Vì Sao Mỹ Cấm Vận Cuba
Tiếp nối Bộ Ngoại giao Việt Nam, các nhà lập pháp thuộc nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Cuba hôm 10/6 lên tiếng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia bị cáo buộc tài trợ khủng bố và dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận đối với quốc đảo vùng Caribe.
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ người dân Cuba trong việc chống lại sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài, cũng như bảo vệ chủ quyền và phẩm giá quốc gia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Tại cuộc họp báo ngày 31/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm một lần nữa khẳng định quan điểm của Trung Quốc luôn phản đối việc Mỹ phong tỏa và cấm vận đối với Cuba, đồng thời cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ người dân Cuba trong việc chống lại sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài, cũng như bảo vệ chủ quyền và phẩm giá quốc gia.
Trước đó một ngày, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết thường niên với số phiếu áp đảo, kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế và thương mại lâu dài đối với Cuba.
Nghị quyết này đã nhận được sự ủng hộ từ 187 quốc gia, chỉ có hai phiếu chống và một phiếu trắng.
Ông Lâm Kiếm cho rằng kết quả này một lần nữa phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ của Đại hội đồng Liên hợp quốc đối với người dân Cuba trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phản đối sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài.
Theo thống kê của Cuba, lệnh cấm vận của Mỹ đã gây thiệt hại lũy kế hơn 160 tỷ USD cho Cuba trong hơn 60 năm, trong đó thiệt hại hơn 5 tỷ USD từ tháng 3/2023 đến tháng 2 năm nay, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực sinh kế như thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và năng lượng.
Từ năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức thảo luận thường niên về đề mục “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba” và thông qua nghị quyết cùng tên với sự tham gia và ủng hộ của đông đảo các nước thành viên tổ chức đa phương lớn nhất thế giới./.
Kazakhstan là một trong số các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu sang Nga tăng vọt vào năm 2022 (Ảnh: Reuters).
Theo các quan chức phương Tây và nguồn dữ liệu do báo Wall Street Journal tổng hợp, một nhóm các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã nổi lên là trung tâm trung chuyển lớn cho các mặt hàng như chip máy tính, laser cùng các sản phẩm khác dùng cho mục đích dân sự và quân sự của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Một phân tích về dữ liệu thương mại của Liên hợp quốc cũng cho thấy, xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm của Mỹ và EU được gọi là các "mặt hàng kép" (tức là sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự), sang các quốc gia láng giềng của Nga đã tăng mạnh trong năm 2022.
Theo dữ liệu này, Nga tiếp tục mua các hàng hóa quan trọng của phương Tây, dù đây là những mặt hàng bị cấm vận do các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu, nhằm duy trì hoạt động của nền kinh tế và chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tổng cộng, xuất khẩu hàng hóa của Mỹ và EU sang các quốc gia láng giềng của Nga gồm Armenia, Georgia, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Kazakhstan đã tăng lên 24,3 tỷ USD vào năm 2022, so với mức từ 14,6 tỷ USD vào năm 2021. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia này sang Nga cũng tăng gần 50% lên gần 15 tỷ USD trong năm 2022.
Theo các quan chức châu Âu, tuyến thương mại đang bùng nổ này, mà các nhà phân tích tại Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) gọi là "Bùng binh Á - Âu", là một dấu hiệu cho thấy Nga đã tìm được các phương thức mới để tiếp tục mua các mặt hàng quan trọng bất chấp trừng phạt của phương Tây.
Một số công ty của Nga cũng đăng quảng cáo rộng rãi về việc họ có thể mua các mặt hàng thuộc diện bị trừng phạt theo cách này. Chẳng hạn như một công ty cho biết họ có thể "nhập khẩu hàng cấm vận từ châu Âu và Mỹ vào Nga qua Kazakhstan", thậm chí quảng cáo rằng "có thể lách trừng phạt 100%".
Đi sâu vào các con số Liên hợp quốc cho thấy một lượng giao dịch đáng kể các mặt hàng sử dụng kép. Chẳng hạn, Mỹ và EU đã xuất khẩu hơn 8,5 triệu USD giá trị vi mạch tích hợp sang Armenia vào năm ngoái, gấp hơn 16 lần so với chỉ 530.000 USD xuất khẩu vào năm 2021.
Năm ngoái, Mỹ và EU đã xuất khẩu hơn 8 triệu USD vi mạch tích hợp sang Armenia, gấp 16 lần so với chỉ 530.000 USD năm 2022. Cùng thời gian đó, xuất khẩu mặt hàng này từ Armenia sang Nga tăng vọt lên 13 triệu USD, từ mức dưới 2.000 USD của năm 2021.
Một bức tranh tương tự cũng xuất hiện với việc phương Tây xuất khẩu thiết bị quét laser sang Kyrgyzstan và các thiết bị đo lường, bao gồm các công cụ kiểm tra điện áp và năng lượng, đến Uzbekistan. Đồng thời, xuất khẩu các mặt hàng này của cả hai quốc gia sang Nga đều tăng vọt.
Mỹ và EU đã cấm bán cho Nga nhiều loại hàng hóa này kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Mặc dù quy mô thương mại giữa các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga còn nhỏ so với thương mại của Nga với Trung Quốc, nước đã trở thành nhà cung cấp chính và điểm tựa kinh tế của Moscow trong suốt thời gian chiến sự bùng nổ, tuyến đường thương mại mới cho phép Moscow tiếp cận công nghệ phương Tây giữa lúc gặp khó khăn khi tiếp cận qua các con đường khác.
