Quan Hệ Việt Nam Với Các Nước Asean Hiện Nay
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đã đạt "nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với tập thể Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong chỉ đạo các vấn đề đối ngoại quan trọng, xử lý đúng đắn các mối quan hệ đối ngoại, đánh giá, dự báo sát và đúng tình hình, "biết mình, biết người", "biết thời, biết thế", để linh hoạt "biết cương, biết nhu", "biết tiến, biết thoái" trên cơ sở bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.
Quan hệ của ASEAN với các nước lớn và vai trò trong khu vực
“Quy chế đối thoại” – sự sáng tạo của ASEAN
Ngay từ rất sớm, nhận thức rõ tầm quan trọng không thể thiếu của các nước lớn, các đối tác trong và ngoài khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có nhiều nỗ lực nhằm quản lý quan hệ với các nước lớn và các đối tác dưới nhiều hình thức khác nhau, đồng thời tìm cách chèo lái quan hệ với các nước lớn đi theo hướng có lợi nhất cho ASEAN và khu vực Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN đã sáng tạo ra nhiều loại “quy chế đối thoại” để trao cho các nước lớn, các đối tác trong và ngoài khu vực căn cứ vào năng lực, hoàn cảnh của từng đối tác cũng như nhu cầu của ASEAN.
Về bản chất, “quy chế đối thoại” là phương thức xử lý quan hệ với các nước lớn, các đối tácthông qua đối thoại, hợp tác ở các mức độ khác nhau nhằm tăng cường xây dựng lòng tin, tránh hiểu nhầm, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, thay vì sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Đây là dấu ấn riêng của ASEAN mà không có bất kỳ tổ chức nào trên thế giới có được.
“Quy chế đối thoại” của ASEAN bao gồm nhiều mức độ khác nhaunhư đối tác đối thoại chính thức (dialogue partner), đối tác đối thoại ngành (sectoral partner), đối tác phát triển (development partner), quan sát viên đặc biệt (special observer) và quy chế khách mời (guest status)... Gần đây, ASEAN bổ sung thêm quy chế đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để nâng cấp một số mối quan hệ quan trọng của ASEAN với các nước lớn. Trong đó, quy chế đối tác đối thoại chính thức là quy chế cao nhất, quan trọng nhất, chỉ dành cho các nước phát triển giàu có, làthành viên của OECD, các nước lớn hoặc trung tâm quyền lực thế giới.
Hiện nay, ASEAN có 10 đối tác đối thoại chính thức, trong đó có 8 quốc giavà 2 tổ chức quốc tế, trung tâm kinh tế chính trị thế giới là Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu (EU). Trong các đối tác đối thoại, có 6 đối tác được thiết lập từ những năm 1970, bao gồm: Australia (thiết lập năm 1974), New Zealand (1975), Canada, EU, Nhật Bản, Mỹ và Liên Hợp Quốc (1977). Riêng quan hệ đối thoại với Liên Hợp Quốc sau này được thay thế bằng đối tác toàn diện ASEAN – Liên Hợp Quốc. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, ASEAN lập thêm quan hệ đối thoại với 4 đối tác là Hàn Quốc (1991), Ấn Độ (1995), Trung Quốc và Nga (1996).
Thấp hơn một chút là quy chế đối thoại ngành, tức là chỉ tập trung quan hệ và đối thoại vào một hoặc một vài lĩnh vực mà hai bên cùng có lợi ích chung. Hiện nay, ASEAN có hai đối tác đối thoại ngành là Pakistan và Na Uy.ASEAN cũng trao quy chế Quan sát viên đặc biệt cho Papua New Guinea và đã mời rất nhiều khách mời, chủ yếu là quan chức cấp cao của các nước, các tổ chức quốc tế… tham gia các hoạt động của ASEAN, nhất là các hoạt động cấp cao để tạo dựng uy tín và quảng bá hình ảnh của ASEAN ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, ASEAN cũng xây dựng thành công quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với nhiều tổ chức ở khu vực và trên thế giới. Trong đó, đáng kể nhất là đối tác toàn diện ASEAN – Liên Hợp Quốc được thành lập và nâng cấp năm 1977, Hội đồng hợp tác các nước vùng Vịnh (GCC), Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), Nhóm Rio và sau này là Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ và Carribe và Liên minh Thái Bình Dương.Tất cả quan hệ của ASEAN với các nước lớn đều được xử lý thông qua 4 cơ chế chính như sau:
Một là, cơ chế ASEAN+1 với 10 đối tác đối thoại chính thức. Đây là cơ chế chính thức lâu đời nhất, đầy đủ nhất, quan trọng và hiệu quả nhất của ASEAN trong việc xử lý quan hệ với từng nước lớn, từng đối tác. Thông qua cơ chế này, các nước ASEAN – một tập hợp của các nước vừa và nhỏ - không chỉ đối thoại một cách bình đẳng, ngang hàng với các nước lớn, mà còn tranh thủ được rất nhiều nguồn lực cho phát triển, trên hầu hết các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, giáo dục, hỗ trợ kỹ thuật, chống khủng bố… Nhờ cơ chế này, ASEAN đã nhận được sự tôn trọng của các nước lớn, và đã không ít lần áp đặt được ý chí của mình lên các nước lớn. Sở dĩ ASEAN có thể thành công như vậy là vì ASEAN đã biết đoàn kết nội khối, tranh thủ được sự nghi kỵ giữa các nước lớn và có khả năng thích ứng linh hoạt, điều hòa lợi ích giữa các bên.
ASEAN đã thiết kế cơ chế ASEAN+1 thành 4 cấp (cấp làm việc, cấp thứ trưởng - SOM, cấp Bộ trưởng và Cấp cao) với vai trò điều phối được luân phiên, chia đều cho các nước thành viên theo thứ tự ABC. 10 nước ASEAN được phân công điều phối quan hệ với 10 đối tác đối thoại và nhiệm kỳ điều phối viên là 2 năm. Thông thường, cơ chế đối thoại ASEAN+1 được tiến hànhhọp ngay sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) để tập trung xử lý quan hệ hợp tác song phương với từng nước lớn, từng đối tác trước khi bước vào họp đa phương tại Diễn đàn An ninh khu vực (ARF).
