chất lượng đào tạo và được giảng dạy rất chuyên nghiệp- Sử dụng giáo trình theo quy chuẩn của Nhạc viện TP.HCM và quốc tế: Tất cả giáo trình, tài liệu học tập tại trung tâm  được thiết kế chuyên biệt thành nhiều cấp độ phù hợp cho mọi lứa tuổi theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, giảng viên cũng dựa vào khả năng tiếp thu của các bé sau mỗi buổi học mà đưa ra các bài giảng thích hợp để bé không bị lo lắng hay áp lực trong các buổi học.

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Khát vọng tuổi trẻ

Những phong trào mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng xã hội thường nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ, hơn nữa, dưới tầm nhìn quốc gia những phong trào như thế thường có tầm quan trọng đặc biệt, được Chính phủ và người dân xem trọng.

Cùng với sự phát triển của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, ở Việt Nam và các nước trên thế giới đã xuất hiện và lan tỏa phong trào “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.

Thủ tướng Chính phủ đã có những quyết định quan trọng là: Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”; Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; mục đích của các quyết định là góp phần thúc đẩy sự phát triển của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Trong đó, vai trò của các trường đại học có ý nghĩa then chốt, việc thúc đẩy các hoạt động Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) giúp cho giá trị học hiệu nhà trường được nâng cao; tạo nên thế hệ các cựu sinh viên là doanh nhân thành đạt hoặc các nhà quản trị, quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn cao; đào tạo ra nguồn nhân lực “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong thời đại mới.

Vấn đề chính là giúp cho sinh viên (SV) nhận thức, trải nghiệm được các dự án khởi nghiệp, nâng cao được giá trị bản thân, khơi dậy sự khát khao, mong muốn được KNĐMST.

Nhận thấy những ý nghĩa thực tế và giá trị của hoạt động KNĐMST, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) – Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã có nhiều đầu tư cho hoạt động KNĐMST. Bằng những bước triển khai bài bản, phát huy tối đa nhiều nguồn lực, trong năm học 2019-2020 thầy và trò Trường đã nhận về những “quả ngọt”.

Đào tạo giảng viên – khởi nguồn của phong trào

Lãnh đạo nhà trường đã chọn ra những giảng viên (GV) có đam mê hoạt động Khởi nghiệp sáng tạo, giàu tâm huyết để làm nòng cốt cho phong trào. Những GV trẻ đã phân công, người tìm kiếm những tài liệu về KNĐMST để nghiên cứu, học hỏi; người viết dự án gửi cho doanh nghiệp để xin tài trợ nguồn lực; người tập hợp SV để tìm ý tưởng lập dự án khởi nghiệp…

Từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó, đã có những phản hồi tích cực từ phía doanh nghiệp, VinTech City đã nhận tài trợ kinh phí cho Dự án thành lập Không gian Sáng chế và Khởi nghiệp. Nhà trưởng đã cử các GV tham gia khóa đào tạo GV nguồn về KNĐMST do VinTech City và tham dự chương trình tập huấn của các dự án quốc tế mà Trường ĐHSPKT là thành viên (V2WORK, EMVITECH).

GV Trường ĐHSPKT tham gia các khóa đào tạo KNĐMST

Câu lạc bộ Sáng tạo và Khởi nghiệp – nơi tập hợp niềm đam mê KNĐMST

Điều cần thiết là tạo một sân chơi thu hút đội ngũ GV nguồn giảng dạy KNĐMST và các SV có chung sự đam mê, khát khao. Lãnh đạo Trường đã thành lập Câu lạc bộ Sáng tạo và Khởi nghiệp (gọi tắt là Câu lạc bộ) để tất cả mọi người cùng tham gia phát triển các ý tưởng.

Là những người có vị trí quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu, vạch ra các ý tưởng của các dự án, các GV trong Câu lạc bộ đã dành nhiều thời gian và công sức, nhiệt tình truyền lửa cho SV; hầu hết các ngày nghỉ thành viên Câu lạc bộ được tập hợp lại để học nhiều nội dung cần thiết như: khởi nghiệp công nghệ; đánh giá cơ hội – ý tưởng – phát triển kế hoạch kinh doanh; tìm kiếm, huy động vốn; kỹ năng trình bày và thuyết phục nhà đầu tư…

Câu lạc bộ đã mời các doanh nghiệp, mentor về tổ chức huấn luyện, đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho các thành viên; tổ chức các buổi seminar, tọa đàm với doanh nghiệp. Những chuyên gia, doanh nghiệp nổi tiếng được mời đến “truyền lửa” cho SV như: bà Lê Mỹ Nga – CEO Công ty HERMES, bà Trần Hà Mỹ Lợi - Chương trình “Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0”, ông Lý Đình Quân - Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Dự án hợp tác các trường đại học khu vực miền Trung và miền Nam của VinTech City…

Những việc này đã nâng cao giá trị bản thân của các thành viên tham gia Câu lạc bộ và khả năng tiếp cận với các dự án khởi nghiệp dễ dàng hơn; có hướng đi hợp lý, bởi vì từ nguồn tri thức được cung cấp, tạo nên một “nguồn vốn” vô giá trong mỗi thành viên Câu lạc bộ, giúp họ chuyển hóa các ý tưởng thành hiện thực.

