Xã Long Xá Huyện Hưng Nguyên Tỉnh Nghệ An
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Thanh Tường, Thanh Chương - Nghệ An
Thông tin tổng quan về Thanh Tường, Thanh Chương, Nghệ An
Diện tích xã Thanh Tường: 9,1 km², dân số vào năm 1999 là 3639 người, mật độ dân số ước tính khoảng 400 người/km².
Các quận huyện khác tại Nghệ An
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Bài đăng bởi Trạm Bảo vệ thực vật huyện Vĩnh Hưng- tỉnh Long An
VNHN - Sáng ngày 08/06, xã Thanh Sơn (Thanh Chương) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập xã (2009 - 2019).
Dự lễ có Đại diện lãnh đạo 2 huyện Thanh Chương và Tương Dương: Đồng chí Trình Văn Nhã - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Chương, đồng chí Nguyễn Văn Quế - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, đồng chí Phạm Đức Sơn - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cùng đại diện các phòng, ban của huyện Thanh Chương, Sở Tư Pháp, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 2, Đồn Biên phòng Ngọc Lâm và đại diện lãnh đạo các xã Hạnh Lâm, Ngọc Lâm, Thanh Nho, Thanh Đức, Thanh Mỹ…
Kỷ niệm 10 năm thành lập là dịp để cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà cùng nhau ôn lại lịch sử và truyền thống tốt đẹp của vùng đất mới và con người Thanh Sơn; đồng thời là sự tri ân sâu sắc thể hiện tình cảm và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; là dịp để đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng và trưởng thành của cán bộ nhân dân trong xã. Từ đó khơi dậy niềm tự hào lớn lao của Đảng bộ, nhân dân; cũng như khẳng định quyết tâm tiếp tục phấn đấu vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Một số tiết mục văn nghệ chào mừng
Nằm ở phía Tây Nam huyện Thanh Chương, hơn 10 năm trước đây, vùng đất Thanh Sơn chỉ là vùng đồi núi với rừng cây thấp hoang vu thuộc địa phận 2 xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ. Thực hiện chiến lược phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2005 -2015, công trình Thủy điện Bản Vẽ - công trình Thủy điện lớn nhất Bắc miền Trung được khởi công xây dựng trên dòng sông Nặm Nơn thuộc địa phận huyện Tương Dương. Để hoàn thành và bàn giao mặt bằng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ đúng tiến độ, bắt đầu từ năm 2006, lần lượt 11 thôn bản thuộc 2 xã Kim Đa và Hữu Dương di dời đến tái định cư, khai hoang vùng đất thuộc 2 xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, bắt đầu cho việc xây dựng cuộc sống tại xã mới, bản mới trên vùng đất tái định cư huyện Thanh Chương. Ngày 9/2/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 07/NĐ-CP giải thể các xã: Kim Đa, Kim Tiến, Hữu Dương, Luân Mai (nằm trong hồ thủy điện Bản Vẽ). Theo Nghị định số: 07/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ: 3.650 nhân khẩu của xã Kim Đa; 1.598 nhân khẩu của xã Hữu Dương được chuyển về tái định cư tại 2 xã Hạnh Lâm và xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương thành lập nên xã Thanh Sơn. Như vậy, từ năm 2009, xã Thanh Sơn chính thức có tên trên bản đồ hành chính huyện Thanh Chương với diện tích tự nhiên là 7.387,09 ha, gồm 16 thôn bản với 5.248 nhân khẩu và 7 hệ dân tộc cùng sinh sống.
Để sớm ổn định chính trị và lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, ngày 12/5/2009, Huyện ủy Thanh Chương có Quyết định số 613-QĐ/HU về việc thành lập Ban chấp hành Đảng bộ lâm thời gồm 8 đồng chí, do đồng chí Vi Đình Tân làm Bí thư Đảng ủy, , đồng chí Vi Thành Viên làm Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã; với 142 đồng chí Đảng viên.
Đồng chí Nguyễn Văn Quế - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương phát biểu chỉ đạo
Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương, sự giúp đỡ tạo điều kiện của các ban, ngành, đoàn thể trong huyện, cùng sự giúp đỡ, động viên có hiệu quả về tinh thần, vật chất của BQL Dự án thủy điện II, và các địa phương trong huyện, nhân dân và cán bộ 2 xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ,đặc biệt là xã Hạnh Lâm, ngay từ những ngày đầu tiên xã mới được thành lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Sơn đã đoàn kết, tập trung lãnh đạo khắc phục khó khăn, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên sự phát triển toàn diện và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2018 đã đạt 72 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 12.5 triệu đồng/người/năm; Dự ước cuối nhiệm kỳ tổng giá trị sản xuất đạt 90 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/người/năm. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và phát triển An sinh xã hội đảm bảo, Y tế, giáo dục liên tục phát triển phục vụ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Năm 2014, xã được công nhận là xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế. Năm 2015, đạt đơn vị văn hóa. Năm 2017, xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở.
Đồng chí Phạm Đức Sơn - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tuong Dương phát biểu chúc mừng những thành quả mà cán, bộ, đảng viên và nhân dân Thanh Sơn đạt được trong 10 năm qua
Chặng đường 10 năm xây dựng và trưởng thành, bà con nhân dân đã mang theo tên làng, tên bản về đây chung tay xây dựng quê hương mới, tạo nên bản sắc đậm đà của văn hóa vùng miền, văn hóa truyền thống của các dân tộc được nâng niu, bảo tồn, phát huy và phát triển. Đó là kết quả của của công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Thanh Chương, sự giúp đỡ chia sẻ của các xã bạn, đặc biệt là xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ; là thành quả lao động, phấn đấu không ngừng của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã.