Tuy nhiên, những năm gần đây, do sự phát triển của ASEAN và do các nước lớn ngày càng gặp nhiều khó khăn, nên xu hướng chung là các nước lớn, các đối tác muốn ASEAN tự lực hơn, bình đẳng hơn và muốn cắt giảm các khoản hỗ trợ phát triển cho ASEAN.
Hai là,ASEAN+3là cơ chế đặc biệt với 3 nước lớn ở Đông Bắc Á. Đây là cơ chế đối thoại và hợp tác giữa ASEAN và 3 nước là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, được thành lập năm 1997 ngay sau khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997 cho thấy mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau sâu rộng giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á và nhu cầu thúc đẩy hợp tác giữa hai khu vực để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do vậy, cơ chế này thực chất là việc ASEAN tranh thủ sự giúp đỡ của 3 nước Đông Bắc Á để khắc phục hậu quả và những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Thành công nhất của cơ chế này là Sáng kiến Chiang Mai, tạo lập một Quỹ tài chính chung, với sự đóng góp tài chính chủ yếu của 3 đối tác Đông Bắc Á, đặc biệt là Hàn Quốc, để trợ giúp cho các nước Đông Nam Á trong cải cách tài chính, ngân hàng và phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.
Ba là, cơ chế cấp cao Đông Á (EAS), về bản chấtcũng là một cơ chế ASEAN+, nhưng không phải là với 3 hay một nước lớn, mà là cả 8 nước lớn. Đây là cơ chế được thành lập từ năm 2005, mục đích ban đầu là xây dựng một diễn đàn đối thoại cấp cao nhất giữa ASEAN và tất cả các nước lớn trên thế giới và khu vực về các vấn đề chiến lược với ASEAN nắm giữ vai trò thiết lập chương trình nghị sự, tổ chức các cuộc họp và kéo tất cả các đối tác chủ chốt nhất vào khu vực để cùng bàn bạc, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay EAS mới chỉ là diễn đàn bàn về các vấn đề kinh tế, phát triển là chính, chưa thực sự tập trung vào các vấn đề an ninh, chiến lược và chưa đi đúng hướng mà ASEAN mong muốn. Sự can dự sâu rộng và vai trò của các nước lớn đã phần nào ảnh hưởng tới những kết quả hợp tác, đối thoại mà ASEAN mong muốn. EAS cũng chưa có sự kết nối rõ ràng, hiệu quả với các cơ chế khác và chưa có các cơ chế thực thi các quyết sách của lãnh đạo cấp cao.
Bốn là,ASEAN cũng thành lập các Ủy ban ASEAN tại thủ đô của các nước lớn trên thế giới nhằm phối hợp hành động và xử lý quan hệ với các nước lớn.
Nói tóm lại, quan hệ của ASEAN với các nước lớn, các đối táccó ý nghĩa rất quan trọng với hòa bình, ổn định và sự phát triển thịnh vượng của khu vực. ASEAN có cách tiếp cận và xử lý quan hệ rất độc đáo, sáng tạo với các nước lớn với nhiều cơ chế, diễn đàn khác nhau. Trong 50 năm qua, ASEAN đã xử lý rất thành công quan hệ với các nước lớn.
Vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề quốc tế
Từ một cơ cấu đối thoại, hợp tác lỏng lẻo,mang tính chất tiểu khu vực ở Đông Nam Á là chính, từ sau chiến tranh Lạnh đến nay,ASEAN đã dần trở thành hạt nhân và đóng vai trò “trung tâm” trong các cơ chế, cấu trúc an ninh, hợp tác khu vực ở châu Á – Thái Bình Dương nhằm giải quyết các vấn đề, các thách thức đặt ra ở cấp độ khu vực và phần nào đó là cả các thách thức an ninh phi truyền thống toàn cầu.
ASEAN vừa tăng cường đối thoại, hợp tác với nhau, vừa tìm cách tạo ra các khuôn khổ thích hợp để can dự với các đối tác bên ngoài để cùng nhau bàn bạc xử lý các vấn đề an ninh, hợp tác và phát triển có thể ảnh hưởng tới khu vực.
ASEAN đã xây dựng thành công là Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), góp phần quan trọng khẳng định vai trò của ASEAN trong việc quản lý xung đột, xử lý các vấn đề an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Được thành lập từ năm 1994 để các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cùng gặp gỡ, trao đổi về các vấn đề an ninh khu vực với các Ngoại trưởng của các nước lớn. ARF hình thành dựa trên cơ chế PMC, vốn là Cuộc họp cấp Bộ trưởng mở rộng sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM). ARF ra đời đã đáp ứng được nhu cầu rất lớn của các nước nhằm đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai… ARF cũng cho phép các nước lớn có tiếng nói, bày tỏ được quan điểm, lập trường và phát huy được vai trò nhất định trong các vấn đề khu vực.Nhờ đó, ASEAN đã quy tụ được sự quan tâm, can dự của tất cả các nước lớn trong và ngoài khu vực, cũng như của nhiều tổ chức khu vực, toàn cầu và trở thành đối tác không thể thiếu của rất nhiều đối tác trên thế giới.
Cơ chế thứ hai không kém phần quan trọng là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Trên cơ sở cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Việt Nam đã đưa ra ý tưởng hình thành ADMM+ khi chúng ta đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2010. Do sự phức tạp của các vấn đề an ninh khu vực, và nhận thấy những hạn chế của cơ chế ARF, Việt Nam đã cùng các nước xây dựng thành công ADMM+ nhằm nâng cao vai trò của ASEAN và kéo Bộ trưởng Quốc phòng các nước trong và ngoài khu vực tới Đông Nam Á để bàn về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Đây là cơ chế an ninh – quốc phòng và là sự bổ sung hoàn hảo cho ARF (cơ chế an ninh – chính trị) để định hình 2 cơ chế đa phương chính ở khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm. Về bản chất, cả ARF và ADMM+ đều là cơ chế ASEAN+ cấp Bộ trưởng và là diễn đàn để ASEAN cùng các nước lớn, các đối tác bên ngoài ngồi lại với nhau để xây dựng lòng tin, tăng cường đối thoại và quản lý xung đột.