Một buổi đào tạo dự án khởi nghiệp của CEO Lê Mỹ Nga

Các cuộc thi KNĐMST – nơi tranh tài

Những cuộc thi ý tưởng về khởi nghiệp là dịp để các thành viên Câu lạc bộ được cọ sát với thực tế. Xác định được điều đó, lãnh đạo nhà trường và Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ đã đầu tư cho các đội dự thi. Vào dịp tháng 10/2019, Ban Quản lý Dự án V2WORK tổ chức Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong khuôn khổ của Hội thảo quốc tế về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Đội Smart Trash (Thùng rác Thông minh) là đội đoạt giải trong cuộc thi Smart Campus của ĐHSPKT đã tham dự cuộc thi. Ý tưởng về tích hợp các ứng dụng thông minh trong thùng rác của đội đã nhận được nhiều sự quan tâm và ý kiến đóng góp của Ban Giám khảo cũng như các đại biểu tham dự.

Ở sân chơi Câu lạc bộ, nhiều nhóm nghiên cứu về KNĐMST đã hình thành ý tưởng tham dự cuộc thi cấp trường. Nhiều dự án, đề tài thể hiện tính ứng dụng thực tiễn và tính khả thi cao như:  Máy thu gom phân loại rác trên bề mặt cát biển, Cảnh báo điểm mù thông minh cho xe có vận tải lớn , Máy sản xuất tô chén dĩa từ vật liệu thân thiện với môi trường, Thiết bị cảnh báo cháy và rò rỉ Gas (Gas Detector), Gậy thông minh hỗ trợ người già “Smart Canes”…

Điểm mới ở cuộc thi do Câu lạc bộ tổ chức là có nhiều doanh nghiệp hướng dẫn, hỗ trợ cho các ý tưởng của SV; hình thành các nhóm GV liên khoa cùng giúp SV hoàn thiện các sản phẩm của dự án; các mentor được mời tư vấn cho các dự án tiềm tàng, khả thi. Sự kết nối này mang lại giá trị cho các dự án, sản phẩm, giúp tư duy thiết kế dự án của SV được hoàn thiện, sát với nhu cầu của thị trường.

Sự đầu tư nghiêm túc và tinh thần lao động hăng say, cũng đến lúc nhận được những thành quả nhất định, Cuộc thi Khởi nghiệp công nghệ "SEEDING YOUR IDEA - ƯƠM MẦM Ý TƯỞNG" do VinTech City phối hợp với các trường đại học trên toàn quốc tổ chức trong năm 2019, nhóm SV của Trường là: Lê Đặng Thái Phong và Nguyễn Trọng Nhiên đã tham gia báo cáo và đạt giải Nhất tại Cuộc thi với dự án "Gậy thông minh hỗ trợ người già – Smart Canes for the elderly”.

Trao đổi với chúng tôi, SV Lê Đặng Thái Phong - lớp 17TDH1 cho rằng: "Theo em, một dự án khởi nghiệp cần gắn liền với đổi mới sáng tạo, bởi chính cái mới tạo nên tính hấp dẫn cho một dự án khởi nghiệp. Bên cạnh đó, để dự án có thế dễ dàng tiếp cận được thực tiễn thì ý tưởng của dự án phải được hình thành từ quá trình quan sát và phát hiện ra những vấn đề gần gũi ở xung quanh, em mong muốn vận dụng kiến thức bản thân vào việc tạo ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội".

Còn SV Nguyễn Văn Linh - Lớp 17TDH1 chia sẻ cảm nhận của mình: "Đối với em khởi nghiệp là một sân chơi lành mạnh, bổ ích thiết thực, hiệu quả đối với tất cả các SV và tạo cơ hội để để SV giao lưu, học tập thêm các kinh nghiệm các kĩ năng cần thiết, giúp SV triển khai tốt hơn các dự án của bản thân. Hơn thế nữa còn giúp các dự án khởi nghiệp có thể kết nối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư"

Viện nghiên cứu sáng tạo và khởi nghiệp – điểm kết nối các ý tưởng

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã nêu mục tiêu: “Đưa thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị khởi nghiệp, sáng tạo, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước, là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên”; Theo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2030, Đại học Đà Nẵng là “đại học trọng điểm quốc gia”.

Để cùng góp sức, chung tay với Thành phố và Đại học Đà Nẵng, Trường ĐHSPKT tiếp tục khẳng định vị thế trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn của thành phố; hoạt động KNĐMST của nhà trường trong giai đoạn mới cần nâng tầm lên mức cao hơn, sức lan tỏa mạnh mẽ hơn và nguồn nhân lực đào tạo chất lượng hơn.

Sự trăn trở, khát khao này được lãnh đạo nhà trường đưa vào các chương trình hành động cụ thể, một trong đó là tạo điểm kết nối các ý tưởng KNĐMST để những người trẻ có đam mê, có ý chí cùng xây dựng Trường phát triển đúng định hướng trên. Viện nghiên cứu Sáng tạo và Khởi nghiệp là một địa chỉ mới, sẽ được thành lập trong tương lai, góp phần thúc đẩy các hoạt động KNĐMST, ươm mầm các tài năng, ý tưởng và là điểm đến của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế cùng hợp tác, chia sẻ. Đây cũng là nơi quy tụ những trí tuệ của những người trẻ tuổi, mang lại nhiều cơ hội cho SV KNĐMST.