Các chuyên gia cho biết, những công nghệ này có vai trò quan trọng trong cuộc chiến của Nga tại Ukraine bởi Moscow khó có thể thay thế các linh phụ kiện của phương Tây bằng sản phẩm trong nước.
Ông Pavel Luzin, một chuyên gia về quân đội Nga và là học giả tại Đại học Tufts (Mỹ), cho biết thiết bị điện tử cần thiết trong mọi thứ từ sản xuất máy bay, tên lửa hành trình cho tới hệ thống chỉ huy, kiểm soát và liên lạc trong xe bọc thép và xe tăng.
Trong khi đó, bà Sarah Stewart, Giám đốc điều hành của tổ chức tư vấn Silverado Policy Accelerator có trụ sở tại Washington chuyên phân tích dữ liệu thương mại của Nga, cho rằng khối lượng nhỏ hàng hóa di chuyển qua nhiều quốc gia cộng lại sẽ là con số lớn và đóng góp đáng kể vào nỗ lực của Moscow trong việc tiếp tục tiếp cận công nghệ nước ngoài.
Kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra, EU đã cấm xuất khẩu các mặt hàng chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của khối này sang Nga và cấm nhập khẩu khoảng 2/3 hàng hóa mà khối này mua từ Nga.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp chuyên mua bán hàng hóa phương Tây qua các quốc gia thứ ba đã và đang cung cấp dịch vụ của mình tại Nga. Năm ngoái, Moscow đã hợp pháp hóa việc "nhập khẩu hàng hóa song song", nghĩa là các nhà nhập khẩu có thể đưa hàng hóa nhập khẩu qua quốc gia thứ ba vào Nga mà không cần sự đồng ý của nhà sản xuất ban đầu.
Một công ty môi giới hải quan Standard Group có trụ sở tại Moscow đã mô tả trên trang mạng chính thức về quy trình mà theo đó công ty con của họ ở Armenia nhập hàng hóa từ Mỹ và châu Âu, làm thủ tục hải quan và nộp thuế tại nước này. Hàng hóa sau đó được bán cho một doanh nghiệp Nga, bằng đồng ruble và được chuyển đến Nga.
Xuất khẩu đồ gia dụng do phương Tây sản xuất sang các nước thuộc Liên Xô cũ cũng đang tăng mạnh. Các quan chức phương Tây cho biết, Nga nhập khẩu các mặt hàng này và tháo gỡ để lấy con chip. Năm 2022, nhập khẩu máy giặt từ EU của Uzbekistan tăng mạnh và xuất khẩu mặt hàng này của Uzbekistan sang Nga tăng lên 10,6 triệu USD, từ mức chỉ khoảng 90.000 USD của năm 2021.
Máy giặt do phương Tây sản xuất được bày bán ở Ryazan, Nga (Ảnh: Zuma).
Hiện chưa rõ bên bán ở phương Tây hay bên mua hàng tại các quốc gia nói trên đang vi phạm lệnh trừng phạt khi tham gia vào tuyến thương mại "lách trừng phạt" này. Các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu không bán trực tiếp cho người mua Nga, trong khi không có quốc gia Trung Á và vùng Kavkaz nào có tham gia áp đặt trừng phạt đối với Moscow.
Các quan chức phương Tây đang chạy đua để bịt lỗ hổng này.
Là một phần trong gói trừng phạt thứ 11 đối với Nga, EU đã đề xuất thiết lập các biện pháp trừng phạt đối với lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm sang các quốc gia hoặc công ty không thuộc EU được cho là đang giúp Nga lách các hạn chế của phương Tây.
Nga cũng đang xem xét thắt chặt các quy định của EU về những hàng hóa nào có thể quá cảnh qua Nga để đến các nước láng giềng. Các quan chức cấp cao phụ trách về lệnh trừng phạt của Mỹ, Anh và EU đã đến Uzbekistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan để gây sức ép buộc chính phủ các nước này cắt đứt mô hình thương mại mà họ tin là đang giúp Nga tránh trừng phạt.
"Điều rất đáng ngờ là đột nhiên xuất khẩu các sản phẩm này sang Trung Á và Kavkaz tăng lên sau khi các biện pháp trừng phạt được gia tăng", bà Beata Javorcik, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) nhận định.
EBRD tính toán rằng, mô hình thương mại theo đường vòng này chiếm khoảng 5% mức sụt giảm trong xuất khẩu của Mỹ và châu Âu sang Nga kể từ khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra, trong đó tỷ trọng này lớn hơn đối với các tuyến thương mại được định hướng lại để sang Nga qua Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng đối với một số sản phẩm, bao gồm cả máy tính, xuất khẩu từ EU và Anh sang Armenia, Kyrgyzstan và Kazakhstan cũng tăng cao hơn sự sụt giảm doanh số bán hàng trực tiếp sang Nga.
Vì vậy khi phát biểu với các phóng viên vào tháng trước, chuyên gia thực thi lệnh trừng phạt của EU, David O'Sullivan cho hay ưu tiên hàng đầu của ông là hợp tác với các quốc gia có khả năng lách lệnh trừng phạt của Nga, bao gồm cả các quốc gia Trung Á.