Sau khi Hiến chương ASEAN ra đời và bắt đầu có hiệu lực, cơ cấu tổ chức của ASEAN trở nên chặt chẽ hơn. ASEAN tiếp tục thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của các nước. Đến nay, đã có 86 quốc gia ngoài ASEAN cử Đại sứ tại ASEAN; đặc biệt là các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, EU và Nga. Từ cuối thập niên đầu thế kỷ XXI, ASEAN đã cải thiện nhanh chóng và mở rộng quan hệ đối thoại chiến lược với Mỹ và chú trọng làm sâu sắc quan hệ hơn với Trung Quốc, nhất là quan hệ kinh tế. Các đối tác của ASEAN, đặc biệt là các nước lớn đều mong muốn ASEAN phát huy vai trò trung tâm trong các cơ chế hợp tác ở khu vực.
Với tầm nhìn vượt qua những lợi ích riêng của mình, ASEAN đã và đang thể hiện tiếng nói ngày càng mạnh mẽ, có trách nhiệm đối với những mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực hợp tác, phát triển bền vững, chống khủng bố, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, bệnh dịch... Việc gắn kết triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững cho thấy tuy chỉ là một Cộng đồng khu vực, nhưng ASEAN đã và sẽ tiếp tục khẳng định tư duy và tầm nhìn chiến lược mang tính toàn cầu.
Nhờ những thành tựu kể trên, ASEAN đã nâng cao được vai trò của Hiệp hội trong quan hệ với các đối tác, giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình, được các nước đối tác cam kết hỗ trợ thúc đẩy việc triển khai đồng bộ và hiệu quả các kế hoạch, chương trình hợp tác trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. ASEAN còn phát huy vai trò và tiếng nói quan trọng trong việc xác định các chương trình nghị sự, định hướng phát triển của tiến trình tại các diễn đàn, thể chế do ASEAN dẫn dắt.
Cải cách và vận động không ngừng hướng tới tương lai
Hiện nay ASEAN đang xây dựng các Cộng đồng ASEAN và đang hướng tới trở thành một cộng đồng hướng tới người dân, một khu vực phát triển năng động nhất thế giới. ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực châu Á, với dân số hơn 630 triệu người và tổng GDP đạt 2.400 tỷ USD, tổng thương mại hàng năm trên 1.000 tỷ USD và có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với tất cả các đối tác lớn của khu vực. Đầu năm 2016, 10 nền kinh tế của ASEAN tập hợp thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới. Đến đầu năm 2017, vị trí này đã được cải thiện lên hàng thứ 6 và dự báo sẽ lên hàng thứ 5 vào năm 2020, thậm chí có thể lên hàng thứ 4 vào năm 2025.
Tuy nhiên, bối cảnh địa kinh tế, địa chiến lược của Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung đang thay đổi rất sâu sắc, sự can dự và cạnh tranh giữa các nước lớn vào khu vực ngày càng gay gắt, có nguy cơ gây chia rẽ, đối đầu trong khu vực, có nguy cơ phá vỡ các cơ chế, diễn đàn mà ASEAN đã tạo dựng và dẫn dắt, thách thức vai trò trung tâm của ASEAN.
Dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập của ASEAN là cơ hội để ASEAN nhìn lại chặng đường đã qua, khẳng định những giá trị, sức sốngmạnh mẽ và thành tựu to lớn đã đạt được; nhận thức rõ hơn, đồng thuận hơn về các cơ hội và thách thức to lớn đang đặt ra, cả từ bên trong và bên ngoài để không ngừng đổi mới, phát triển hơn nữa, đóng góp thiết thực hơn nữa cho hòa bình, ổn định và sự phát triển của khu vực và trên thế giới./.
TS. Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao
Nước lớn (cường quốc) là khái niệm dùng để chỉ những quốc gia có diện tích rộng, dân số đông và có nguồn lực phát triển vượt trội so với nhiều nước khác. Đó là nước có tiềm lực, sức mạnh và ảnh hưởng vượt trội về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và văn hóa, có khả năng tạo ảnh hưởng, chi phối và định hình chính sách và hành vi của các quốc gia khác trên thế giới cũng như chi phối sự vận động của hệ thống quan hệ quốc tế, của các xu thế quốc tế và việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Hiện nay, không có một nhận thức thống nhất hay một định nghĩa chung về nước lớn. Việc phân định nước lớn - nước nhỏ phụ thuộc vào góc nhìn từ mỗi quốc gia dựa trên sự so sánh tương quan sức mạnh, vị thế và sự ảnh hưởng của quốc gia đó với các quốc gia khác. Theo đó, một quốc gia có thể là nhỏ trong mối quan hệ này nhưng lại được xem là lớn trong mối quan hệ với những nước khác và ngược lại(1). Thí dụ như: Canađa, Braxin và Ốtxtrâylia là nước lớn trên thế giới về mặt diện tích lãnh thổ và nguồn lực tài nguyên; Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan là cường quốc dân số của thế giới. Tuy nhiên, sức mạnh tổng hợp của các quốc gia này chưa đạt tới vị thế của một cường quốc thế giới. Trên thực tế, trong việc phân định và đánh giá một nước là lớn hay nhỏ, yếu tố sức mạnh tổng hợp mà nổi bật là sức mạnh quân sự, kinh tế và khoa học - công nghệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở châu Âu, nhưng thế kỷ XV-XVI với sức mạnh vượt trội của mình, đã “bá quyền” cả thế giới với mệnh danh “Người đánh xe trên biển”. Nước Anh với diện tích chỉ hơn 200 nghìn km2 nhưng trong thế kỷ XIX được mệnh danh là “Đất nước mặt trời không bao giờ lặn”. Hiện nay, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản mặc dù về diện tích và dân số họ chỉ là những quốc gia trung bình của thế giới, nhưng với sức mạnh tổng hợp của mình đặc biệt là về kinh tế, khoa học - công nghệ, quân sự cũng như vị thế quốc tế, họ được xem là những nước lớn của thế giới. Cũng xét theo tiêu chí này, một số nước dù là nhỏ như Hàn Quốc hay Ixraen, thậm chí rất nhỏ về mặt diện tích và quy mô dân số như Xinhgapo và Qatar nhưng lại sở hữu sức mạnh kinh tế, khoa học - công nghệ, quân sự và tầm ảnh hưởng quốc tế đáng khâm phục.