Bằng những hành động cụ thể, nhất quán, xuyên suốt, phong trào KNĐMST tại Trường ĐHSPKT từ những con sóng nhỏ đã lan tỏa, phát triển thành những con sóng mạnh mẽ hòa mình vào biển lớn; cùng với những con sóng kia là những khát khao cháy bỏng của những người trẻ muốn được cống hiến cho thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, đáng sống; khát vọng, niềm tin về một Đại học Quốc gia Đà Nẵng năng động, sáng tạo, xứng tầm.

Trung tâm Học liệu và Truyền thông

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật-ĐHĐN

Ông Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất Việt Nam muốn đưa Tập đoàn Vingroup và Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Đại dịch Covid-19 gần như “bỏ qua” Việt Nam khi quốc gia này ghi nhận 332 ca nhiễm và không ca tử vong, thế nhưng từ trụ sở Tập đoàn tại Hà Nội, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nhận thấy có những nhu cầu vượt ra khỏi biên giới Việt Nam. Vào tháng 4/2020 ông đã đưa ra quyết định quan trọng: sản xuất máy thở.

Khi nhiễm virus Covid-19, bệnh nhân bị virus tấn công phổi, khiến cơ thể trở nên khó khăn để nhận ô-xi và bơm vào máu. Một chiếc máy thở tạo nên khác biệt giữa sự sống và cái chết, thế nhưng thế giới lại không có đủ máy thở cho tất cả. Theo tính toán, các bệnh viện trên thế giới cần sử dụng khoảng 800 nghìn máy thở.

Sự thiếu hụt về thiết bị y tế này trở nên nặng nề tại các đất nước đang phát triển, ví dụ như Nam Sudan chỉ có 4 máy thở với 12 triệu người dân, tuy nhiên đất nước giàu nhất thế giới cũng đang trải qua trường hợp tương tự. Sau khi một số bệnh viện tại thành phố New York đã phải chịu sự tấn công của dịch bệnh và phải dùng một máy thở để phục vụ hai bệnh nhân cùng một lúc, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu, buộc các nhà sản xuất ô tô và một số công ty khác của Mỹ lên kế hoạch sản xuất máy thở với những hợp đồng với Chính phủ có trị giá lên tới 336 triệu USD.

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Vượng tin rằng tập đoàn Vingroup có thể chế tạo máy thở nhanh và tiết kiệm hơn rất nhiều. Sử dụng nguồn thiết kế mở từ công ty thiết bị Medtronic PLC, Vingroup đã hoàn thành bản mẫu và xin giấy phép vào giữa tháng 4/2020. Trong lúc Tập đoàn đang chờ được cấp phép, các máy thở đã bắt đầu được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp.

Máy thở của Vingroup có giá khoảng 7.000 USD tại Việt Nam. Công ty cũng cho biết, có thể sản xuất tới 55.000 máy mỗi tháng ngay khi chính phủ phê duyệt và có kế hoạch xuất khẩu ở bất cứ nơi nào có nhu cầu. Vingroup cho biết, họ sẽ quyên góp vài nghìn máy thở cho Ukraine và Nga, nơi ông Vượng từng có thời gian dài gắn bó.

“Trong thời gian này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc sản xuất nhiều máy thở và làm việc đó thật tốt”, ông Vượng chia sẻ kế hoạch trong một vài tháng tới trong bài phỏng vấn hiếm hoi tại trụ sở chính của Tập đoàn Vingroup và trong một loạt các email. “Chúng tôi muốn hợp tác với chính phủ Việt Nam để giải quyết một phần của vấn đề đại dịch”.

Dù Vingroup có điều hành một số bệnh viện và phòng khám, nhưng việc trở thành một nhà sản xuất thiết bị y tế có lẽ chưa có trong lịnh trình trước đây. Tuy nhiên, ông Vượng, người đầu tiên làm giàu bằng cách bán mì gói ở Ukraine, đã quyết định làm máy thở. Ông Vượng luôn được biết đến là người có khát vọng nâng tầm Việt Nam, cho nên khi Việt Nam thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, thì Vingroup bắt đầu sản xuất ô tô và điện thoại thông minh.

Vào tháng 12/2019, ông Vượng tuyên bố VinFast, công ty ô tô của tập đoàn, sẽ phát triển xe điện và xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2021. Ông quyết tâm biến điều đó thành hiện thực. Liệu người Mỹ có cân nhắc mua chiếc ô tô của Việt Nam hay không vẫn là một câu hỏi mở. Mặt khác, máy thở là một sản phẩm mà một thế giới đang bị tấn công bởi virus không thể từ chối. “Bài học mà chúng tôi rút ra được từ một cuộc khủng hoảng, đó là sẽ luôn có rất nhiều cơ hội”, ông Vượng cho hay, “Chúng tôi phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn và hành động một cách nhanh chóng”. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Thu nhập trung bình hàng năm đã tăng hơn sáu lần, và thậm chí trước đại dịch, ông Vượng đã xây dựng Tập đoàn đủ nhanh để theo kịp tầng lớp trung lưu đang phát triển. Ngày nay, hệ sinh thái Vingroup bao trùm hàng chục lĩnh vực kinh doanh đáp ứng đủ mọi nhu cầu của người Việt từ khi còn là trẻ nhỏ cho đến khi về già. Một em bé có thể được sinh ra trong bệnh viện Vinmec, lớn lên ở Vinhomes, theo học tại Vinschool và tiếp tục học tại VinUniversity. Một gia đình có thể lái một chiếc xe VinFast qua các khu đô thị được Vingroup thiết kế và thẳng tiến tới các khu nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người có thể nói chuyện trên điện thoại Vsmart và mua sắm sản phẩm của các thương hiệu quốc tế tại trung tâm thương mại Vincom.

Đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, ông Vượng và Vingroup là một minh chứng cho sự phát triển của đất nước từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang định hướng thị trường. Chính phủ đã hoan nghênh sự phát triển và thành công của Vingroup là một phần của hiện đại hóa đất nước. Khi chiếc xe đầu tiên của VinFast rời khỏi dây chuyền lắp ráp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố “Đó là một ngày tuyệt vời đối với Việt Nam”. Điều mà ông Vượng và các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam khao khát là sự công nhận quốc tế, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông Vượng thừa nhận, nhiều người Mỹ vẫn coi Việt Nam là một quốc gia “nghèo, lạc hậu, nơi mà không thể có những sản phẩm công nghệ cao và hiện đại”. Việc ra mắt toàn cầu một cách thành công của sản phẩm Vingroup -  cho dù đó là một chiếc xe hơi hay máy thở - có thể thay đổi cách thế giới nhìn thấy Việt Nam. “Chúng tôi muốn làm những điều mà mọi người cho là khó khăn, những điều mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khác chưa thực hiện thành công”, ông nói. “Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của chúng tôi để phát triển một thương hiệu Việt Nam có uy tín thế giới”.

Máy thở có thể chứng minh cho chiến lược ra mắt thị trường toàn cầu. Nếu Vingroup có thể sản xuất ở quy mô lớn, ông Vượng dự đoán, nó sẽ giải quyết được tình trạng thiếu hụt trên toàn thế giới, dựa trên việc hợp tác với Medtronic vốn là một nhà sản xuất thiết bị y tế hàng đầu. Và nếu máy thở hoạt động theo cách họ dự định, Vingroup sẽ chứng minh khả năng cung cấp một thiết bị cứu hộ phức tạp, đáng tin cậy. Rõ ràng, đây là một bước tiến tốt cho một nhà sản xuất ô tô đầy khát vọng. Công ty đã thiết lập dây chuyền lắp ráp máy thở đầu tiên trong vòng chưa đầy một tháng, tùy chỉnh ba hàng băng chuyền trong nhà máy điện thoại thông minh. Các kỹ sư của công ty ô tô VinFast đã đảm nhiệm phần thiết kế, và đại diện của Medtronic đang tư vấn đào tạo cho các công nhân VinSmart - những người từng chế tạo điện thoại thông minh và TV. “Có rất ít công ty trên thế giới như vậy. Khát vọng của Vingroup thật đáng kinh ngạc. Đó sẽ là chiến thắng rất lớn để biến Việt Nam thành một ‘người chơi’ toàn cầu”. Mark Mobius, người sáng lập Mobius Capital Partners LLP, người đã đầu tư vào Việt Nam trong thập kỷ qua và có các khoản đầu tư cổ phần tư nhân trong nước khẳng định. Ông Vượng nói rằng kế hoạch mở rộng toàn cầu đang được thúc đẩy. Vingroup đang tuyển dụng vài trăm kỹ sư để mở trung tâm nghiên cứu VinFast tại Úc, nơi sẽ phát triển các mẫu xe tiếp theo của VinFast. Công ty cũng được cho là quan tâm đến việc mua lại một số tài sản của nhà sản xuất ô tô Úc sắp bị đóng cửa - Holden. “Ông ấy có những bước ngoặt thay đổi khi mà các công ty về xe điện cũng đang vận động đổi hướng”, Michael Dunne, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn ô tô ZoZo Go, tập trung vào thị trường châu Á cho hay. “Ông ấy có khát vọng rất lớn, nhưng những khát vọng ấy đã được chứng minh qua thực tế”. Ông Vượng cũng tạo được tiếng vang lớn giống như một người khác trong ngành công nghiệp ô tô, Dunne nói "Đó là Li Shu Fu, người đứng đầu nhà sản xuất ô tô tư nhân lớn nhất Trung Quốc Geely Cars Holdings Ltd. Nổi tiếng với việc mua lại Volvo từ Ford năm 2010, Li đã trở thành thế lực thống trị thị trường xe hơi Trung Quốc. Và giống như ông Vượng, ông ấy tuyên bố khát vọng của mình ở Mỹ. Năm 2006, Li Shu Fu tuyên bố kế hoạch cho Geely xuất khẩu ô tô sang Mỹ. Hơn một thập kỷ sau, cả Geely và bất kỳ thương hiệu xe hơi Trung Quốc nào khác đều đang gặp khó khăn trong việc này.”