Có hại cho sức khỏe với đa số người. Mỗi người đều có thể sẽ chịu tác động đến sức khỏe. Nhóm người nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Lăng mộ Ông Hoàng Mười nằm trong khuôn viên đền Ông Hoàng Mười ở Làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của xứ Nghệ, xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, vào thời hậu Lê.
Đền ông Hoàng Mười, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên
Trong những ngày này, hướng về Lễ hội Đền Ông Hoàng Mười, ngoài việc dâng hương chiêm bái, khám phá ngôi đền hơn 400 năm tuổi này, thì chúng ta cùng tìm hiểu thêm về lăng mộ của Ông Hoàng Mười.
Trong tâm thức dân gian, ông Hoàng Mười là “ Đức Thánh Minh” trong hàng các ông quan Hoàng của tín ngưỡng đạo Mẫu được nhiều người ngưỡng mộ và được thờ nhiều ở địa phương trong nước. Tuy nhiên những nơi thờ Tứ Phủ theo đạo Mẫu đều thờ ông Hoàng Mười nhưng chỉ phối thờ. Còn đền thờ chính của ngài là ở xã Hưng Thịnh. Theo truyền thuyết kể rằng: Ông Mười có văn võ song toàn, tài hoa đức độ, quê ở Làng Xuân Am, tổng Yên Đổ, phủ Hưng Nguyên. Ngài hi sinh trong trận Âm Công đánh vào thành Lục Niên. Âm Công là trận nghi binh voi giả, chiến thuyền giả. Ngài kéo quân đánh tập hậu làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía mà bỏ chạy. Trong trận đánh ngài đã bị thương nặng, chỉ kịp phi ngựa đến quê nhà thì mất. Triều đình thương tiếc nên lấy Âm Công( nay là làng Xuân Am) quê hương của ngài để tưởng nhớ công ơn:
Phong tư nhất mực tuyệt vời không hai,
Văn thao võ lược tư trời thông minh”
Cách đền chưa đầy 100m về phía Đông là khu lăng mộ Ông Hoàng Mười. Lăng mộ của ông đã có tuổi đời từ nhiều thế kỷ, đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần và được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Đáng chú ý trung tâm khu lăng mộ là một tòa tiểu đình có bốn mặt, xây theo kiểu kiến trúc tâm linh truyền thống của người Việt.
Mặt trước và hai mặt bên của tiểu đình có trổ cửa vòm. Lăng mộ của Ông nhìn về hướng nam, theo thế “ đầu tựa/gối sơn, chân đạp thủy” mà người xưa thường chọn khi tìm huyệt đất tốt để an táng phần mộ cho người đã khuất. Toàn bộ không gian địa lý - văn hóa linh thiêng này được xem như nằm giữa chính trung tâm của trục hoàng đạo một vùng đất “ Sơn hồi, thủy tụ” hội đủ các yếu tố mang đậm dấu ấn phong thủy theo quan niệm của người xưa như tả long, hữu bạch hổ, tiền án, hậu chẩm… mà tạo hóa đã tạo nên ở hạ lưu sông Lam.
Khu đền và Lăng mộ kết hợp thành một tổng thể hài hòa. Đây là nơi thờ chính của Ngài, là niềm tự hào của người dân Nghệ An bởi sự cổ kính, linh thiêng gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, có giá trị lịch sử văn hóa. Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt có từ lâu đời và luôn biến chuyển để thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Trong đó hầu đồng, một nghi lễ phổ biến của tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đền ông Hoàng Mười hướng tới cuộc sống, niềm tin thực tại với ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn của con người, tôn vinh truyền thống yêu nước, tinh thần hướng về cội nguồn, mang đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng thông qua các hình ảnh “ đồng cô, bóng cậu”, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong truyền thống”.
Đây là nơi thường xuyên diễn ra lễ hầu đồng
Nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu được công nhận là di sản phi vật thể thứ 11 của dân tộc Việt Nam. Nhìn chung, tín ngưỡng thờ Mẫu này tạo nên tổng thể hài hòa của nhiều hoạt động đặc sắc, bao gồm các lễ hội dân gian, cuộc hành hương, nghi thức tế lễ hay những buổi tiệc thánh. Đặc biệt, nghi lễ này thường mang đặc điểm cũng như các sắc thái khác nhau và được thể hiện trong việc thờ các vị thánh trong đền.
Toàn bộ Khu Di tích có phần khu Đền và khi lăng mộ
Với sự ngưỡng mộ của Nhân dân đối với Quan Hoàng Mười và sự đặc sắc về cảnh quan môi trường cũng như giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu đền Ông Hoàng Mười là điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương. Đến với Đền Ông Hoàng Mười du khách có thể ghé thăm khám phá Lăng mộ của Ông để hiểu rõ hơn về những giai thoại ca ngợi công đức của ông./.
(Trong bài viết có sử dụng tư liệu trong Cuốn Kỷ yếu Hội thảo giá trị lịch sử, văn hóa của Di tích đền ông Hoàng Mười)