Tuy nhiên, dựa vào tổng hợp các tiêu chí nhận diện như đã nêu trên và theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì năm nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và cũng là năm quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp được xem là các nước lớn hay cường quốc. Ngoài ra, Đức và Nhật Bản cũng được nhìn nhận như là những cường quốc bởi sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng quốc tế của họ. Trong đó, Mỹ là siêu cường toàn cầu duy nhất sau chiến tranh lạnh, Trung Quốc và Nga được xếp ở cấp độ thứ hai sau Mỹ. Hai cường quốc này được xem là hội tụ đầy đủ những tiêu chí và khả năng để có thể vươn lên thành những siêu cường thế giới, đối trọng và sánh ngang với Mỹ. Xét về diện tích, dân số và tiềm lực phát triển thì Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản có thể chỉ được nhìn nhận như những cường quốc khu vực hay châu lục nổi bật. Nhưng trên một số khía cạnh như: kinh tế, quân sự, khoa học - công nghệ và ảnh hưởng quốc tế thì bốn quốc gia này cũng có thể được xem như những nước lớn của thế giới. Bên cạnh đó, một số nước lớn được ví như là những cường quốc khu vực, hay là những cường quốc tầm trung, như: Braxin và Canađa ở châu Mỹ, Ấn Độ và Ốtxtrâylia ở châu Á và Thái Bình Dương; Ấn Độ được xem như là có tiềm năng nổi lên trở thành một cường quốc thế giới.
2. Tính chất của mối quan hệ nước lớn - nước nhỏ hiện nay
Quan hệ quốc tế ngày càng được dân chủ hóa, được điều chỉnh bởi Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhưng chính trị dựa trên sức mạnh vẫn là bản chất cốt lõi của chính trị quốc tế và ngoại giao. Theo đó, các nước lớn luôn có ảnh hưởng chi phối đối với các nước nhỏ, cũng như đóng vai trò chi phối, thậm chí quyết định sự vận động, phát triển của các xu thế quốc tế và cục diện thế giới. Nguồn gốc quy định bản chất của mối quan hệ nước lớn - nước nhỏ bao gồm: 1) tính chất bất đối xứng rõ rệt về sức mạnh tổng thể; 2) tâm lý và hành vi nước lớn – nước nhỏ hình thành từ hai phía, xuất phát từ tính chất bất đối xứng về sức mạnh; 3) trải nghiệm lịch sử khó khăn của mối quan hệ nước lớn- nước nhỏ.
Xuất phát từ sự chênh lệch vượt trội về tầm vóc và sức mạnh, các nước lớn thường mang tâm lý “đại quốc” và do đó thường có hành vi coi thường, lấn lướt và bắt nạt “tiểu quốc”(2). Ngược lại, các nước nhỏ thường phải kiềm chế, nhẫn nhịn, tôn trọng vị thế nước lớn, có khi, buộc phải “tuân theo” các nước lớn để được yên ổn. Sự bất đối xứng càng lớn cộng với sự gần gũi về mặt địa lý và những va chạm lịch sử sẽ càng làm gia tăng tâm lý và hành vi nước lớn - nước nhỏ(3). Trong mối quan hệ nước nhỏ với nước lớn, nước lớn thường làm chủ và có ảnh hưởng chi phối. Thông qua những đòn bẩy đa dạng, các nước lớn có thể ràng buộc, tác động tới việc định hình chính sách và hành vi, khiến các nước nhỏ hơn phải quan tâm tới lập trường, ý kiến và lợi ích của họ. Trong mối quan hệ lợi ích, các nước lớn thường bỏ qua hoặc xem nhẹ lợi ích của các nước nhỏ. Khi mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp xảy ra thì các nước lớn thường gây sức ép, buộc nước nhỏ phải thuận theo mình, bất chấp luật pháp quốc tế cũng như lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nước nhỏ. Xuất phát từ xu hướng về thái độ, tâm lý và hành vi nước lớn - nước nhỏ mà hai bên thường nghi ngờ nhau, thiếu lòng tin chiến lược.
Trong mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các nước lớn, các nước lớn thường có xu hướng sử dụng các công cụ và nguồn lực đa dạng của mình cũng như khai thác mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa nước nhỏ với nước lớn đối thủ để thu hút và tập hợp các nước nhỏ về phía mình thông qua các chính sách chia rẽ, mua chuộc, lôi kéo, ràng buộc, chèn ép, gây áp lực và thậm chí đe dọa. Mặt khác, các nước nhỏ cũng rất dễ trở thành “con tin” hay “lá bài” để các nước lớn đem ra đổi chác, mặc cả, mua bán trong cuộc chơi quyền lực của họ.