Ông Vượng đã chỉ đạo công ty qua thời gian khó khăn trước đây. Năm 2011, khi lạm phát Việt Nam tăng vọt lên mức cao nhất là 23% và thị trường bất động sản chững lại, công ty bất động sản của Vingroup vẫn ra mắt quy hoạch tổng thể dự án bất động sản đầu tiên - Vinhomes Riverside, nơi có các biệt thự sang trọng dọc theo kênh đào nhân tạo. Tài sản ròng hợp nhất của công ty đã giảm 64% trong năm đó. Vingroup đã được sinh ra vào thời điểm đó nhờ sự sáp nhập của công ty bất động sản Vincom với công ty du lịch Vinpearl.

Việc sáp nhập đã đem lại hiệu quả. Doanh thu thuần đạt kỷ lục vào năm 2012 và lợi nhuận tăng trở lại. Kể từ đó, doanh thu đã tăng gấp mười bảy lần, đạt 130,8 nghìn tỷ đồng (5,6 tỷ USD) vào năm 2019. Năm ngoái, Tập đoàn đã tái cấu trúc, từ bỏ kế hoạch thành lập hãng hàng không và bán hết hầu hết các cửa hàng cửa hàng tiện lợi, cũng như việc kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

"Các lĩnh vực kinh doanh mà Tập đoàn đang tiếp tục điều hành là những lĩnh vực có tiềm năng lớn nhất. Chúng tôi không thay đổi chiến lược kinh doanh của Tập đoàn" - ông Vượng khẳng định. "Nếu cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra, chúng tôi có thể điều chỉnh một số kế hoạch ngắn hạn của mình."

Ông Vượng có sự tự tin của một người hiểu biết rất sâu rộng trong việc nắm bắt và định hình rõ mong muốn của người tiêu dùng. Trong thành công sớm nhất của mình, ông đã bán mì ăn liền Việt Nam tại Ukraine. Để thuyết phục phần đông dân số vốn đã quen với món borscht (một món ăn của người Ukraina) và bánh bao chuyển sang yêu thích món "súp chỉ cần cho thêm nước", ông đã đến các trung tâm thương mại, trình diễn nấu ăn và tặng hàng trăm gói mì ăn liền miễn phí.

"Và cuối cùng, chúng tôi đã thuyết phục được người tiêu dùng Ucraina" - ông Vượng nói. Công việc kinh doanh đã trở thành một mặt hàng chủ lực trong gia đình ở Đông Âu và cuối cùng Nestle SA đã mua lại nó với giá được cho là 150 triệu USD.

Năm 2000, Ông Vượng trở về Việt Nam với tiền lãi từ việc mua bán mì và không tìm kiếm được điều gì ngoài những cơ hội. "Cơ sở hạ tầng đã quá lỗi thời so với thế giới. Hà Nội chỉ có một vài tòa nhà cao tầng và khách sạn năm sao", ông nói. “Tôi đã có tiền. Nếu tôi đầu tư và không thể kiếm sinh lời, thì ít nhất thành phố cũng sẽ có những tòa nhà lớn, đẹp đẽ"

Trong vòng ba năm, ông đã mở khách sạn cao cấp đầu tiên của Việt Nam - Vinpearl Resort & Spa trên đảo Hòn Tre, được kết nối bằng một tuyến cáp vượt biển dài hai dặm đến thành phố biển Nha Trang. Vinpearl Nha Trang thời điểm đó đã có công viên nước đầu tiên Việt Nam và một sân golf 18 lỗ.

Ông Vượng cũng bắt đầu thành lập công ty bất động sản - sau đó sáp nhập để trở thành Vingroup - và bắt đầu xây dựng các khu chung cư hiện đại với siêu thị, trường học và trung tâm thương mại. Năm ngoái, lĩnh vực bất động sản nhà ở của Tập đoàn đã bán 10.000 căn hộ trong 17 ngày tại Vinhomes Grand Park, một dự án bất động sản ven sông nằm ở khu trung tâm thương mại của TP.HCM. Các dự án bất động sản phát triển bao quanh Landmark 81, tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam, cũng là tài sản của Vingroup.

Ông Vượng tuyên bố kế hoạch xây dựng và bán xe vào tháng 9/2017. Chín tháng sau, ông cũng đã công bố kế hoạch cho VinSmart - một công ty sản xuất thiết bị điện tử thông minh. Khát vọng lớn và tốc độ thực hiện luôn khiến các đối tác phải tăng tốc theo.

"Nếu bạn làm việc với họ, thì phải làm theo cách của riêng họ" - Stephen Wyatt, Trưởng đại diện Việt Nam của Jones Lang LaSalle Inc., người đã làm việc về việc định giá cho Vinhomes trước đợt chào bán công khai năm 2018. "Cần phải thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn, bất kể vấn đề đó là gì và phạm vi tới đâu. Tôi đã nhận được các cuộc gọi vào giữa đêm từ họ nếu họ đang cần kết quả báo cáo hoặc nếu có gì đó chưa hoàn thành."

VinFast đã giới thiệu 3 mẫu xe ô tô chạy xăng vào năm ngoái và họ đã nhận được hơn 17.000 đơn đặt hàng. Vào tháng 11/2020, VinFast có kế hoạch ra mắt chiếc xe ô tô điện đầu tiên của mình, một chiếc SUV crossover, tại Triển lãm ô tô Los Angeles (Mỹ). Pin của ô tô điện được chế tạo với hợp tác cùng LG Chem, sẽ đem lại cho chiếc xe ô tô điện của VinFast khả năng chạy được quãng 500 km (310 dặm) trong một lần sạc, ít hơn khoảng 15% so với Model S. của Tesla. Trong khi đó, truyền thông trong nước, đã phát hiện ra một nguyên mẫu VinFast EV khác, hai cửa coupe chạy trên đường phố Hà Nội. Công ty cho biết, họ có kế hoạch thử nghiệm xe rộng rãi vào mùa đông này và bắt đầu ra mắt thị trường vào mùa hè.