Xét đến cùng, chính trị cường quyền (power politics) là quy luật mang tính bản chất của chính trị quốc tế, dù quan hệ giữa các quốc gia ngày nay đã khác xưa. Bối cảnh thế giới đương đại đã tạo ra những tiền đề và điều kiện để các nước nhỏ có thể khắc phục và vượt qua quan niệm “chư hầu - thiên tử” trong quan hệ với các nước lớn để có thể tự khẳng định mình như những chủ thể độc lập, bình đẳng trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Một là, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, sự bình đẳng giữa các quốc gia không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo đã được ghi rõ trong Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế. Nhân loại văn minh ngày nay không chấp nhận mối quan hệ kiểu “đại quốc - tiểu quốc” trong chính trị quốc tế. Trật tự và luật chơi của thế giới ngày nay không còn hoàn toàn tuân theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé”. Do vậy, các nước lớn dù đóng vai trò quan trọng cũng không thể quyết định vận mệnh của các nước nhỏ như trong quá khứ. Với sự hình thành Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác, các nước nhỏ đã có thêm sức mạnh quốc tế để bảo vệ độc lập chủ quyền trước các nước lớn. Trong quan hệ quốc tế ngày nay, mối quan hệ giữa các quốc gia dù nhỏ hay lớn, giàu hay nghèo, mạnh hay yếu đều dựa trên những nguyên lý cơ bản là bình đẳng, cùng có lợi, và trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Theo đó, các nước nhỏ cũng ngày càng có vai trò và tiếng nói lớn hơn trong việc giải quyết những vấn đề chung của nhân loại cũng như trong định hình trật tự quốc tế. Hai là, các nước nhỏ ngày nay có nhiều điều kiện và đòn bẩy hơn để khắc phục và giảm thiểu tính chất bất đối xứng, gia tăng sức mạnh và vị thế của mình trong quan hệ với các nước lớn. Mối quan hệ bang giao và việc xử lý mối quan hệ bất đối xứng với nước lớn của các nước nhỏ hiện nay không còn bị hạn chế và đóng khung trong quan hệ song phương hay trong không gian khu vực hạn hẹp mà được mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Theo đó, các nước nhỏ không còn phải đơn độc đối phó với các nước lớn mà có thể xây dựng cho mình các mối quan hệ quốc tế song phương, đa phương và các liên minh, liên kết khu vực, quốc tế đa dạng, chặt chẽ để gia tăng sức mạnh và vị thế cho mình trong mối quan hệ với nước lớn. Ba là, trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia có sự đan xen lợi ích chặt chẽ và phức tạp, tùy thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc. Theo đó, giữa nước nhỏ với các nước lớn cũng như giữa các nước lớn với nhau có sự ràng buộc và gắn kết lợi ích linh hoạt, đa dạng, chồng chéo trong mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh rất phức tạp. Điều này cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ nước lớn thực hiện các chính sách phiêu lưu với nước nhỏ. Hơn nữa, thế giới toàn cầu hóa cũng tạo ra cơ hội cho các nước nhỏ, thậm chí rất nhỏ có thể nhanh chóng giàu mạnh và cường thịnh, từ đó có vị thế xứng đáng trên thế giới, nhận được sự tôn trọng và vị nể của các nước lớn.
Trong xử lý quan hệ với các nước lớn, các nước nhỏ thường theo đuổi những chính sách như: 1) “phù thịnh” (bandwagoning) là chính sách được nhiều nước nhỏ theo đuổi trong quan hệ với nước lớn. Theo đó, nước nhỏ lựa chọn “thần phục” nước lớn, chấp nhận địa vị thấp hơn của mình để có được lợi ích về an ninh, kinh tế và mối quan hệ tương đối ổn định với nước lớn(4). Chính sách trung lập cũng là một biến thể với nhiều sự tương đồng với “phù thịnh”. Điển hình cho chính sách trung lập là chính sách của Phần Lan trong quan hệ với Nga(5). 2) Cân bằng sức mạnh (power balancing) là một lựa chọn khác mà theo đó, nước nhỏ tìm cách đối trọng hay đối đầu với nước lớn thông qua các chính sách nhằm tăng cường sức mạnh bên trong cũng như xây dựng các liên minh quốc tế nhằm đối trọng với mối đe dọa được nhận thức bởi một nước lớn gây ra(6). Lựa chọn này thường rủi ro dẫn tới xung đột, chiến tranh và khi đó các nước nhỏ thường chịu nhiều thiệt hại. 3) “phòng bị nước đôi” (Hedging) là theo đuổi đồng thời nhiều chính sách khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa thỏa hiệp, vừa phòng bị, răn đe... để giữ mối quan hệ ổn định với nước lớn, khai thác được những lợi ích và mặt tích cực trong quan hệ với các nước lớn, đề phòng rủi ro chiến lược từ nước lớn(7). Trong một số trường hợp, các nước có thể kết hợp cả ba chiến lược trên cùng với những yếu tố khác của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa thể chế tân tự do.
Dù lựa chọn nào thì trong quan hệ với nước lớn, “nhẫn nhịn”, “kiềm chế”, giữ được “hòa hiếu” là lựa chọn của hầu hết các nước nhỏ. Nhưng nhẫn nhịn và kiếm chế đến đâu là hợp lý, là giới hạn vừa đủ là vấn đề không dễ xác định trên thực tế, đặc biệt là khi nước lớn và nước nhỏ có mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích quốc gia cơ bản. Trong quan hệ với nước lớn, đôi khi chỉ một sự thiếu kiềm chế của nước nhỏ có thể dẫn tới những hệ quả tai hại. Tuy nhiên, bất cứ sự nhẫn nhịn hay nhượng bộ nào cũng đều có nguyên tắc và giới hạn nhất định. Trên thực tế, ranh giới giữa nhẫn nhịn, kiềm chế với nhịn nhục, cúi mình, cầu hòa, sợ hãi là rất mong manh và khó xác định. Nó phụ thuộc vào tầm nhìn, bản lĩnh, kinh nghiệm, sự nhạy cảm và nghệ thuật của người lãnh đạo. Hơn nữa, lịch sử đã chỉ ra rằng, đối mặt với tham vọng của nước lớn, các nước nhỏ nếu thiếu bản lĩnh, không giữ vững lập trường chiến lược, thậm chí nhịn nhục hay nhượng bộ một cách thiếu nguyên tắc sẽ khiến nước lớn tiếp tục lấn tới và nước nhỏ sẽ phải tiếp tục nhượng bộ, có nguy cơ bị nước lớn chèn ép.