"Kế hoạch của Vingroup xuất khẩu xe điện sang Hoa Kỳ vào năm 2021 hoặc 2022 là rất thách thức" - ông Dunne cho biết. Thông thường, các chứng nhận về an toàn, môi trường và các quy định của Hoa Kỳ sẽ mất ít nhất hai đến ba năm và không rõ liệu Vingroup đã bắt đầu quá trình hay chưa. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ từ chối đưa ra thông tin về việc công ty đã nộp bất kỳ giấy tờ cần thiết nào.

Có nhiều câu hỏi hơn. Tesla Inc., công ty dẫn đầu nhóm các nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ, vẫn chưa tạo ra lợi nhuận ròng hàng năm. Một loạt các công ty khởi nghiệp EV của Trung Quốc "đã rơi vào hoàn cảnh tương tự" - ông Dunne cho biết thêm. "Đó không đơn thuần chỉ là việc bạn bước chân vào thị trường Hoa Kỳ, mà còn cần làm điều đó một cách nhanh chóng nữa".

Nhiều người khác đặt câu hỏi liệu có phải Vingroup đã phát triển quá lớn và không thể cho phép thất bại hay không? Vingroup có tổng giá trị trên thị trường khoảng 28 tỷ USD, tương đương 16% tổng giá trị giao dịch của tất cả các công ty thương mại công khai tại Việt Nam. Khi doanh số của công ty giảm khoảng một phần ba trong quý đầu năm 2020, họ đã kéo cả cổ phiếu của Vingroup và thị trường rộng lớn hơn cũng giảm theo.

Ông Lê Hồng Hiệp -  một chuyên gia về kinh tế và chính trị của Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof ở Singapore cho biết. "Đây là một vấn đề chung với các nhà công ty hàng đầu khác ở châu Á.”

Ông Vượng không từ chối rủi ro. Ông nói rằng "bất kỳ công ty nào cũng có thể sụp đổ". Ông nói rằng tập đoàn này đã thực hiện các kịch bản dự phòng trong trường hợp bất động sản xảy ra như năm 2009 và tiếp tục lên kế hoạch thoái vốn trong nhóm. Cho đến nay, thị trường bất động sản dự kiến ​​sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm nay, Vingroup hiện cũng đang phát triển các khu bất động sản công nghiệp dự kiến ​​sẽ có nhu cầu khi các nhà sản xuất chuyển vào Việt Nam từ Trung Quốc.

Và với những người nghi ngờ khát vọng ô tô điện của mình, Ông Vượng chỉ ra rằng, VinFast đã biến một đầm lầy thành một nhà máy ô tô hiện đại, hoàn thành với dây chuyền sản xuất robot hoàn toàn tự động, và bàn giao xe hơi cho người tiêu trong 21 tháng - đó thực sự là một kỳ tích mà ít người nghĩ Vingroup có thể làm được cho đến khi dự án đã hoàn thành.

Hiện tại, nhà máy điện thoại sẽ tận dụng triển khai dựa trên nền tảng kim loại, nhựa và chất bán dẫn silicon tương tự để chế tạo máy thở. Khoảng 70% nguyên liệu có nguồn gốc tại địa phương,. Có 85 công nhân đang sản xuất 160 máy thở ban đầu mỗi ngày trong thời điểm công ty chờ sự phê duyệt cuối cùng từ chính phủ để đẩy mạnh sản xuất.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn - người đứng đầu bộ phận tại bộ y tế phụ trách điều chỉnh máy thở của Vingroup cho biết, "Hai mô hình máy thở của Vingroup đã đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu". Ông chia sẻ, Vingroup cần chờ chứng nhận để sản xuất hàng loạt máy thở từ kết quả của các thử nghiệm lâm sàng diễn ra trong tháng này.

Ông Vượng cho biết, giá hiện tại của máy thở thấp hơn chi phí sản xuất chúng. "Mục đích của việc sản xuất máy thở hoàn toàn là đóng góp cho xã hội vào thời điểm quan trọng này" - ông nói. Nó cũng mang tính tạm thời. "Chúng tôi không có kế hoạch mở rộng sang phân khúc này".

Ông Vượng thực sự là một người yêu nước hơn ai hết. Ông nói rằng ông muốn công ty của mình tiếp tục bổ sung vào danh sách những điều đầu tiên làm cho quê hương Việt Nam. "Tôi luôn nói với các đồng nghiệp của mình: đừng để cuộc sống của bạn trôi qua một cách vô nghĩa. Đừng để đến cuối cuộc đời, bạn không có gì đáng nhớ để kể lại. Sẽ thật buồn khi thấy rằng cuộc sống của bạn đã không tạo thêm bất kỳ giá trị nào.

Vingroup đã chạm và tác động đến cuộc sống của người Việt.