Trong mối quan hệ giữa nước nhỏ với nước lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thầy của nghệ thuật ứng xử. Người đã khôn khéo xây dựng và giữ gìn được mối quan hệ tốt đẹp với hầu hết các nước lớn, thậm chí ngay khi các nước lớn đó mâu thuẫn xung đột gay gắt với nhau. Từ đó, Người đã tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ quốc tế cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Thậm chí, Người nhận được sự tôn trọng của cả những nước lớn đang là kẻ thù của dân tộc. Nhà lãnh đạo Singapore Lý Quang Diệu cũng là một nhân vật điển hình của việc ứng xử với các nước lớn. Ông có công lao đưa tiểu quốc này từ một làng chài nhỏ bé, nghèo nàn, không tài nguyên, lại đứng giữa vòng vây thù địch của các nước lớn trong vòng gần ba thập kỷ trở thành một trong các quốc gia cường thịnh của thế giới. Singapore đã và đang nhận được sự nể trọng của tất cả các nước và là một mẫu hình phát triển cho nhiều quốc gia, trong đó có cả các nước lớn. Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo có khả năng tạo sự cân bằng quan hệ với các nước lớn. Trong ứng xử với các cường quốc, ông luôn thể hiện một tư thế bình đẳng, đưa ra những nhận xét và đánh giá một cách thẳng thắn và sòng phẳng. Đối mặt với họ, Lý Quang Diệu sẵn sàng bảo vệ các lý tưởng và giá trị mà Singapore theo đuổi, thậm chí không ngần ngại thách thức các nước lớn để bảo vệ lợi ích quốc gia của Singapore cũng như bảo vệ sự tôn nghiêm của luật pháp và trật tự khu vực, quốc tế. Tuy nhiên, ông cũng sẵn sàng thỏa hiệp những lợi ích quốc gia không cơ bản, linh hoạt thay đổi để đạt được hiệu quả chính sách trên thực tế(8).
Như vậy, mối quan hệ của nước nhỏ với nước lớn là thực tế khách quan và luôn tồn tại trong chính trị quốc tế. Các nước nhỏ bằng sự đoàn kết, tầm nhìn, sự thông minh, ý chí và lòng quả cảm, có thể vượt lên, tạo ra và thay đổi được số phận của chính mình.
Do vị trí địa chính trị của mình mà Việt Nam luôn luôn phải đối mặt với việc xử lý mối quan hệ với các nước lớn. Từ lịch sử cho đến hiện tại, các nước lớn thường có ảnh hưởng đối với an ninh và sự thịnh vượng của Việt Nam. Sống bên cạnh người láng giềng khổng lồ đã làm cho tâm lý nước nhỏ ăn sâu vào trong tư duy người Việt. Ông cha ta xưa tuy xưng đế nhưng bề ngoài luôn thể hiện sự thuần phục nước lớn, chấp nhận mối quan hệ thiên triều - tiểu quốc, nên dù đánh thắng vẫn sang cầu hòa, xin phong vương và triều cống đều đặn cốt giữ hòa bình, tự chủ cho nước Việt. Những bài học lịch sử của tổ tiên trong ứng xử với phương Bắc cùng với tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là di sản vô giá cho ngoại giao Việt Nam hôm nay. Tuy nhiên, quan hệ quốc tế ngày nay không còn kiểu quan hệ đại bá và tiểu quốc mà là mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi. Do đó, trong quan hệ với các nước lớn, chúng ta cần cởi bỏ tâm lý nước nhỏ vốn ăn sâu trong nếp nghĩ; phải đặt mình trong tư thế của một quốc gia độc lập, có chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế; không tự ti, sợ hãi, cúi đầu. Mặt khác, không được kiêu ngạo hay tự huyễn hoặc vào sức mạnh của mình. Lịch sử cho thấy, quá tự hào vào sức mạnh của mình, tự ru ngủ mình trên chiến thắng trước các cường quốc, chúng ta đã phải trả giá đắt cả về an ninh, phát triển và đối ngoại. Ứng xử với nước lớn cần khiêm nhường, cẩn trọng, biết tự kiềm chế nhưng không được nhịn nhục, cúi mình, thỏa hiệp vô nguyên tắc. Điều quan trọng trong đối ngoại là biết mình biết người, cần nhận thức rõ vị thế và sức mạnh của Việt Nam trong thế giới đương đại, định vị được Việt Nam nằm ở đâu trong các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong mối quan hệ hợp tác - cạnh tranh giữa các nước lớn, trong sự vận động của địa chính trị và trật tự quốc tế, khu vực, từ đó nhận thức được khả năng và những giới hạn mà mình có thể hành động. Đặc biệt, không để mình bị cuốn vào vòng xoáy của trò chơi cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, không thách thức nước lớn, không đi theo cường quốc này chống lại cường quốc khác, không theo phe cánh để đối trọng nhau mà biết khai thác mặt tích cực trong quan hệ với tất cả các nước lớn, giữ cân bằng ảnh hưởng và lợi ích của các nước lớn trong quan hệ với Việt Nam. Đồng thời, xây dựng được các mối quan hệ song phương, đa phương đa dạng, mạnh mẽ, gắn kết, tin cậy và cùng có lợi với các quốc gia khác; tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, của các nước lớn cùng chia sẻ lợi ích, phải biết dựa vào các cơ chế đa phương khu vực, quốc tế, phải giữ vững tính chính nghĩa và dựa vào luật pháp quốc tế và những nguyên tắc phổ quát của mối quan hệ giữa các quốc gia được quốc tế thừa nhận để đối phó với nguy cơ từ nước lớn.
Thực tế cho thấy, các nước nhỏ cần kết hợp linh hoạt, uyển chuyển và khôn khéo giữa chủ nghĩa hiện thực chính trị, những nguyên tắc của chủ nghĩa lý tưởng mang bản sắc chủ nghĩa quốc gia và những nhân tố của chủ nghĩa tự do trong thời đại toàn cầu hóa. Trong đó, “đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả” phải là nguyên tắc xuất phát điểm, là cơ sở, là mục tiêu cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, và cũng là thước đo để đánh giá chính sách đối ngoại. Vượt qua rào cản ý thức hệ đã từng bó buộc ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh để tiếp cận nguyên tắc “đối tác - đối tượng” và nguyên tắc “lợi ích quốc gia” trong xử lý các mối quan hệ quốc tế là những bước đột phá trong tư duy ngoại giao Việt Nam. Những nguyên tắc này giúp chúng ta phá bỏ sự cứng nhắc trong ứng xử với các mối quan hệ quốc tế, từ đó, có sự linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý các thách thức, nguy cơ và cho phép khai thác, phát huy mặt tích cực, thuận lợi trong quan hệ với các quốc gia trên thế giới để giữ vững độc lập, chủ quyền, sự ổn định chiến lược, tạo dựng môi trường phát triển thuận lợi, bền vững cho đất nước. Trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trước các nước lớn, cần giữ vững nguyên tắc và lập trường, không được thỏa hiệp vô nguyên tắc hoặc để bị chèn ép. Trong đó, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích quốc gia cốt lõi, căn bản nhất phải kiên quyết đấu tranh, giữ gìn, bảo vệ. Bên cạnh đó, phát triển phải là động lực quan trọng hàng đầu để được chú ý trong mọi chính sách quốc gia. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất bảo đảm an ninh, thịnh vượng bền vững, cũng như có được sự nể trọng của quốc tế. Việc bảo vệ cái bất biến của lợi ích quốc gia phải được thực hiện thông qua việc kiên định mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, nhưng biết ứng biến linh hoạt, mềm dẻo về sách lược. Muốn vậy, phải nhận biết được lợi ích trực tiếp, trước mắt với lợi ích gián tiếp, mang tính chiến lược, lâu dài. Điều đó đòi hỏi nghệ thuật ngoại giao, sự nhạy cảm chiến lược trước những thay đổi của bối cảnh khu vực và thế giới, của xu thế thời đại và trật tự quốc tế, của tương quan sức mạnh giữa các lực lượng khu vực và toàn cầu, của xu thế chiến lược hợp tác - cạnh tranh giữa các nước lớn với nhau, cũng như của tiềm lực, sức mạnh tổng hợp và vị thế quốc tế của quốc gia. Từ đó, nhận thức đúng đắn các thách thức và nắm bắt chính xác thời cơ để điều chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp với thực tế.
Muốn quan hệ bình đẳng, có sự tôn trọng và vị nể của nước lớn thì phải giữ được độc lập tự chủ, tự cường, có sức mạnh nội lực. Tiềm lực và sức mạnh tổng hợp của đất nước là một trong những nhân tố then chốt tạo nên vị thế “lớn” hay “nhỏ” của một quốc gia và đó là bệ đỡ quan trọng nhất cho ngoại giao. Về điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “mình có mạnh thì người ta mới đếm xỉa đến, mình không mạnh thì chả ai đếm xỉa đến”. Người cũng khẳng định: “Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”(9).
Thế giới đã cho thấy có những nước và vùng lãnh thổ với diện tích nhỏ, dân số rất ít, tiềm năng phát triển rất hạn chế nhưng họ không hề nhỏ bé với sức mạnh cứng, mềm và ảnh hưởng quốc tế vượt trên tầm vóc của chính mình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, Việt Nam cần phải gia cường sự đoàn kết và ổn định nội bộ, chủ động hội nhập quốc tế, tập trung cởi bỏ các nút thắt phát triển, khai thác hiệu quả các thế mạnh và nguồn lực trong nước, tranh thủ vị trí địa chính trị quan trọng và lợi thế so sánh của mình trong hợp tác và phân công lao động quốc tế để phát triển đất nước, nhanh chóng đưa đất nước đi tới cường thịnh.
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị số 11-2017
(1) Xem Buzan, Barry, People, States, and Fear: An Agenda for International Security Studies in the Post-Cold War Era. New York: Harvester Wheatsheaf, 1991.
(2), (5) Xem Nguyễn Vũ Tùng: “Sống chung với nước láng giềng lớn hơn: thực tiễn và chính sách”, Nghiên cứu quốc tế số 81, 2010, tr.169, 169-183, 173-174.
(3)Xem Nguyễn Vũ Tùng: Sdd, tr.169-183; Womack, B: China and Vietnam: The Politics of Asymmetry, Cambridge: Cambridge University Press (2006); Womack, B., “Asymmetry and systemic misperception: China, Vietnam and Cambodia during the 1970s”, Journal of Strategic Studies, 26, 2010, tr.92-119.
(4) Xem Kang, D. C: “Getting Asia wrong: The need for new analytical frameworks”, International Security, 27(4-2003), 57-85; Roy, D. (2005), “Southeast Asia and China: Balancing or Bandwagoning?”, Contemporary Southeast Asia, 27(2), 305-322; Schweller, R. L. (1994), “Bandwagoning for profit: Bringing the revisionist state back in”, International Security, 19(1), 72-107; and Walt, S. M. (1987), The origins of alliances, Ithaca: Cornell University Press.
(6) Xem Waltz, K.N. (1979), Theory of international politics, New York: McGraw-Hill; Walt, S. M. (1987), The origins of alliances, Ithaca: Cornell University Press; Pape, R. A. (2005), Soft balancing against the United States, International Security, 30, 7-45; Paul, T. V., Wirtz, J. J. & Fortmann, M. (2004), Balance of power: theory and practice in the 21st century, Stanford, California: Stanford University Press.
(7) Xem Medeiros, E. (2005), “Strategic hedging and the future of Asia-pacific stability”, The Washington Quarterly, 29(1), 145-167; Goh, E. (2006), Understanding ‘Hedging’ in Asia-Pacific Security, Honolulu: Pacific Forum CSIS, PacNet 43, 31 August; and Hiep, L. H. (2013), “Vietnam’s hedging strategy against China since normalization”, Contemporary Southeast Asia, 35(3), 333-368.
(8) Xem Paul Englert, “Lest We forget: 5 key lessons in leadership from Lee Kuan Yew”, Linked in, on March 30, 2016. https://www.linkedin.com; Ang Cheng Guan, “Singapore and the Worldview of Lee Kuan Yew”, The Diplomat, on March 04, 2015. http://thediplomat.com.
(9) Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.126.'
Nguồn: PGS, TS Nguyễn Viết Thảo - TS Ngô Chí Nguyện/ Tạp chí Lý luận Chính trị
Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở đối tác thương mại lớn của Việt Nam, sau các thị trường Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên ASEAN từ năm 1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể đến quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế-xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới.
Hiện nay, ASEAN đã trở đối tác thương mại lớn của Việt Nam, sau các thị trường Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc./.
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; GS.TS Vũ Văn Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Tiểu ban Quốc phòng-An ninh-Đối ngoại, Hội đồng Lý luận Trung ương; Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự-Bộ Quốc phòng cùng đông đảo tướng lĩnh, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội đã tham dự hội thảo.