Giờ đây, Vingroup có chiến lược vươn ra thị trường thế giới để chứng minh quan điểm: Việt Nam đã có thể sản xuất các sản phẩm công nghệ và Mỹ là thị trường đầu tiên mà Vingroup muốn chinh phục.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg tháng 6/2020, ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ việc muốn làm những điều mà mọi người cho là khó khăn, những điều mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khác chưa thực hiện thành công. Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của những người như ông để phát triển một thương hiệu Việt Nam có uy tín thế giới.

Mà muốn trở thành một tập đoàn đẳng cấp quốc tế thì không có con đường nào khác là phải lấy khối công nghiệp, công nghệ làm trọng tâm để hình thành các thương hiệu quốc tế. Điều này không chỉ có ý nghĩa với Vingroup, mà còn là sứ mệnh đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong tương lai.

Nhưng muốn vươn ra quốc tế, Vingroup cần phải thành công ở thị trường trong nước. Muốn vậy, con tàu Vingroup phải nỗ lực vượt bậc, liên tục vượt qua chính bản thân mình, phải đầu tư mạnh mẽ, chấp nhận thua thiệt trong giai đoạn đầu, phải hết sức quyết liệt và sáng tạo, phải làm điều chưa ai làm.

Tư tưởng đó đã ăn sâu vào máu của mỗi cá nhân ở tập đoàn này. “Xây dựng được một thương hiệu Việt Nam đẳng cấp quốc tế là tâm huyết của chúng tôi. Vingroup muốn chứng minh với thế giới rằng, người Việt Nam hoàn toàn có khả năng sáng tạo, phát triển những sản phẩm công nghệ mang thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế”, ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup khẳng định.

Đó có thể là một chiếc điện thoại, xe hơi hay máy thở. Trong đó, chinh phục thị trường Mỹ là bước đầu tiên và tham vọng cần làm, bởi đây là thị trường khó tính và lớn nhất thế giới. Thành công tại Mỹ sẽ tạo đà cho việc chinh phục các thị trường khác.

Vậy nên các kế hoạch đưa sản phẩm VinFast, VinSmast, máy thở vào thị trường Mỹ đang được các “đầu não” của Vingroup rốt ráo thực hiện.

Dự kiến, ngay trong năm nay, điện thoại Vsmart sẽ ra mắt thị trường Mỹ, cuối năm sau sẽ là xe hơi VinFast. Trong đó, VinFast với sự giúp sức của LG Chem (Tập đoàn LG) làm các dòng sản phẩm xe điện VinFast và VinSmart với hãng thiết kế danh tiếng thế giới Pininfarina để tạo ra những mẫu điện thoại thông minh sở hữu thiết kế thanh lịch và tinh tế của Ý. Họ sẽ cùng nhau phối hợp để VinFast, VinSmart có chỗ đứng tại đất Mỹ.

Năm ngoái VinFast tung ra 3 mẫu xe mới và cho biết đã nhận được hơn 17.000 đơn đặt hàng. Tháng 11 tới, Công ty dự tính cho ra mắt mẫu xe điện đầu tiên tại sự kiện Los Angeles Auto Show. Với pin sử dụng linh kiện từ LG Chem, mẫu xe này sẽ chạy được 510 km chỉ với 1 lần sạc, chỉ ngắn hơn 15% so với mẫu Model S của Tesla. Công ty sẽ thử nghiệm trên diện rộng trong mùa đông năm nay và bắt đầu bán xe từ mùa hè sang năm.

Không chỉ vậy, con đường VinFast đến Mỹ nhanh hơn nhờ Vingroup thâu tóm một số tài sản của GM Holden, nhà sản xuất ô tô phá sản của Australia. Kevin Yardley - người có hơn 20 năm làm việc tại GM và từng là giám đốc chương trình xe sedan hạng sang đã trở thành Viện trưởng Viện Công nghệ ôtô 2 của VinFast.

Kevin Yardley cảm nhận được khát vọng thay đổi lối tư duy truyền thống, khát vọng sáng tạo những phương pháp đạt được mục tiêu với tốc độ nhanh chưa từng thấy ở Vingroup. Trong khi đó, VinSmart cũng vừa thành lập Khối gia công và linh kiện với mục tiêu trở thành đối tác thiết kế và sản xuất chiến lược cho các tập đoàn công nghệ thế giới.

Riêng về máy thở, VinSmart vừa xuất khẩu sang Mỹ và Ireland lô đầu tiên trong số 50.000 linh kiện quạt thổi khí, thành phần cốt lõi của máy thở cho đối tác Medtronic plc (NYSE:MDT), công ty dẫn đầu thế giới về công nghệ y tế.

Truyền thông thế giới nhìn nhận, máy thở có thể trở thành một lời chào hấp dẫn đối với thị trường toàn cầu. Nếu Vingroup sản xuất ở quy mô như dự tính, Tập đoàn sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt máy thở trên toàn cầu, đồng thời dựa vào đòn bẩy từ thương hiệu của Medtronic plc để tạo uy tín. Hơn nữa, Vingroup sẽ chứng minh được khả năng có thể sản xuất một thiết bị phức tạp, đáng tin cậy và giúp cứu sống mạng người - khác biệt so với hình ảnh một nhà sản xuất ô tô mang tính truyền cảm hứng.

Thực tế, theo ông Nguyễn Việt Quang, Vingroup không có kế hoạch mở rộng mảng kinh doanh này, mà là sự nắm bắt tình thế nhanh nhạy với mong muốn sản xuất thật nhiều máy thở, đạt tiêu chất lượng quốc tế để hỗ trợ Việt Nam và các quốc gia khác phòng chống Covid-19.

“Chúng tôi luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết có thể làm được cho xã hội”, ông Quang chia sẻ. Khi Covid-19 diễn ra, cả hệ thống y tế của toàn cầu bị ảnh hưởng. Một chiếc máy thở lúc này tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết, thế nhưng thế giới lại không có đủ máy thở, đặc biệt tại các nước nghèo và đang phát triển. Tính đến ngày hôm nay, đã có hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ nhiễm Covid -19. Do đó, Vingroup sản xuất máy thở chỉ với chữ “Tâm”.

Không có bất cứ “vùng an toàn” nào cho Vingroup

Vingroup đã có 27 năm phát triển, họ cùng nhau trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà dư âm để lại không phải tính bằng tháng, mà là vài năm. “Bài học mà chúng tôi rút ra được là luôn có cơ hội trong khủng hoảng, việc phải làm là đưa ra những lựa chọn đúng đắn và hành động một cách nhanh chóng”, ông Nguyễn Việt Quang cho hay.

Ngay từ giữa năm 2019, một cuộc cải tổ quyết liệt về chất lượng dịch vụ, hỗ trợ khách hàng đã được thực hiện vì các “đầu não” ở đây đã nhận thấy những thách thức phải đối mặt. Họ tin rằng nếu xây dựng được một tiêu chuẩn dịch vụ 5 sao thì tầm vóc, mức độ ảnh hưởng, và giá trị thương hiệu sẽ tăng trưởng.

Không ai lường trước được dịch bệnh, Covid-19 đã lấy đi rất nhiều thành tựu mà doanh nghiệp mất rất nhiều công sức gây dựng. Do đó, đội ngũ Vingroup phải luôn nắm vững tư tưởng: những gì làm tốt ngày hôm qua, có thể ngày hôm nay hoặc ngày mai sẽ không còn giá trị nữa. Không được ngủ quên trên chiến thắng. Đây có thể là một thông điệp không mới cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng để thực thi được nó chưa bao giờ là điều dễ dàng khi tất cả mọi người trong doanh nghiệp không cùng chung một suy nghĩ.

Ngoài ra, càng khó khăn, người Vingroup càng phải quyết liệt, sáng tạo, thần tốc, mạnh mẽ. Chỉ có ý chí kiên cường, máu lửa, sẵn sàng chịu áp lực mới có thể vươn lên, phát triển, chứng minh được năng lực, bản lĩnh, trí tuệ và trụ lại cùng Vingroup.

Trong dịp trả lời phỏng vấn Bloomberg, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng đã nói: “Đừng để cuộc sống của bạn trôi qua một cách vô nghĩa. Đừng để đến cuối cuộc đời, bạn không có gì đáng nhớ để kể lại. Sẽ thật buồn khi thấy rằng cuộc sống của bạn đã không tạo thêm bất kỳ giá trị nào”, đây là những gì Vingroup đang nỗ lực theo đuổi hàng ngày.

Hành trình trở thành tập đoàn toàn cầu, Vingroup như một lực hấp dẫn thu hút nhiều nhân sự giỏi đến từ nhiều quốc gia, chung tay vì mục tiêu vươn tầm quốc tế.

Hiện có hơn 50.000 nhân sự trên toàn cầu đang làm việc cho Vingroup. Trong số đó, có rất nhiều người là những chuyên gia tầm quốc tế, hoặc từng là những lãnh đạo ở những tập đoàn đa quốc gia. Với những nhân tài như vậy, khát vọng được cống hiến, được tiếp tục thể hiện, vượt qua giới hạn bản thân là rất lớn.

Tại Vingroup, cơ hội được trao cho tất cả mọi người và tạo cho mỗi cá nhân những thử thách để thay đổi lối tư duy truyền thống, sáng tạo, vượt qua những vùng an toàn, chinh phục được những đỉnh cao cao hơn và tìm thấy hạnh phúc trong công việc. Ngược lại, chính bản thân các nhân sự cũng phải thể hiện được sự quyết liệt, sáng tạo, ý chí mạnh mẽ.

“Chúng tôi đều nhận ra mình là một phần của điều đặc biệt, một cơ hội chỉ có một trong đời. Mỗi khi nghĩ về VinFast và đội ngũ tài năng, nhiệt huyết, yêu công việc tại nơi làm việc mới, tôi cứ phải tự nhéo mình để chắc chắn rằng những gì đang diễn ra là thật”, Kevin Yardley, Viện trưởng Viện Công nghệ ôtô 2 của VinFast chia sẻ.

Câu nói này thay cho lời kết, bởi nhiều người vẫn chưa tin, những gì Vingroup sắp làm sẽ thành sự thật. Nếu bất cứ ai gia nhập Vingroup đều coi đó là một cơ hội chỉ có một lần trong đời như ông Kevin Yardley, thì không có lý do gì để chúng ta hoài nghi và đứng ngoài cuộc chơi cùng xây đắp khát vọng thế kỉ với đại gia đình như Vingroup.