Báo cáo đề dẫn hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, Đại hội lần thứ XII của Đảng nhận định: Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh mẽ đến cục diện thế giới và các khu vực.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; sự tùy thuộc, phụ thuộc lẫn nhau, sự đan cài lợi ích giữa các nước ngày càng gia tăng và phức tạp, thì việc nhận diện đúng thực chất chiến lược và quan hệ giữa các nước lớn cũng như những biểu hiện của nó trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể là vấn đề rất phức tạp, khó khăn và bức thiết đặt ra đối với các nước, nhất là đối với các nước vừa và nhỏ, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Nhận định không đúng, không thấy rõ mức độ và chiều hướng tác động từ quan hệ giữa các nước lớn, thì không thể có đối sách ứng phó phù hợp, đúng đắn, không thể có chiến lược phát triển đúng, có thể làm cho đất nước rơi vào tình thế bị động, bất ngờ…, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định.
Các đại biểu tham gia Hội thảo.
Hơn 40 bài tham luận gửi tới Hội thảo đã tập trung vào 3 nhóm vấn đề cơ bản là: Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn hiện nay và tác động đến Việt Nam; Thực tiễn xử lý mối quan hệ với các nước lớn của Việt Nam thời gian qua; Định hướng đối phó trước tác động của quan hệ giữa các nước lớn và xử lý quan hệ của Việt Nam với các nước lớn trong tình hình mới. Các tham luận cũng đề cập và làm rõ nhiều vấn đề, như: Tăng cường nội lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, sức mạnh quốc phòng-an ninh, bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh và vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng “thế trận lòng dân”…
Tại hội thảo, nhiều tham luận, ý kiến đã phân tích những tác động của quan hệ giữa các nước lớn đối với thế giới, khu vực và Việt Nam; chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực, thuận và nghịch của sự tác động đối với Việt Nam. Nhiều tham luận, ý kiến đã khái quát được những vấn đề đặt ra, những vấn đề mới, bức thiết để Việt Nam ứng phó có hiệu quả. Nhiều kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam về vấn đề này cũng đã được các tham luận, ý kiến tham gia đề cập và phân tích sâu sắc./.
Kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao của dân tộc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp.
Có thể nói, Tổng Bí thư đã định hình và vận dụng thành công nghệ thuật cân bằng quan hệ với các nước lớn cho Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, ngày 19.11.2023
Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14.12.2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định Việt Nam đã xây dựng nên "trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển",... thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam".
Ngoại giao Việt Nam được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát là "kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, can trường trước mọi khó khăn, thử thách, vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; đoàn kết, nhân ái nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc". Tư tưởng này đã được thể hiện xuyên suốt trong cách tiếp cận của Tổng Bí thư trong việc xử lý hài hòa, đúng đắn và hiệu quả quan hệ với các nước lớn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 12.12.2023
Trong quan hệ với Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cách ứng xử mềm dẻo và linh hoạt, vừa kiên định bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, vừa duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác. Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư năm 2011, hai nước đã ký kết Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Điều này thể hiện chủ trương của Việt Nam trong giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển Đông và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Tháng 1.2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, trong đó hai bên nhấn mạnh sẽ kịp thời trao đổi, giải quyết thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, duy trì đà phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt - Trung. Tiếp đó, tháng 10.2022, ngay sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời cam kết quản lý tốt bất đồng trên biển thông qua đối thoại và tham vấn. Tiếp nối những kết quả này, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 12.2023, hai bên đã làm sâu sắc hơn quan hệ với Tuyên bố chung về xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ Việt Nam - Mỹ đã có bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2013, hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Mỹ và được đón tiếp tại Nhà Trắng. Chuyến thăm được đánh giá là "chuyến thăm lịch sử", mở ra trang mới trong quan hệ hai nước. Trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung, thể hiện quyết tâm của hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương và hợp tác về các vấn đề khu vực, quốc tế.
Năm 2023, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Joe Biden đã đánh dấu một bước ngoặt nữa trong quan hệ Việt - Mỹ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Quyết định này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư trong việc tận dụng cơ hội hợp tác với các nước lớn để phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc. Đáng chú ý, khuôn khổ hợp tác mới không chỉ giới hạn ở các lĩnh vực truyền thống như kinh tế, thương mại, mà còn mở rộng sang những lĩnh vực then chốt của thế kỷ 21 như công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, lĩnh vực bán dẫn và chip.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden chụp ảnh chung trước khi tiến hành hội đàm, ngày 10.9.2023
Bên cạnh việc nâng cấp quan hệ với Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam cũng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục coi trọng và thúc đẩy quan hệ truyền thống hữu nghị với Liên bang Nga. Năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, củng cố quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Đáng chú ý, vào tháng 6.2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Chuyến thăm này không chỉ khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Việt - Nga mà còn thể hiện sự khéo léo của Việt Nam trong việc cân bằng quan hệ với các cường quốc trong bối cảnh địa chính trị phức tạp.
Trước cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, gây áp lực chọn bên cho Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định trong các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo các nước lớn rằng Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "Bốn không": không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Chính nhờ kiên định trong những nguyên tắc này mà Việt Nam duy trì được tự chủ chiến lược, đồng thời khẳng định uy tín "là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế".
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận được sự tiếc thương sâu sắc không chỉ từ nhân dân Việt Nam mà còn từ cộng đồng quốc tế, trong đó có nguyên thủ các nước lớn. Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân đến Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh để viếng và ghi sổ tang. Trong bài viết tại sổ tang, ông Tập đã gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc", khẳng định những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư trong việc thúc đẩy quan hệ Việt - Trung. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng gửi lời chia buồn, ca ngợi Tổng Bí thư là "người ủng hộ mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân Mỹ và Việt Nam". Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thư chia buồn đã nhấn mạnh: "Nước Nga sẽ nhớ đến Tổng Bí thư như một người bạn thực sự có đóng góp cá nhân to lớn cho việc thiết lập và phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Moscow và Hà Nội".
Sự chia sẻ, đánh giá cao của lãnh đạo các nước không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn phản ánh thành công của nghệ thuật cân bằng quan hệ với các cường quốc mà Tổng Bí thư đã đặt nền móng và duy trì trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước. Điều này một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, việc kế thừa và phát huy di sản đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là tư tưởng ngoại giao cây tre, sẽ giúp Việt Nam tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.